Introduction / Lời Giới Thiệu

19 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 18956)

NHỮNG LỜI DẠY
TỪ CÁC THIỀN SƯ VIỆT NAM XƯA
Teachings From Ancient Vietnamese Zen Masters
Translated and Commented by Nguyen Giac
Phap Vuong Monastery
California, 2010

Introduction


Stretching two thousand years of dharma transmission, and after many generations of patriarchs and great Zen monks, the Vietnamese Buddhism now has a dharma treasure, in which hundreds of dharma texts have showed the Way and encouraged learners via poems, verses, chants and praises. Carrying profound meanings and practical instructions, those dharma texts have helped so many practitioners to experience the awakening and attain liberation

The Vietnamese monks wrote most of those precious dharma texts originally in ancient Chinese. These days, a majority of those texts are already translated into modern Vietnamese language; though still limited, those poems and verses are greatly helping the young Buddhists who don’t understand Chinese.

For those who live outside Vietnam, now and in the future, it would be very difficult to understand those dharma poems, even in the modern-Vietnamese language. The reason is that the young Vietnamese who are born and live outside Vietnam cannot understand Vietnamese well; they can have a simple conversation in Vietnamese, but most of them cannot read and write Vietnamese. Thus, it is very hard, in general, to preserve the Vietnamese culture, and, in particular, to pass on the Buddhist treasure to the young overseas Vietnamese – both now and in the future.

So, it is necessary and urgent to get the Vietnamese dharma texts translated into English; via the bilingual texts, the young overseas Vietnamese would learn both the precious Buddhist treasure and the Vietnamese language.

For that reason, Phap Vuong Monastery (located in Escondido, San Diego, California, USA) decides to publish the bilingual book “Teachings from Ancient Vietnamese Zen Master” -- in which many poems and verses written by the Vietnam’s ancient patriarchs are translated into the modern-Vietnamese language by several scholars, and then into English by layperson Nguyen Giac Phan Tan Hai.

From some years ago, layperson Nguyen Giac Phan Tan Hai started translating into English many poems and verses written by Vietnamese Zen masters; his translations were posted online in some Vietnamese Buddhist websites, primarily in Thu Vien Hoa Sen (www.thuvienhoasen.org) – for examples, “Tran Nhan Tong (1258-1308) The King Who Founded A Zen School” [Trần Nhân Tông Đức Vua Sáng Tổ Một Dòng Thiền], “The Wisdom Within Teachings and Poetry of the Vietnamese Zen Master Tue Trung Thuong Si (1230-1291),” and “The Zen Teachings of Master Duy Luc”... 

“Teachings from Ancient Vietnamese Zen Masters” is a bilingual compilation of many dharma poems, verses and talks made by the ancient monks in Vietnam – in which the earliest writer was the Most Venerable Khuong Tang Hoi (3rd century), also the founder of Vietnamese Buddhism; and the most recent one was the Most Venerable Thanh Dam of 19th century. Beside the translations, layperson Nguyen Giac made the bilingual comments accordingly.

This book is a bilingual selection of many dharma talks, poems and verses made by Zen masters from the 3rd century to the 19th century; thus, this book carries the core of the Buddhist teachings, especially and prominently the Zen teachings.

Phap Vuong Monastery would like to sincerely praise layperson Nguyen Giac Phan Tan Hai, and cordially introduce this book to all readers. We wish that the parents would encourage their children to read this book – for the benefit of learning in both Buddhist teachings and Vietnamese language.

 

At the Phap Vuong Monastery, San Diego, in the autumn of 2010.

Thich Nguyen Sieu Bhikkhu

 

Lời Giới Thiệu


Suốt hai ngàn năm lịch sử truyền thừa, trải bao thế hệ lịch đại tổ sư và chư vị cao tăng thạc đức, Phật Giáo Việt Nam có được kho tàng pháp bảo quý giá với hàng trăm bài pháp khai đạo, khuyến tu qua các thể loại thơ, văn, kệ, tán, vừa cao sâu vi diệu, vừa hữu ích thiết thực cho con đường tu tập và chứng đắc của những hành giả thực hiện giác ngộ và giải thoát.

