● 24/06/97 - 28/07/97

30 Tháng Mười 201000:00(Xem: 24200)

DUY LỰC NGỮ LỤC
QUYỂN HẠ
(Từ năm 1992-1999) 
Hòa Thượng Thích Duy Lực
Nhà xuất bản Tôn Giáo – Hà Nội 2001

24.

14/07/1997 - 20/07/1997 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc


Hỏi: Thần thông trí huệ của mọi người đồng như Phật, vậy đến khi nào mới hiện ra như Phật được?

Đáp: Chừng nào tất cả sở hữu đều không còn nữa sẽ hiện ra đồng như Phật.

Hỏi: Thế nào là cội nguồn chân thật của Tự tánh?

Đáp: Chỗ trống rỗng vô sở hữu đó tức là tâm của ông, là nguồn gốc chân thật, gọi là Tự tánh, cũng gọi Phật tánh, trí Bát nhã, Vô duyên tri, Chánh biến tri, cũng gọi Bồ đề, Niết bàn, giải thoát, vô trụ. Vì trống rỗng không có chỗ để trụ, nên gọi vô trụ; vì chẳng trói buộc nên gọi giải thoát.

Hỏi: Thế nào là lễ tự tứ?

Đáp: Tự là tự mình, tứ là kiểm thảo. Giải hạ tự tứ là mỗi người tự kiểm thảo trong ba tháng hạ có phạm giới không? Có khi tự mình không biết, phải hỏi tất cả chúng có thấy mình phạm giới không? Hoặc có ai nghe, hoặc nghi ngờ mình phạm giới không? Xin ra cử tội, gọi là kiến, văn, nghi. Nếu người biết mà che giấu không ra cử tội, sau này phát giác, tội che giấu đó đồng như người phạm: Ví như người đó phạm tội Ba-la-di là chín triệu năm, người che giấu cũng bằng tội Ba-la-di chín triệu năm. Cho nên, sống chung trong chúng không dễ phạm tội, vì giám sát lẫn nhau.

Hỏi: Chúng con đến Thiền đường tham thiền, ai cũng muốn kiến tánh thành Phật, tại sao không cho có tâm chờ ngộ?

Đáp: Có đi sẽ đến. không đi không đến, đi nhanh đến nhanh, đi chậm đến chậm, cũng như muốn đi Thành phố Hồ Chí Minh, bất kể đi xe, đi tàu, đi bộ … hễ đi thì sẽ đến, không cần chờ đợi cũng đến. Nếu chỉ suốt ngày nói tôi muốn đi Thành phố ...” nói mãi mà chẳng đi thì làm sao đến! Lại nữa, tham thiền là tâm pháp, nếu có tâm chờ đợi là kiến lập, là chướng ngại, là có sở trụ, dẫu cho có ngộ cũng không cho trụ. không cho ôm cái ngộ, nên nói “Ngộ rồi đồng như chưa ngộ”. Nếu còn ôm sự ngộ tức chưa ngộ, vì mê ngộ là đối đãi, người triệt ngộ là hết mê, hết mê thì hết ngộ.

Hỏi: Sư phụ ngày nay hoàng dương Thiền tông, các vị Tổ ngày xưa có nói ra những lời chuyển ngữ hay những hoạt cú cho hành giả đi đến, vậy đời nay đời xưa có khác nhau không?

Đáp: Không khác, nhưng Chuyển ngữ là lời nói vô sở trụ, phải người kiến tánh mới nói ra được, vì đời nay không có người kiến tánh, nên chẳng nói được chuyển ngữ. Do đó có câu “Dù được Xá lợi bao nhiêu, không bằng đáp được một chuyển ngữ của ta”. Vì hễ nói ra được chuyển ngữ tức đã tự do tự tại, tự chủ vĩnh viễn.

