Cửa Thứ Tư An Tâm Pháp Môn

10 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 12323)

CỬA THỨ TƯ 
AN TÂM PHÁP MÔN

Khi mê, người đuổi theo pháp. 
Lúc tỉnh, pháp đuổi theo người. 
Tỉnh, ấy tâm thức thâu nhiếp vật sắc. 
Mê, ấy vật sắc thâu nhiếp tâm thức. 

Chỉ một chút phân biệt cân nhắc của tâm là tự nơi mình mọi hiện tượng đều là mộng cả. Nếu nhận biết tâm mình vốn tịch diệt, không đâu là chỗ niệm, đó gọi là chánh giác. 

Hỏi: Sao gọi là hiện lượng của tâm mình? 

Đáp: Khi thấy các pháp lá "có": có, nhưng chẳng phải tự nó có, nhân suy lường nên cho là có. 
Khi thấy các pháp là "không": không, nhưng chẳng phải tự nó không, nhân suy lường nên cho là không. 
Nói rộng ra thì tất cả đều như vậy cả, toàn do tâm mình suy lường ra mà cho là có, cho là không. 
Còn người nào trót gây đủ thứ tội mà tự thấy vị pháp vương của chính mình, tức được giải thoát. 
Tự trên "sự" vươn lên tỏ suốt, đó là hàng khí lực mạnh, 
Tự trong "sự" thấy được pháp, người ấy đâu đâu cũng chẳng mất niệm. 
Theo chữ nghĩa mà thông rõ, đó là người khí lực kém. 
Sự tức là pháp, pháp tức là sự, ai rõ sâu lẽ ấy tự nhiên thuận theo mọi động tác của thân mình, thế tất người ấy chẳng ra pháp giới mà cũng chẳng vào pháp giới. 
Nếu đem pháp vào pháp giới, đó là người si. 
Hễ thấy có thi vi, rốt cũng không ra được tâm pháp giới. 
Tại sao vậy? Vì thể của tâm tức là pháp giới vậy. 

Hỏi: Người đời học hỏi đủ thứ, tại sao không được đạo? 

Đáp: Vì người ấy còn tự thấy mình nên không được đạo. "Mình" ấy tức "Ta" vậy. 

Bậc chí nhân gặp khổ chẳng lo, gặp vui chẳng mừng, vì không thấy có mình trong đó. Sở dĩ không biết khổ vui, vì quên mất mình trong hư vô. 
Chính mình, mình còn quên, thì còn cái gì nữa mà chẳng quên được? 

Hỏi: Các pháp đã là không thì dựa vào gì mà tu đạo? 

Đáp: Nếu có dựa vào gì, thì cần tu đạo. 
Nếu không có gì để dựa, tức chẳng cần tu đạo. 
"Cái gì" tức "cái ta". Nếu không có cái ta thì đối với sự vật chẳng sanh lòng phải quấy. 
Phải, chính là tự "ta" phải, mà vật thì chẳng phải. 
Quấy, chính tự "ta" quấy, mà vật thì chẳng quấy. 
Đối tâm mà không tâm mới thông đạt đạo Phật. 
Đối vật không dấy lên cái thấy, mới là đạt đạo. 
Đứng trước vật, người nào đạt thẳng biết suốt đến căn nguyên, tức người ấy mở thông mắt huệ. 
Người trí tùy vật chẳng tùy mình, nên không có giữ bỏ, thuận nghịch. 
Người ngu tùy mình chẳng tùy vật, nên có giữ bỏ, thuận nghịch. 
Chẳng thấy gì hết, gọi là thấy đạo. 
Chẳng làm gì hết, gọi là làm đạo. 
Cho nên bất cứ đâu đâu, cũng như không đâu, bất cứ làm gì cũng như không làm, đó tức là thấy Phật. 
Bằng thấy tướng ở đâu, tức thấy quỷ ở đó. 
Vì giữ tướng nên đọa địa ngục. 
Vì xét pháp nên được giải thoát. 
Nếu thấy tướng, nhớ tướng, rồi phân biệt tức chịu mọi cảnh khổ lửa phỏng nước sôi, thấy hiện trước mắt tướng sanh tử. 
Thấy tánh của pháp giới, tức là tánh của Niết bàn. 
Không tưởng nhớ phân biệt, tức là tánh pháp giới. 
Tâm chẳng phải sắc nên chẳng phải có. 
Dùng mấy vẫn không hết nên chẳng phải không.
Dùng mà vẫn thường không nên chẳng phải có. 
Không mà vẫn dùng hoài nên chẳng phải không. Tức nói kệ rằng: 

1.- Tâm tâm tâm,
Nan khả tầm.
Khoan thời biến pháp giới,
Trách giã bất dung châm.