Phần lớn những bài thi kệ quý giá đó đều được chư tôn thiền đức sáng tác bằng chữ Hán. May mắn là hơn nửa thế kỷ nay, đa phần các thơ văn ấy đều được dịch sang chữ Việt, mặc dù sự phổ biến vẫn còn giới hạn, đã góp phần giúp ích rất lớn cho người học Phật ở các thế hệ về sau không thông thạo Hán văn.

Tuy nhiên, tại hải ngoại, hiện nay và sau này, ngay cả những bản dịch chữ Việt của các bài pháp bằng thi kệ của chư tổ, cũng khó bề được phổ biến và tiếp nhận một cách trọn vẹn. Lý do là vì, các thế hệ con em Việt Nam sinh trưởng tại hải ngoại ngày càng ít biết tiếng Việt. Các thế hệ trẻ Việt Nam này, có thể nghe và nói được tiếng Việt, nhưng đọc và viết thì khó khăn. Sự kiện này cho thấy một viễn tượng không mấy khả quan trong việc duy trì văn hóa Việt nói chung và truyền bá Phật Pháp nói riêng cho các thế hệ con em người Việt ở hải ngoại trong hiện tại cũng như tương lai.

Chính vì vậy, thực hiện các phương thức hữu hiệu để truyền bá Chánh Pháp, mà trong đó việc chuyển dịch kho tàng pháp bảo của Phật Giáo Việt Nam sang tiếng Anh để giúp giới trẻ dễ đọc và hiểu là điều cần thiết và cấp bách. Thuận tiện hơn hết là ấn hành những bản dịch tiếng Anh kèm theo bản tiếng Việt để giới trẻ có cơ hội duy trì tiếng mẹ đẻ.

Trong tâm niệm như vậy, Tu Viện Pháp Vương, thành phố Escondido, Quận San Diego, California, Hoa Kỳ, phát tâm ấn hành bản dịch tiếng Anh nhiều bài thơ, bài kệ, và bài pháp của chư tổ Phật Giáo Việt Nam với tựa đề “Teachings from Ancient Vietnamese Zen Masters” [Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa] do cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải thực hiện, in chung với bản tiếng Việt do nhiều người dịch được cư sĩ Nguyên Giác sưu tập.

Trong suốt mấy năm qua, cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải vẫn âm thầm và kiên trì thực hiện việc dịch sang tiếng Anh nhiều tác phẩm thi văn của các thiền sư Việt Nam, trong đó một số đã được đăng trên các trang nhà Phật Giáo Việt Nam, đặc biệt là Thư Viện Hoa Sen ( www.thuvienhoasen.org ) như, “Tran Nhan Tong (1258-1308) The King Who Founded A Zen School” [Trần Nhân Tông Đức Vua Sáng Tổ Một Dòng Thiền], “The Wisdom Within Teachings and Poetry of the Vietnamese Zen Master Tue Trung Thuong Si (1230-1291),” và “The Zen Teachings of Master Duy Luc,” v.v…

“Teachings from Ancient Vietnamese Zen Masters” là bản dịch tiếng Anh nhiều bài thơ, bài kệ và bài pháp của chư tôn thiền đức Phật Giáo Việt Nam từ ngài Khương Tăng Hội ở thế kỷ thứ 3 sau Tây Lịch, được biết như là vị khai tổ của Phật Giáo Việt Nam, đặc biệt những tác phẩm của Ngài là những tác phẩm văn học Phật Giáo Việt Nam có mặt sớm nhất mà ngày nay chúng ta biết, tới ngài Thanh Đàm ở thế kỷ thứ 19. Ngoài phần dịch, cư sĩ Nguyên Giác còn viết phần bình bằng tiếng Anh và dịch luôn sang tiếng Việt.

Vì là bản dịch tập hợp những bài pháp, bài thơ và kệ của các thiền sư trải dài 16 thế kỷ, từ thế kỷ 3 đến thế kỷ 19, tác phẩm này chứa đựng tất cả những tinh yếu của Phật Pháp, đặc biệt và nổi bật nhất là về thiền.