Còn “hoạt cú” là người kiến tánh rồi mới sử dụng được, người chưa kiến tánh nói đến đâu trụ đến đó, là tử cú chứ chẳng phải hoạt cú. Ví như nhiều người giảng kinh thuyết pháp, cho tất cả đều là huyễn hóa, lọt vào biên kiến mà tự mình chẳng biết. Kinh Lăng Nghiêm nói: Phi huyễn còn chẳng thể kiến lập, huống là pháp huyễn ? Nay chấp chơn cũng lọt vào biên kiến, chấp giả, chấp vọng ... cũng vậy; chấp cái chơn là thật chơn bệnh còn dễ trị, chấp cái vọng là thật vọng mới khó trị.

Hỏi: Những người theo tôn giáo khác đến học Tổ Sư Thiền có phải bỏ đạo bội sư không?

Đáp: Không phải. Trên thực tế, Phật giáo chẳng phải là một tôn giáo, mà là giáo dục, nói chúng sanh, chẳng những nhân loại, tất cả hàm linh đều bao gồm. Nhân loại chỉ là một phần của chúng sanh, trong nhân loại có đủ thứ tôn giáo, kể cả tà ma ác đạo, thế gian công, thương, kỹ, nghệ v.v... chẳng thiếu sót cái nào.

Phật giáo nói chúng sanh bình đẳng, chứ chẳng phải chỉ là tôn giáo bình đẳng hay con người bình đẳng, là tất cả chúng sanh đều cùng một Phật tánh, tất cả Phật pháp chỉ là hiển bày cái tâm của chính mình mà thôi.

Tôi thường dẫn dụ lời của ngài Long Thọ nói “Tâm như hư không vô sở hữu”, vì vô sở hữu nên trống rỗng, trống rỗng nên bao gồm, dung nạp và ứng dụng. Tất cả tôn giáo đều nhờ cái trống rỗng này dung nạp và ứng dụng, cho đến tất cả chúng sanh, sâu bọ, hàm linh, thảo mộc ... chẳng cái nào ở ngoài cái vô sở hữu này, đều là đối tượng giáo đục của Phật, kể cả những người phỉ báng Phật cũng vậy.

Hỏi: Chánh pháp nhãn và Tổ sư thiền là hai hay một?

Đáp: Phương pháp tham Tổ sư thiền là đường lối để đi đến chánh pháp nhãn.

Hỏi: Hai danh từ “ tác ý” và “tạo tác” có giống nhau không?

Đáp: Tác ý là ý thức nổi niệm nhưng chưa thực hiện, còn tạo tác là đã thực hiện. Ví như tôi nổi ý muốn lấy cắp cái tách này nhưng chưa hành động, còn tạo tác là đã dời cái tách này ra khỏi chỗ cũ rồi.

Hỏi: Vậy thì tác ý có nhân quả không?

Đáp: Thọ giới Bồ tát rồi hễ tác ý là phạm giới, còn giới Thanh văn thì tạo tác rồi mới phạm, nhưng theo nhân quả thì khởi tâm tác ý đã là phạm.

Hỏi: Sư phụ dạy hành giả tham thiền phải dứt ba cái tìm hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết. Trong khi thực hành công phu, chúng con đề lên câu thoại đầu để phát khởi nghi tình, ngay lúc đó, dù có tác ý hay không, chúng con vẫn lọt vào cái ghi nhớ biết nghi tình rồi?

Đáp: Không phải vậy, tìm hiểu là biết, có nổi lên cái biết mới có thể tìm hiểu, nếu giữ được nghi tình tức không hiểu không biết, vì không biết thì không nổi lên cái tìm hiểu, tự động chấm dứt cái tìm hiểu biết. Hễ khởi lên suy nghĩ tức là biết (biết mình đang suy nghĩ) thì chẳng phải nghi tình rồi! Lại nổi lên cái biết, nói mình có trí nhớ, ấy cũng chẳng phải tham thiền. Tham thiền là mình có trí nhớ hay không đều không biết; nhớ cũng không biết quên cũng không biết, mới gọi là nghi tình.

Theo ông thì tự cho là nhớ hay quên đều có ghi nhớ, ấy là sai lầm. Lại người giữ được nghi tình tự nhiên quên tất cả, nếu chưa quên tức công phu còn cạn.

Hỏi: Có phải Bắc Câu Lô Châu trước kia ở trên quả đất này và đã bị chìm đắm theo thời gian?