Tâm tâm tâm, 
Khó nổi tầm. 
Tung ra bao trùm pháp giới, 
Thâu lại chẳng đầy mũi kim. 

2.- Diệc bất đổ ác nhi sanh hiềm,
Diệc bất quán thiện nhi cần thố.
Diệc bất xả trí nhi cận ngu,
Diệc bất phao mê nhi tựu ngộ.
Đạt đại đạo hề quá lượng,
Thông Phật tâm hề xuất độ.
Bất dữ phàm thánh đồng triền,
Siêu nhiên danh chi viết Tổ.

Cũng đừng thấy dữ mà sanh ghét, 
Cũng đừng ham lành mà đâm mộ. 
Cũng đừng bỏ trí mà gần ngu, 
Cũng đừng buông mê mà cầu ngộ. 
Được vậy thì: 
Chứng đạo lớn hề rộng vô lượng, 
Sáng Phật tâm hề lớn vô biên. 
Chẳng cùng phàm thánh quàng xiêng, 
Vượt hết mà lên gọi là Tổ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Chín 2015(Xem: 11834)
Phật pháp có thiên kinh vạn quyển để hiển bày Tâm hay tánh Không của vạn pháp, để hướng dẫn con người giác ngộ, giải thoát. Giải thoát tức là ngộ ra sự trói buộc là không có thực chất, không có thật, chứ không phải là xưa nay bị trói buộc rồi bây giờ mới tìm cách thoát ra. Ngã, Pháp đều không, thì ai bị trói buộc, có cái gì trói buộc ?
29 Tháng Sáu 2015(Xem: 6923)
Đây là hai vấn đề được thảo luận rất nhiều trong triết lý, cả Tây lẫn Đông. Chỉ nghiên cứu phần hiện tượng là Hiện tượng học (Phenomenology) của triết gia Husserl mở đầu cho các loại triết lý hiện sinh sau này (Existentialism).
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 9129)
Chữ Tenzo (nơi tựa bài giảng của Đạo Nguyên) là danh hiệu dùng để gọi người đầu bếp trong một ngôi chùa. Nói chung chữ "Tâm" (Shin) là một thuật ngữ chủ yếu và vô cùng quan trọng đối với Thiền Học nói riêng và Phật Giáo Đại Thừa nói chung, đặc biệt là ở các nước Á Châu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, thế nhưng lại là một thuật ngữ khá "mơ hồ" vì rất khó xác định.
20 Tháng Năm 2015(Xem: 5911)
Tiểu luận này của Đạo Nguyên nhằm phản đối quan niệm sai lầm rằng bản tánh của những sự vật như là tánh không thì chống đối lại hay loại trừ những hình tướng của những sự vật, hay hiện hữu tương đối.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 14661)
Đây là một quyển sách nhỏ "Tranh Chăn Trâu Ngẫu Hứng" do Sư Cô Thích Nữ Thuần Quán ghi lại từ những cảm xúc trong tu tập.
04 Tháng Năm 2015(Xem: 11202)
Bản dịch tiếng Việt “Thiền Vô Niệm” này đã được chúng tôi thực hiện vào năm 1987 từ bản văn tiếng Pháp “Le Non-Mental Selon la Pensée Zen” do Hubert Benoît dịch từ nguyên tác tiếng Anh, “The Zen Doctrine of No Mind” của cố Tiến sĩ D. T. Suzuki.
23 Tháng Tư 2015(Xem: 7590)
Nhân đọc bài viết " Bất lập văn tự " của cư sĩ Nhuận Bảo và xem lời comment của một số Đạo Hữu xa gần thấy có đôi chỗ cần làm sáng tỏ thêm nên mạo muội viết bài này tới quý ban điều hành trang Web mong cũng được đóng góp đôi lời vào một vài vần đề mà tôi có chút tìm hiểu . rất hy vọng bài viết của tôi sẽ được đăng ngõ hầu tôi cũng có thể được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm tri thức từ các Đạo hữu gần xa để giúp tôi mở mang thêm những hiểu biết còn hạn chế của mình trong quá trình tìm hiều phật giáo . trân trọng cảm ơn!
20 Tháng Tư 2015(Xem: 115441)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.