Tu Viện Pháp Vương xin thành tâm tán thán công đức của cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả. Mong rằng các bậc cha mẹ phát tâm khuyến khích con em đọc tác phẩm này để vừa hiểu Phật Pháp, vừa học thêm tiếng Việt.

Mong lắm thay!

Tu Viện Pháp Vương, San Diego, mùa thu 2010

Thích Nguyên Siêu

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Chín 2014(Xem: 9401)
Tánh thấy là tánh giác biểu lộ nơi sự thấy. Tánh giác thì vốn sẵn, thanh tịnh xưa nay thế nên tánh thấy cũng vốn sẵn, thanh tịnh xưa nay. Thế thì tại sao lại có ra cái thấy phiền não, sanh tử khổ đau? Cái thấy của chúng ta đã bị nhiễm ô bởi tham, sân, si, kiêu căng, đố kỵ… để thành ra các tướng sai biệt đến độ tranh chấp nhau không thể hoà giải. Đó là cái thấy sai lầm.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 9070)
Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 7643)
Đốn ngộ tiệm tu là một vấn đề căn bản quan trọng trong Thiền tông, vì đó cũng là con đường Thiền tông. Thiền sư Phổ Chiếu (1158-1210) trong Tu Tâm Quyết nói:
01 Tháng Tám 2014(Xem: 6905)
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 10355)
Trong những lời dạy của Lục tổ trong kinh Pháp Bảo Đàn, ngài đã đề cập và trích từ nhiều kinh luận như Duy Ma Cật, Kim Cương, Đại Bát Niết Bàn, Thành Duy Thức Luận, Đại Bát Nhã…. Trong kinh này, ngài nói đến nhiều chủ đề của Đại thừa như Ba Thân Phật, Vô tướng, Vô trụ, Vô niệm, Thiền định, quy y, phát tâm, sám hối…
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 14099)
Thực tại Thiền không phải là cái gì mới lạ. Đó là Phật tánh trong kinh Đại Bát Niết Bàn, là Tri Kiến Phật hay Thật tướng của các pháp trong kinh Pháp Hoa, là Như Lai Tạng trong kinh Lăng Nghiêm, Thắng Man, là Pháp Giới Tánh trong kinh Hoa Nghiêm, là Tánh Giác trong kinh Viên Giác, là Tánh Không trong kinh Đại Bát Nhã, là Thánh Trí Tự Giác trong kinh Lăng Già…
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 15220)
Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền (Dōgen Kigen) Nhật Bản thế kỷ mười ba là một nhà cải cách tôn giáo, một Phật tử thành tựu, một tư tưởng gia sâu sắc và một người viết văn sáng chói. Tác phẩm chính yếu của ngài, Shōbō-genzō, viết bằng một thể văn phức tạp, cách tân, được yêu thích trong thời gian gần đây không chỉ vì những thành tựu triết lý của nó mà còn do sự tuyệt hảo văn chương của nó, thuộc về những bản văn Thiền được quý chuộng nhất.
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 11972)
Chúng sanh mê lầm quên tâm chạy theo vật, hướng ra ngoài gọi là theo duyên, do đó bị cảnh duyên chuyển quên mất gốc, nhận lầm các pháp là thật có, nên gọi là cái thấy điên đảo. Điên đảo là cái thấy lộn ngược, cái giả cho là thật, cái thật thì không nhận thấy.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 6028)
Trong sự đi hoang nào đó của tư tưởng, cảm xúc, ngôn ngữ, thì bản chất của ngôn ngữ, âm thanh đều là vô thường, giới hạn, và không thật, vì nó không có thực tính độc lập, phải nương với nhau mà thành, nhờ vào căn, trần, thức mở lối nên mới hiện hữu.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 11340)
Đây là nhắc nhở cho tất cả về ý nghĩa "Đưa Tâm Về Nhà". Bây giờ mình phải ngược dòng lưu chuyển để đưa tâm về nhà. Như đã nói, hiện tại mình đang ở đây nhưng tâm mình thì đang lang thang ở quê người, đó gọi là xa quê, xa nhà, là mất gốc.