Đáp: Trong Phật pháp nói đến bốn đại bộ châu: Quả đất mình đang ở gọi là Nam Thiệm Bộ Châu, còn ba bộ châu kia ở ba hành tinh khác, chứ chẳng phải ở cùng quả đất này. Ví như bốn đại bộ châu là bốn quả địa cầu, ở Bắc Câu Lô Châu thì không có Phật pháp, mọi người đều sống trên một ngàn tuổi, do có phước báo nên hễ khởi niệm muốn ăn là có thức ăn trước mặt, ăn xong tự nó biến mất. Ở đó không có chế độ vợ chồng, sanh con rồi tự nó trưởng thành, chẳng cần ai nuôi, tất cả đều theo tự nhiên. Cho nên, Phật pháp chỉ thể hiện trên ba bộ châu, còn Bắc Câu Lô Châu thì Phật pháp chẳng thể đến được.

 

Sư phụ khai thị cho chúng ở Chùa Tam Bảo:

Nay đạo tràng này có phải hoàn toàn là Thiền tông chưa? Thiền tông là chuyên tu Tổ sư thiền, Tổ sư thiền thì không có đi đám để kiếm tiền nữa, tất cả chúng sống trong phạm vi của chùa đều phải chuyên tu Tổ sư thiền, phải giữ quy củ của Thiền đường, nếu phạm một lần cảnh cáo, hai lần, ba lần cảnh cáo còn không sửa thì đuổi.

Chùa cung cấp đầy đủ: ăn uống, thuốc men, Tu sĩ hay cư sĩ, quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, để kiến lập một đạo tràng chuyên tu như ở Trung Quốc vậy.

Nay Chùa dã có Ban Hộ Tự, có tài chánh, thư ký, tất cả đều theo tổ chức, nhưng do Ban Chức Sự chùa lãnh đạo để duy trì cho đạo tràng. Ban Chức Sự có thể một tháng, ba tháng hoặc sáu tháng họp một lần để trao đổi công việc, thu chi của chùa phải công bố hàng tháng, những việc nhỏ phải thông qua Ban Chức Sự chùa, việc lớn phải thông qua 2/3 hoặc hơn 1/2 chúng mới được thực hiện, theo thời Phật là phải thông qua 100%.

Theo tòng lâm Trung Quốc, khi đi làm công tác trồng trọt, canh tác là phổ thỉnh đại chúng, ai ai cũng phái tham gia, ngoại trừ những vị chức sự đã có công tác hàng ngày, tất cả thanh chúng đều phải đi làm, tức là: Giờ toạ hương, đi hương thì tập trung công phu, giờ làm việc là mọi người cùng ra làm.

Hỏi: Mặc dù nghe Sư phụ khai thị bản tâm như hư không vô sở hữu, chỗ đó thì con tin, nhưng bằng lòng thì con chưa bằng lòng?

Đáp: Tâm như hư không vô sở hữu, vô sở hữu thì chẳng có người bằng lòng hay không bằng lòng, cũng chẳng có việc gì bằng lòng hay không bằng lòng, nói tin là tin cái gì?

- Tin chỗ Sư phụ nói là hư không vô sở hữu.

- Ấy là ngài Long Thọ nói, và tôi chỉ đem nước miếng của ngài nhổ lại cho nghe thôi, chứ chẳng phải là lời của tôi.

Mặc dù nước miếng nhưng vẫn có hương vị, con vẫn tin như vậy, mà bằng lòng thì chưa bằng lòng.

- Vì có kiến lập sở hữu, nên nghịch với bản thể vô sở hữu.

Hỏi: Vậy xin Sư phụ từ bi khai thị cho con một câu như thế nào, để cho con ổn cái không bằng lòng?

Đáp: Cứ hỏi và nhìn đi song song.

Hỏi: Những gì giải quyết có thực tế như về nghề nghiệp chẳng hạn thì dễ chỉ, còn về việc thực hành tu tâm, sắc tâm vô hình tướng nên rất khó, rất tế nhị. Vậy con xin ngài vận dụng hết ngôn ngữ để diễn tả cách thực hành cho con nắm bắt được, chứ nói nhìn mà không mục tiêu thì con chẳng biết nhìn về đâu?

