Cửa Thứ Tư An Tâm Pháp Môn

10 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 12338)

CỬA THỨ TƯ 
AN TÂM PHÁP MÔN

Khi mê, người đuổi theo pháp. 
Lúc tỉnh, pháp đuổi theo người. 
Tỉnh, ấy tâm thức thâu nhiếp vật sắc. 
Mê, ấy vật sắc thâu nhiếp tâm thức. 

Chỉ một chút phân biệt cân nhắc của tâm là tự nơi mình mọi hiện tượng đều là mộng cả. Nếu nhận biết tâm mình vốn tịch diệt, không đâu là chỗ niệm, đó gọi là chánh giác. 

Hỏi: Sao gọi là hiện lượng của tâm mình? 

Đáp: Khi thấy các pháp lá "có": có, nhưng chẳng phải tự nó có, nhân suy lường nên cho là có. 
Khi thấy các pháp là "không": không, nhưng chẳng phải tự nó không, nhân suy lường nên cho là không. 
Nói rộng ra thì tất cả đều như vậy cả, toàn do tâm mình suy lường ra mà cho là có, cho là không. 
Còn người nào trót gây đủ thứ tội mà tự thấy vị pháp vương của chính mình, tức được giải thoát. 
Tự trên "sự" vươn lên tỏ suốt, đó là hàng khí lực mạnh, 
Tự trong "sự" thấy được pháp, người ấy đâu đâu cũng chẳng mất niệm. 
Theo chữ nghĩa mà thông rõ, đó là người khí lực kém. 
Sự tức là pháp, pháp tức là sự, ai rõ sâu lẽ ấy tự nhiên thuận theo mọi động tác của thân mình, thế tất người ấy chẳng ra pháp giới mà cũng chẳng vào pháp giới. 
Nếu đem pháp vào pháp giới, đó là người si. 
Hễ thấy có thi vi, rốt cũng không ra được tâm pháp giới. 
Tại sao vậy? Vì thể của tâm tức là pháp giới vậy. 

Hỏi: Người đời học hỏi đủ thứ, tại sao không được đạo? 

Đáp: Vì người ấy còn tự thấy mình nên không được đạo. "Mình" ấy tức "Ta" vậy. 

Bậc chí nhân gặp khổ chẳng lo, gặp vui chẳng mừng, vì không thấy có mình trong đó. Sở dĩ không biết khổ vui, vì quên mất mình trong hư vô. 
Chính mình, mình còn quên, thì còn cái gì nữa mà chẳng quên được? 

Hỏi: Các pháp đã là không thì dựa vào gì mà tu đạo? 

Đáp: Nếu có dựa vào gì, thì cần tu đạo. 
Nếu không có gì để dựa, tức chẳng cần tu đạo. 
"Cái gì" tức "cái ta". Nếu không có cái ta thì đối với sự vật chẳng sanh lòng phải quấy. 
Phải, chính là tự "ta" phải, mà vật thì chẳng phải. 
Quấy, chính tự "ta" quấy, mà vật thì chẳng quấy. 
Đối tâm mà không tâm mới thông đạt đạo Phật. 
Đối vật không dấy lên cái thấy, mới là đạt đạo. 
Đứng trước vật, người nào đạt thẳng biết suốt đến căn nguyên, tức người ấy mở thông mắt huệ. 
Người trí tùy vật chẳng tùy mình, nên không có giữ bỏ, thuận nghịch. 
Người ngu tùy mình chẳng tùy vật, nên có giữ bỏ, thuận nghịch. 
Chẳng thấy gì hết, gọi là thấy đạo. 
Chẳng làm gì hết, gọi là làm đạo. 
Cho nên bất cứ đâu đâu, cũng như không đâu, bất cứ làm gì cũng như không làm, đó tức là thấy Phật. 
Bằng thấy tướng ở đâu, tức thấy quỷ ở đó. 
Vì giữ tướng nên đọa địa ngục. 
Vì xét pháp nên được giải thoát. 
Nếu thấy tướng, nhớ tướng, rồi phân biệt tức chịu mọi cảnh khổ lửa phỏng nước sôi, thấy hiện trước mắt tướng sanh tử. 
Thấy tánh của pháp giới, tức là tánh của Niết bàn. 
Không tưởng nhớ phân biệt, tức là tánh pháp giới. 
Tâm chẳng phải sắc nên chẳng phải có. 
Dùng mấy vẫn không hết nên chẳng phải không.
Dùng mà vẫn thường không nên chẳng phải có. 
Không mà vẫn dùng hoài nên chẳng phải không. Tức nói kệ rằng: 

1.- Tâm tâm tâm,
Nan khả tầm.
Khoan thời biến pháp giới,
Trách giã bất dung châm.

Tâm tâm tâm, 
Khó nổi tầm. 
Tung ra bao trùm pháp giới, 
Thâu lại chẳng đầy mũi kim. 

2.- Diệc bất đổ ác nhi sanh hiềm,
Diệc bất quán thiện nhi cần thố.
Diệc bất xả trí nhi cận ngu,
Diệc bất phao mê nhi tựu ngộ.
Đạt đại đạo hề quá lượng,
Thông Phật tâm hề xuất độ.
Bất dữ phàm thánh đồng triền,
Siêu nhiên danh chi viết Tổ.

Cũng đừng thấy dữ mà sanh ghét, 
Cũng đừng ham lành mà đâm mộ. 
Cũng đừng bỏ trí mà gần ngu, 
Cũng đừng buông mê mà cầu ngộ. 
Được vậy thì: 
Chứng đạo lớn hề rộng vô lượng, 
Sáng Phật tâm hề lớn vô biên. 
Chẳng cùng phàm thánh quàng xiêng, 
Vượt hết mà lên gọi là Tổ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Chín 2014(Xem: 9436)
Tánh thấy là tánh giác biểu lộ nơi sự thấy. Tánh giác thì vốn sẵn, thanh tịnh xưa nay thế nên tánh thấy cũng vốn sẵn, thanh tịnh xưa nay. Thế thì tại sao lại có ra cái thấy phiền não, sanh tử khổ đau? Cái thấy của chúng ta đã bị nhiễm ô bởi tham, sân, si, kiêu căng, đố kỵ… để thành ra các tướng sai biệt đến độ tranh chấp nhau không thể hoà giải. Đó là cái thấy sai lầm.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 9098)
Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 7683)
Đốn ngộ tiệm tu là một vấn đề căn bản quan trọng trong Thiền tông, vì đó cũng là con đường Thiền tông. Thiền sư Phổ Chiếu (1158-1210) trong Tu Tâm Quyết nói:
01 Tháng Tám 2014(Xem: 6949)
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 10429)
Trong những lời dạy của Lục tổ trong kinh Pháp Bảo Đàn, ngài đã đề cập và trích từ nhiều kinh luận như Duy Ma Cật, Kim Cương, Đại Bát Niết Bàn, Thành Duy Thức Luận, Đại Bát Nhã…. Trong kinh này, ngài nói đến nhiều chủ đề của Đại thừa như Ba Thân Phật, Vô tướng, Vô trụ, Vô niệm, Thiền định, quy y, phát tâm, sám hối…
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 14160)
Thực tại Thiền không phải là cái gì mới lạ. Đó là Phật tánh trong kinh Đại Bát Niết Bàn, là Tri Kiến Phật hay Thật tướng của các pháp trong kinh Pháp Hoa, là Như Lai Tạng trong kinh Lăng Nghiêm, Thắng Man, là Pháp Giới Tánh trong kinh Hoa Nghiêm, là Tánh Giác trong kinh Viên Giác, là Tánh Không trong kinh Đại Bát Nhã, là Thánh Trí Tự Giác trong kinh Lăng Già…
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 15307)
Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền (Dōgen Kigen) Nhật Bản thế kỷ mười ba là một nhà cải cách tôn giáo, một Phật tử thành tựu, một tư tưởng gia sâu sắc và một người viết văn sáng chói. Tác phẩm chính yếu của ngài, Shōbō-genzō, viết bằng một thể văn phức tạp, cách tân, được yêu thích trong thời gian gần đây không chỉ vì những thành tựu triết lý của nó mà còn do sự tuyệt hảo văn chương của nó, thuộc về những bản văn Thiền được quý chuộng nhất.
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 12106)
Chúng sanh mê lầm quên tâm chạy theo vật, hướng ra ngoài gọi là theo duyên, do đó bị cảnh duyên chuyển quên mất gốc, nhận lầm các pháp là thật có, nên gọi là cái thấy điên đảo. Điên đảo là cái thấy lộn ngược, cái giả cho là thật, cái thật thì không nhận thấy.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 6086)
Trong sự đi hoang nào đó của tư tưởng, cảm xúc, ngôn ngữ, thì bản chất của ngôn ngữ, âm thanh đều là vô thường, giới hạn, và không thật, vì nó không có thực tính độc lập, phải nương với nhau mà thành, nhờ vào căn, trần, thức mở lối nên mới hiện hữu.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 11406)
Đây là nhắc nhở cho tất cả về ý nghĩa "Đưa Tâm Về Nhà". Bây giờ mình phải ngược dòng lưu chuyển để đưa tâm về nhà. Như đã nói, hiện tại mình đang ở đây nhưng tâm mình thì đang lang thang ở quê người, đó gọi là xa quê, xa nhà, là mất gốc.