Đáp: Thì cứ nhìn mãi không thấy gì, không có mục tiêu mới đúng, hễ có mục tiêu là sai lầm, pháp của Phật Thích Ca truyền là vậy.

Ví như ban đầu tôi dùng phương tiện dạy người nhìn vào chỗ đen tối, mọi người lại chấp vào chỗ đen tối đó trở thành mục tiêu; có tối tức có sáng để tương đối. Tự tánh bất nhị chẳng tương đối, luôn cả cái biết cũng không thể kiến lập. (Sư phụ đã giảng về bốn bài kệ nói về chữ TRI của ngài Vĩnh Gia, lược qua).

Hỏi: Vậy là cứ nhìn vào chỗ không biết đó, không có chỗ nhìn vẫn cứ đề lên và cứ nhìn?

Đáp: Cứ nhìn, không có chỗ nhìn, nhìn không thấy gì mới đúng, nếu thấy có chỗ nhìn và nhìn thấy cái gì đó thì không đúng rồi.

Hỏi: Nhưng con nhìn một thời gian rồi tự nhiên câu hỏi cũng mất, mà con cũng không biết mình của tham thiền nữa không !

Đáp: Phải tiếp tục hỏi và nhìn nữa, như vậy sẽ mau đến chỗ chơn tham, vì chơn tham là vô tham, tức không biết mình đang tham thiền, chứ chẳng phải không có tham.

Hỏi: Nhưng ngay chỗ nhìn không biết đó, con lại quên câu thoại đầu và có vọng tưởng nổi lên, cuối cùng con phải giựt mình ...

Đáp: Nếu vậy phải đề lại, cũng như ngài Lai Quả có một lần bị ngưng hết hai ngày rồi mới đề lại, đó cũng là việc thường. Phải hỏi và nhìn đi song song, khi nào đến được thoại đầu, câu thoại mới tự mất.

Hỏi: Có phải câu thoại đầu cũng là một ý niệm, mà ý niệm này đưa đến chỗ ý thức chẳng thể tìm đến, nên một thời gian sau khi tham thì câu thoại tự vỡ, ý niệm đó tiêu?

Đáp: Không phải, câu thoại chỉ là kích thích niệm không biết, nếu không có câu thoại để hỏi thì niệm không biết đó chẳng thể nổi lên được, nên phải hỏi và nhìn miên mật.

Hỏi: Trong Thiền Thất Khai Thị Lục, ngài Lai Quả nói không cho buông ý niệm?

Đáp: Thì cái không hiểu không biết đó cũng là ý niệm. Chư Phật chư Tổ rất sợ người ta chấp theo lời nói, như trong Kinh Lăng Nghiêm có bảy chỗ tìm tâm, A Nan cho là tâm ở trong, Đức Phật nói chẳng phải, cho là ở ngoài cũng chẳng phải, cho là ở giữa cũng chẳng phải ... bảy chỗ đều nói chẳng phải, nhưng cái chẳng phải của Phật đâu có đúng! Bây giờ cứ y theo lời “chẳng phải” của Phật thì sai lầm. Tại sao? Vì nếu cái tâm không có ở trong thì làm sao cùng khắp? Không có ở ngoài thì làm sao cùng khắp? Cho nên, Đức Phật rất sợ người chấp vào lời Phật, cuối cùng ngài nói “Bốn mươi chín năm chưa từng nói một chữ”, “Ai nói ta có thuyết pháp là phỉ báng Phật ...”

Lời của Phật còn chấp không được, huống là lời của ngài Lai Quả? Ấy chỉ là phương tiện tạm thời thôi. Nay bất cứ ở trong hoàn cảnh nào, nhớ hay quên, cứ hỏi và nhìn đi song song, giữ được nghi tình sẽ đưa hành giả đến kiến tánh thành Phật. Chớ dùng ý thức phân biệt nghi tình, phân biệt thoại đầu, phân biệt có phải lọt vào vô ký không, hay vọng tưởng v.v ... Cứ phân biệt hoài làm sao công phu miên mật được?

Những gì thầy đang hỏi đều là thói quen phân biệt từ lâu đời rất khó sửa, như bản thân tôi, vẫn biết đó là tập khí nhưng mấy mươi năm nay cũng chưa sửa được.

Hỏi: Nếu tham thiền đến không biết thì dễ phạm qui củ, hễ bị đuổi thì sao?

Đáp: Lúc không biết thì làm sao biết phạm qui củ? Đuổi ra Thiền đường thì cứ ra, vẫn còn giữ cái không biết, chỉ cần có nghi tình, sẽ đưa mình đến chỗ kiến tánh.

Như công án Bà lão đốt am, sau này trở về xin thì bà cũng cho, đâu có sao ! Như Tổ thứ chín của phái Lâm Tế, lúc đầu người học rất đông, đuổi mãi còn lại sáu người, mà sáu người này đuổi hoài không đi. Ở vùng đó rất lạnh, nhất là vào mùa đông, Tổ lấy nước lạnh tạt vào họ cũng không đi, rồi Tổ không cho ở trong nhà, đuổi ra ngoài thì quí vị này ở lại hàng ba, sáng ra, Tổ nói: “Đã ở lại đây ngủ mấy đêm, phải trả tiền cho chùa”. Những người đó đâu có tiền, phải đi xin tiền để trả, rồi lại xin Tổ cho ở lại nữa, sau cùng sáu người đều kiến tánh triệt để và làm Tông sư.

Nay chúng ta, hành giả tham thiền đều là con cháu của sáu vị này. Bị đuổi có sao đâu! Sáu vị này không biết bị đuổi bao nhiêu lần, mà bị đuổi một cách rất thậm tệ nhưng vẫn kiên trì ở lại. Nên biết cổ nhân đời đưa cầu pháp rất kiên tâm, như ngài Nhị Tổ đứng suốt đêm dưới bão tuyết và chặt cả cánh tay. Cho nên, chớ sợ bị đuổi, vô sở sợ mà!

Hỏi: Con rất thích tu thiền nhưng không thích học pháp lý, vậy có được không?

Đáp: Tổ sư thiền không có pháp lý, quét sạch tất cả pháp lý, chẳng còn pháp lý nào cả mới đúng với bản tâm trống rỗng vô sở hữu.

Hỏi: Con nghe một vị thầy nói phải học qua Phật học phổ thông mới tu được?

Đáp: Ấy là Giáo môn, còn đây là Thiền môn, là ở ngoài Giáo môn. Học Giáo môn phải cần văn tự. Thiền môn thì bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền.

Hỏi: Con tham thoại đầu, có ý niệm thành Phật, nên con hỏi “Khi chưa có trời đất ta là cái gì?” (ngưng một lúc), “Khi chưa có trời đất ta là cái gì?” (ngưng một lúc), “Khi chưa có trời đất ta là cái gì?”

Đáp: Trước hết, Sư nổi niệm “muốn thành phật” đã không đúng rồi, thoại đầu là chưa có ý niệm nào cả mới gọi thoại đầu, phải ngoài câu thoại đầu không hiểu không biết ra, chẳng có ý niệm nào khác, câu thoại đầu tự động chấm dứt các ý niệm khác không nổi lên. Lại nữa, cách hỏi câu thoại, nếu có khoảng cách thì có kẽ hở, không miên mật; công phu miên mật không cần tập trung tinh thần, không cần công phu, chỉ cần có một chút nghi tình không hiểu không biết, như một sợi chỉ kéo dài không đứt, vừa hỏi xong hỏi nữa, câu hỏi liên tiếp khít nhau, không kẽ hở, không gián đoạn, hỏi và nhìn đều phải miên mật.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10224)
Phật cùng chúng sinh một tâm không khác. Tỷ như hư không, không tạp loạn, không hư hoại. Như vầng nhật lớn chiếu khắp thiên hạ; khi mặt trời lên chiếu sáng khắp nơi, hư không chưa từng sáng. Lúc mặt trời lặn u tối khắp nơi, hư không chưa từng tối. Cảnh sáng tối tự tranh nhau, còn tính của hư không thì rỗng rang không thay đổi. Tâm của Phật và tâm của chúng sinh cũng như vậy.
25 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11046)
"BÂY GIỜ ĐẠI THIỀN SƯ đã nhập diệt, chúng ta chỉ còn lại những câu chuyện. Và, may mắn thay, cuốn sách này là hiện thân như ngài còn sống, cho những ai chưa từng có cơ hội gặp được ngài. Qua các trang sách này, nếu bạn lưu tâm suy gẫm và để cho chúng thấm sâu vào tâm hồn bạn, bạn sẽ thực sự thấy ngài trong lời khai thị mà mình không thể bắt chước được và có lẽ quan trọng hơn nhiều, đó là niềm mong mỏi của ngài, bạn sẽ gặp lại chính mình."
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14330)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5922)
Người học Phật, trước tiên cần thấy tính. Thấy tính, không phải là nói về cái có thể nhìn thấy. Gọi là thấy, là thấy cái ở những nơi không thể nhìn thấy. Cho nên, nhìn thấy "cái thấy không thể thấy" thì chân tính sẽ hiện ra. Bản tính của cái thấy là vô sinh, nên "cái thấy sinh nẩy" là không có. Cũng không có sự thực hữu của tính, mà cái thấy chân thực thì không thay đổi, cho nên mới nói: thấy tính một cách chân thực.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 13281)
Phương pháp của Thiền là cắt đứt con đường nói năng và dập tắt khung trời khái niệm trong đó ý thức cứ tiếp tục tư duy và đi tìm kiếm những ý niệm để cố gắng tìm hiểu thực tại (ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt). Ngôn ngữ đạo đoạn là cắt đứt con đường ngôn ngữ. Tâm hành xứ diệt nghĩa là dập tắt vùng trời của sự suy tư bằng khái niệm, đừng để tâm ý đi tìm những ý niệm: có-không, sanh-diệt,…
30 Tháng Chín 2014(Xem: 15364)
Đạo Phật nước Việt Nam chúng ta ngày nay có hai pháp môn tu chính là Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Hai pháp môn Thiền và Tịnh cùng xuất phát trong hệ kinh tạng Đại Thừa, nói có hai pháp môn nhưng cùng cứu cánh cùng đi đến thành quả là hết khổ đau sanh già bệnh chết cho chính mình và cho mọi người.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 9031)
Từ khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma qua trung quốc truyền tâm ấn đạo lý giác ngộ theo truyền thuyết thì sơ Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền cho vị đệ tử kế thừa là ngài Thần Quang Huệ Khả bộ kinh Lăng-già tâm ấn. Nhưng phải chờ đến hơn ba trăm năm sau và qua sáu vị Tổ thì đạo giác ngộ mới nở hoa kết trái. Tuy nhiên hạt giống của Tổ Bồ-đề-đạt-ma gieo trên đất Trung Hoa là kinh Lăng-già nhưng nở hoa kết trái lại là kinh Kim cang. Tại sao lại có sừ sai biệt như vậy, dù rằng cả hai bộ kinh đều do Như Lai Thế Tôn thuyết giảng.
27 Tháng Chín 2014(Xem: 13253)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, tuyệt vời. Tôi có nhiều cơ duyên với ngài... ngay cả từ thời rất là thơ trẻ, khi còn ở trong nước và khi chỉ mới đọc các bài báo sơ sài về ngài. Đất nước Tây Tạng và vị lãnh đạo này là một thế giới kỳ bí, không chỉ vì xa xôi cách biệt nhưng cũng vì niềm tin của dân tộc này rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma là hóa thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát.
22 Tháng Chín 2014(Xem: 11772)
Quyển Lâm Tế Ngữ Lục song ngữ này được soạn thảo cho lớp Phật pháp tiếng Anh và cho giới trẻ người Việt học Phật. Đây là một phần việc trong chương trình giới thiệu những bản dịch hiện nay về văn bản Thiền cổ điển.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 8764)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà.