Chương Cuối: Lời Cuối Sách

27 Tháng Mười 201000:00(Xem: 20729)

THIỀN TÀO ĐỘNG NHẬT BẢN
Nguyên tác: Azuma Ryushin (Đông Long Chơn)
Việt dịch: Thích Như Điển
Chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc và quý Phật Tử tại Mỹ Châu – Úc Châu ấn tống 2008

Chương cuối: Lời Cuối Sách

 

IX. Lời Cuối Sách

Nếu có ai đó hỏi rằng đã là Thiền, có Thiền Lâm Tế sao còn có thêm Thiền Tào Động nữa. Điểm giống và khác nhau như thế nào giữa hai loại Thiền nầy?

Xin thưa rằng đã là Thiền tất cả đều giống nhau, bất kể là Thiền Minh Sát, Thiền Nguyên Thỉ, Thiền Đại Thừa, Thiền Công Án, Thiền Thoại Đầu, Thiền Mặc Chiếu v.v... Vì sao vậy? Vì mục đích của Thiền giúp tất cả những ai, đang sống trên thế giới nầy nếu hành trì Thiền, sẽ chấm dứt loạn tưởng, phát triển năng lực nội tại của tự thân, thực chứng trí tuệ và giải thoát sanh tử, khổ đau, phiền não.

Sở dĩ có nhiều loại Thiền khác nhau, bởi vì như một thân cây cổ thụ mấy ngàn năm lịch sử, có vô số cành lá khác đang đâm chồi nẩy lộc, dù cành có khác nhau, nhưng gốc ấy vẫn là một, Phật Giáo cũng thế, tuy cùng một gốc giải thoát sanh tử, nhưng vẫn hiện hữu; nào Thiền Lâm Tế nổi tiếng qua tiếng hét của Thiền Sư Lâm Tế làm cho người học đạo tỏ ngộ, có những công án làm cho Thiền Sinh suy nghiệm để đập nát vô minh tỏ ngộ chân lý tự tâm qua thiền định tư duy; nào Thiền Tào Động siêu việt được gọi là Thiền Mặc Chiếu, những gì đang xảy ra với tự thân, khi ngồi Thiền, cứ để mặc cho nó xảy ra, hãy quán chiếu thực tướng của vạn pháp, sẽ tỏ ngộ khi thật sự nhận chân thân nầy là Phật (Tức Thân Thị Phật), như Thiền Sư Oánh Sơn, Nhật Bản chứng ngộ từ câu thoại đầu nầy, được Thầy, Thiền Sư Nghĩa Giới ấn chứng cho, và nhiều nữa nào là Tịnh Độ Tông, Mật Tông, Chơn Ngôn Tông, Thiên Thai Tông v.v...

Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen) trước khi bước vào thế giới Thiền Tào Động với Thiền Sư Như Tịnh, người Trung Hoa, tại Chùa Thiên Đồng Sơn Cảnh Phước Tự, tỉnh Chiết Giang, Ngài đã từng tầm nghiên học hỏi Thiền Lâm Tế Nhật Bản, thuộc Tông Thiên Thai, nhưng khi đến đất Tổ Trung Hoa vào thế kỷ thứ 13 Ngài mới tự chứng “Thân Tâm Thoát Lạc” nghĩa là cả thân lẫn tâm đều tự tại an vui. Về lại Nhật Bản, Ngài xiển dương Thiền Tào Động, Ngài luôn cảm niệm sâu xa Thầy mình, Thiền Sư Như Tịnh, vị Thầy đặc biệt.

Thiền Lâm Tế có mặt tại Trung Hoa vào thế kỷ thứ 9 do Thiền Sư Lâm Tế Nghĩa Huyền khai sáng. Đến thế kỷ thứ 13, có rất nhiều biến đổi trong Thiền gia, cho nên hình thành nhiều điểm khác nhau giữa hai phái cùng một Tông nầy. Riêng tại Việt Nam, đa phần các Thiền Sư ở phía Bắc thuộc Tông Tào Động, chư Tăng miền Trung và miền Nam thuộc Tông Lâm Tế, mà tiêu biểu là

- Thiền Sư Thủy Nguyệt sanh năm 1636, sang Hồ Châu, Trung Hoa năm 20 tuổi, tham học Thiền với Thiền Sư Nhất Cú Tri Giác tại núi Phụng Hoàng. Ba năm sau, Ngài về nước xiển dương Tông Tào Động được vua Lê sắc phong “Đại Thánh Đông Sơn Tuệ Nhãn Từ Giác Quốc Sư“,

- Thiền Sư Thạch Liêm, hiệu Đại Sán Hán Ông, người Trung Hoa thuộc Tông Tào Động được chúa Nguyễn Phúc Chu cung thỉnh sang nước ta năm 1695 để khai đàn truyền giới trong Giới Đàn Chùa Thiền Lâm.

- Thiền Sư Nguyên Thiều, người Trung Hoa đến đất Qui Nhơn thuộc Thiền Lâm Tế
- Thiền Sư Minh Hải Pháp Bảo đến Quảng Nam truyền Thiền Lâm Tế Chúc Thánh

Cuối cùng, cả hai Tông Thiền ở Việt Nam đều nghiêng qua Tịnh Độ vào đầu thế kỷ 20, trong khi đó tại Nhật Bản cho đến ngày nay vẫn thuần nhất một Tông 2 phái như tự thưở ban đầu.

Ở Nhật, Tịnh Độ Tông cũng có nhiều phái, trong đó 2 phái chính là Tịnh Độ Tông và Tịnh Độ Chơn Tông. Song Thiên Thai Tông cũng tin Ba Kinh Tịnh Độ và cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà; nhưng cả hai Tông nầy đều có quan niệm khác nhau về Hóa Độ và Báo Độ (Tịnh Độ). Trong khi Tịnh Độ Chơn Tông tin tưởng rằng “Tức Thân Thành Phật“ như quan niệm của Ngài Thân Loan, Nhật Bản ở thế kỷ thứ 13, khi được vãng sanh thì ở vào ngôi Chánh Định Tụ hay còn gọi là Nhứt Sanh Bổ Xứ, chờ đợi ở đó một đời nữa là thành Phật, để đi giáo hóa các nơi, theo nguyện ước của mình. Trong khi đó, Tông Thiên Thai tin rằng Đức Phật A Di Đà vì muốn cứu độ chúng sanh ở thế giới Ta Bà, phát ra 48 Lời Nguyện, để làm phương tiện độ sanh, quốc độ mà chúng sanh được vãng sanh là Hóa Độ, chứ không phải là Báo Độ (Tịnh Độ). Cõi Tịnh Độ thật sự chỉ có chư Bồ Tát và Chư Phật mà thôi.

Tại Trung Hoa có 13 Tông tất cả đó là: Tì Đàm Tông, Thành Thực Tông, Luật Tông, Tam Luận Tông, Niết Bàn Tông, Địa Luận Tông, Tịnh Độ Tông, Thiền Thông, Nhiếp Luận Tông, Thiên Thai Tông, Hoa Nghiêm Tông, Pháp Tướng Tông và Chơn Ngôn Tông.

Nhật Bản có 12 Tông đó là: Tam Luận Tông, Pháp Tướng Tông, Hoa Nghiêm Tông, Câu Xá Tông, Thành Thật Tông, Luật Tông, Thiên Thai Tông, Chân Ngôn Tông, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Tịnh Độ Chơn Tông và Nhật Liên Tông, song cũng có nơi gọi 20 Tông, bởi vì trong Tịnh Độ Tông chia ra 2 Tông khác và Pháp Hoa Tông chia thành 3 Tông, do vậy mà số lượng Tông tăng thêm, song chủ trương chung của mỗi Tông vẫn là một, .

Ở Việt Nam, hiện tại ở thế kỷ thứ 21, chỉ có 2 Tông chính đó là: Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Còn Thiên Thai Tông, Mật Tông cũng như những Tông khác không được truyền thừa một cách liên tục, bị thất truyền, hoặc nhập vào hai Tông chính, không thấy lưu hành riêng biệt nữa.

Niềm tin vào một Tôn Giáo hay một Tông Phái có tính cách thể nghiệm của mỗi tự thân, không cần chứng minh. Khoa học, toán học cần phải có những luận chứng và những phương trình, mà người ta căn cứ vào đó để giải và tìm ra đáp số, song Tôn Giáo ngược lại. Thể nghiệm của bản thân được nhìn nhận là vô cùng quan trọng, bởi vì cuộc đời và sự nghiệp của một Tăng Sĩ không phải chỉ thành tựu ở bằng cấp, học lực, năng khiếu v.v... phạm trù ngoại vi của Ngũ Minh, mà quan trọng là phải trải dài cuộc sống tu hành của mình qua sự hành trì, dụng công miên mật, thực chứng giáo lý của Đức Phật đã dạy. Nếu một Thiền Sư, không Tọa Thiền, một hành giả Tịnh Độ không niệm Phật; một Du Già không trì chú v.v... kết quả chỉ là những đồ trang sức bên ngoài, chắc chắn không thể là Kim Cang bất hoại của tự thân được.

Lục Tổ Huệ Năng khi còn là cư sĩ, nghe Kinh Kim Cang đến câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” mà ngộ đạo nên mới xin Ngũ Tổ xuất gia. Ngài chỉ chứng ngộ được pháp tánh ấy vốn từ quá khứ đến nay trong sạch, thanh tịnh, chứ không phải bây giờ mới có. Sỡ dĩ mê vọng, điên đảo vì còn chấp trước, bởi vì phàm cái gì có hình tướng đều là hiện tượng giả hợp mà thành, ngay cả vũ trụ nầy, thế giới nầy cũng vậy. Ngài Triệu Châu hỏi Thiền Sư Nam Tuyền: “Cái gì là cốt tủy của đạo?” được trả lời rằng: “Bình Thường Tâm Thị Đạo”. Ngài Nhật Liên, Ngài Pháp Nhiên, Ngài Thân Loan, Ngài Đạo Nguyên, Ngài Oánh Sơn v.v... tất cả cũng đều ngộ rõ lý chân như qua thể nghiệm của tự thân mà làm sáng cho nền đạo mà thôi.

Vậy thì cái gì đúng và cái gì sai? Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau. Người đi tìm chân lý tùy theo căn cơ của mình mà tự tìm lối trên bản đồ để đến nơi cần đến, không thể quyết đoán rằng con đường của tôi đi tốt hơn của anh, hoặc chỉ có pháp môn tôi tu mới là đúng, còn anh tu như thế là sai rồi v.v... bởi vì một khi quan niệm như thế, chân lý không hiện hữu rồi. Mọi người cứ tự hiểu mình cho là đại diện chân lý nhưng thật ra chân lý không cần ai đại diện cả, bởi vì tự thể của nó đã là chân lý rồi. Chân lý vượt lên và vượt ra khỏi đối đãi kia mà.

Năm nay 2007, chúng tôi đã có 5 lần đến Úc để nhập thất, tịnh tu tại Tu Viện Đa Bảo trong thời gian từ 2 đến 3 tháng mỗi năm. Trong thời gian ngắn ngủi của kiếp nhân sinh ấy, riêng tôi cảm thấy giá trị rất khó sánh với một kiếp phù du mộng ảo nầy. Ở đây, từ sáng tinh sương sau giờ Tọa Thiền và trì tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm, chúng tôi được nghe nhiều âm thanh diệu vợi, âm thanh từ gió đưa cành lá vi vu, âm thanh từ tiếng chim hót líu lo đón ánh bình minh, âm thanh từ tiếng côn trùng bé nhỏ đang hòa chung cùng nhịp với chuông mõ ban mai. Chúng tôi được thấy ngoài xa những chú thỏ đang gặm sương mai trên đầu ngọn cỏ, những chú két đủ màu bay liệng khắp sân, những chàng chim khách, chú quạ ca hát nói chuyện suốt ngày.

Có những buổi sáng đẹp làm sao, có những hoàng hôn tuyệt vời, có những ngày trôi qua êm ả, khi tôi dịch sách, khi tôi bách bộ trong sân chùa, khi tôi lắng lòng nghe không biết bao nhiêu âm thanh như bản hòa âm không hai trên cuộc đời nầy.

Có những đêm về, tôi nghe rõ hơn tiếng dế nỉ non, tiếng muôn loài hòa khúc nhạc lòng, lúc cao, lúc thấp, lúc buồn, lúc vui, lúc khổ đau, lúc giải thoát nhiệm mầu, trong khi chúng tôi trì chú Đại Bi, Niệm Phật và hành trì Kinh Kim Cang. Có những buổi trưa ngồi nhìn ra sân, ra rừng tôi thấy con ve sầu lột vỏ, con kiến tha mồi, con nhện giăng tơ bẫy mồi, con Kangaroo nhút nhát, con thỏ dễ thương thật muôn hình muôn trạng phô diễn như một bức tranh mà không một nghệ nhân nào có thể diễn đạt được hết.

Có những buổi chiều tôi tưới từng chậu hoa lan, hoa bạch liên, những cây hoa dại dọc đường như ban cho những giọt nước từ bi xoa tan độ nóng đang tỏa nhiệt trong thân của chúng, tôi thấy lòng tôi cũng được chan hòa cùng cảnh sắc thiên nhiên. Với tôi, những âm thanh ấy, những màu sắc ấy là những hộ pháp nhiệm mầu từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây, từng sát na đã, đương và sẽ hộ trì Tu Viện Đa Bảo ngày càng khởi sắc thêm hương, cho cuộc sống tu hành của những ai đến đây ngày thêm hướng nội.

Năm nay, tôi dịch tác phẩm của Ngài Đông Long Chơn – Amazu Ryuushin, về Thiền Tào Động Nhật Bản, giới thiệu cho Phật Tử Việt Nam biết thêm và biết rõ hơn về một Tông Phái đang lớn mạnh tại Nhật. Với tôi, đây cũng là một quyển sách rất cần thiết cho những ai muốn nghiên cứu về Phật Giáo Nhật Bản, một quyển sách có thể giúp cho những Tăng Ni Việt Nam hoài bão sang đất nước Hoa Anh Đào du học, trước khi lên đường nên đọc để biết, mà việc nầy chính tôi ngày trước rời nước sang Nhật năm 1972, không có một tài liệu nào hướng dẫn về Phật Giáo Nhật Bản tận tường như quyển sách nầy.

Năm 2003 tôi dịch được tác phẩm Đại Đường Tây Vức Ký từ chữ Hán sang tiếng Việt cùng Thầy Đồng Văn, năm ấy cũng viết thêm một quyển sách khác nhan đề là “Làm Thế Nào Để Trở Thành Người Tốt”. Đến năm 2004, tôi dịch quyển: “Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận” từ chữ Hán sang tiếng Việt, viết thêm quyển: “Dưới Cội Bồ Đề”. Đến năm 2005 tôi dịch sách tiếng Nhật bắt đầu tác phẩm “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” và viết tiểu thuyết “Giai Nhân và Hòa Thượng”. Năm 2006, tôi dịch “Tịnh Độ Tông Nhật Bản” từ tiếng Nhật sang tiếng Việt và năm nay, 2007, tôi dịch tác phẩm nầy cũng là quyển sách thứ 50 của mình, nhan đề “Thiền Tào Động Nhật Bản” cũng như viết xong tiểu thuyết “Giả Tưởng về Phật Giáo và Khoa Học”. Trong 5 mùa tịnh tu, chúng tôi dịch và viết được 9 tác phẩm như thế, quả là một sự cố gắng không nhỏ của mình với cái tuổi gần 60, mỗi ngày ngồi ròng rã 5 tiếng đồng hồ như thế, không phải là chuyện dễ dàng chút nào. Tôi hy vọng nhân duyên còn dài với Đa Bảo để dịch tiếp các tác phẩm tiếng Nhật như Pháp Hoa Tông và Mật Tông sang tiếng Việt, giới thiệu những Tông Phái chính của Nhật Bản cho người Việt mình làm quen và sau 2 năm nữa, tôi sẽ chọn ngôn ngữ khác để dịch ra Việt ngữ, nhằm cống hiến cho các Phật Tử những món ăn tinh thần bổ dưỡng hơn.

Phải thành thật mà nói nếu không có Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Phương Trượng Chùa Pháp Bảo Sydney Úc, bào huynh của tôi, giảo chánh lại phần nội dung cũng như kiểm tra các chữ thì, mà, là, v.v... câu văn sẽ không được trong sáng. Nếu không có Thượng Tọa Thích Đồng Văn nhuận văn, những tác phẩm tôi dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, quý vị phải tư duy thêm chút nữa khi đọc. Điều đặc biệt khác cũng không kém phần quan trọng là đánh máy và layout sách, nếu không có Sư chú Hạnh Bổn thực hiện, bản dịch viết tay của tôi vẫn còn nằm nguyên vẹn ở đó. Một lời cảm ơn chân thành cho những việc trên và cũng không quên cảm ơn Đại Đức Thích Nguyên Tạng, Phó Trụ Trì Chùa Quảng Đức tại Melbourne Úc, cố gắng chính mình và đốc thúc những người cận sự của mình trình bày cho những bìa sách thật trang nhã và rất ý nghĩa, khiến ai mới nhìn vào bìa sách cũng muốn mở xem, mặc dầu chưa biết nội dung của sách trong đó có gì.

Điều không dám quên ơn quý Thầy quý Cô tại chùa Pháp Bảo là lúc nào cũng ưu ái giúp đỡ cho chúng tôi từ vật chất cho đến tinh thần, để Thầy trò chúng tôi an ổn tịnh tu, dịch Kinh viết sách. Trong đó có Thầy Phổ Huân Trụ Trì Chùa Pháp Bảo mỗi tuần đều mang đến cho chúng tôi món ăn tinh thần (báo chí) cũng như thăm viếng hỏi han, Cô Giác Anh, Cô Giác Duyên, Cô Giác Trí, Cô Giác Niệm, Giác Thuần v.v...

Những điều đóng góp tích cực khác để in ấn tác phẩm nầy là do quý Phật Tử Chùa Pháp Bảo như Đạo Hữu Tâm Huệ, Đạo Hữu Diệu Yên chủ xướng cùng với các Đạo Hữu khác tại chùa cũng như quý Phật Tử tại Âu Châu và Mỹ Châu mà tác phẩm nầy mỗi lần in ra từ 5.000 đến 10.000 cuốn để tặng không đến những người hữu duyên học Phật, thật là một công việc vô cùng ý nghĩa và thật “Bất Khả Tư Nghì”.

Anh Thiện Minh và những người thân quen, Bác Chúc Liêm tiệm chay Thiên Trúc, Bác Diệu Mai và còn nhiều vị khác nữa đã chan hòa trang trải trợ lực cho sức khỏe Thầy trò chúng tôi, mà quý vị đã chăm sóc từng miếng ăn, cái mặc, chai dầu v.v... tất cả đều là những ân nghĩa nghìn trùng. Xin nguyện “hành trì báo ân” như trong phần “Tu Chứng Nghĩa” và dành phần cuối của sách nầy để nói lên tấm lòng của người đã nhận ơn từ quý vị.

Xin niệm ân tất cả và nguyện cầu tất cả quý vị sớm chứng được quả “Vô Thượng Bồ Đề”.

Viết xong Lời Cuối Sách nầy
vào lúc 10 giờ 30 phút sáng ngày 1 tháng 12 năm 2007
tại Tu Viện Đa Bảo Úc Đại Lợi.

IX.2 Thư xin phép tác giả Azuma Ryuushin
IX.2.1 Bản dịch lá thư xin phép tác giả Azuma Ryuushin
Úc Đại Lợi Sydney ngày 1 tháng 12 năm 2007
Kính gởi: Ngài Đại Hòa Thượng Đông Long Chơn (Azuma Ryuushin).
Trích yếu: Kính xin phép được dịch tác phẩm Thiền Tào Động của Ngài ra Việt ngữ
Tôi nghĩ Ngài sẽ ngạc nhiên khi nhận được thư nầy, chúng tôi xin Ngài hoan hỷ cho sự thất lễ.
Thực tế tôi là một Tăng Sĩ Việt Nam, năm 1972 từ Việt Nam đến Nhật du học. Suốt thời gian dài ấy, tôi lưu trú tại Chùa Bổn Lập thuộc Nhật Liên Tông, thành phố Hachioji. Sau 5 năm, tôi tốt nghiệp Cử Nhân tại Phân Khoa Giáo Dục, Đại Học Teikyo. Sau đó, tôi cũng thi đỗ vào Cao Học ở Phân Khoa Phật Học thuộc Đại Học Risso; đến năm 1977 tôi rời Nhật sang Tây Đức - Âu Châu, thành lập và xây dựng Chùa Viên Giác, hoằng pháp và giáo hóa Tín Đồ Phật Giáo Việt Nam và những người Đức nghiên cứu về Phật Học.
Ngày nay, người Việt Nam ở ngoại quốc không phải là ít, trong đó có nhiều người thích quan tâm đến Phật Giáo Nhật Bản, song rất tiếc khả năng tiếng Nhật không có, cho nên trong giới hạn có thể của tôi, tôi xin phát nguyện làm công việc chuyển ngữ sang tiếng Việt. Đây là lý do để tôi viết thư nầy xin phép Ngài Đại Hòa Thượng hoan hỷ cho tôi được phiên dịch. Nơi đây tôi đang chờ đợi sự hứa khả của Ngài.
Trước đây 2 năm, tôi cũng đã gửi thư cho nhà xuất bản Đại Pháp Luân về phần biên tập, sau đó tôi nhận được thư trả lời vô cùng hoan hỷ của Bà Naoki Kamada, do vậy lần nầy tôi cũng xin phép Hòa Thượng được như vậy.
Đây là công đức để cúng dường Phật Tổ, cho nên chúng tôi xuất bản ấn tống tặng mọi người.
Tôi ở Úc cho đến cuối tháng 12 năm 2007 nầy, sau đó về lại Đức. Kính xin Ngài liên lạc theo địa chỉ sau:
Thành Kính cúi đầu
Thích Như Điển Phương Trượng chùa Viên Giác
Karlsruher Str. 6
30519 Hannover
Germany
Tel. +49 511 879630
Fax. +49 511 8790963
Email: viengiactu@viengiac.de viengiactu@viengiac.de

IX.2.2 Thư xin phép tác giả Azuma Ryuushin
IX.2.3 Thư trả lời của tác giả Azuma Ryuushin
Sau đây là bản dịch thư trả lời của Tác Giả sang Việt ngữ.
IX.2.4 Bản dịch thư trả lời của Tác Giả sang Việt ngữ
Kính gởi: Lão Sư Thích Như Điển
Người gởi: Ngọc Án của chùa Đại Thừa do tác giả Đông Long Chơn chắp bút
Xin thưa:
Lá thư của Ngài, tôi đã nhận được vào ngày mồng 1 tháng 12 năm 2007. Tôi rất tán thành việc dịch quyển “Tào Động Tông” sang Việt ngữ. Đồng thời tôi đã liên lạc với nhà xuất bản “Đại Pháp Luân Các” và cũng đã được họ đồng ý.
Xin hiệp lực và cầu nguyện cho việc nầy được thành tựu. Cũng mong sẽ đón tiếp Ngài tại chùa Đại Thừa ở Kanezawa.
Ngày 11 tháng 12 năm 2007
Kính bái

IX.3 Phương Danh Ấn Tống Tào Động Tông Nhật Bản
Phương Danh quý Đạo Hữu và Phật Tử cúng dường ấn tống Tào Động Tông Nhật Bản.
IX.3.1 Quý Đạo Hữu và Phật Tử ở Australien
ĐH. Diệu Mai 200 AUD . Ẩn danh 100 AUD. Quảng Thành 150 AUD. Tô An 100 AUD. Chúc Ý 100 AUD. Ẩn danh 100 AUD. Viên Hương 100 AUD. Lâm Huệ Lan 50 AUD. Nguyên Nhật Thường 200 AUD. Ẩn danh 300 AUD. Tâm Huệ 100 AUD. Bé Như Hảo 20 AUD. Như Huệ 100 AUD. Tâm Thuần 50 AUD. Diệu Thuần 200 AUD. Diệu Hạnh 50 AUD. Ngọc Thảo 50 AUD. Diệu Thức 200 AUD. Nguyên Tu 220 AUD. Diệu Mai 250 AUD. Chúc Mân 50 AUD. Quảng Hoa 20 AUD. Đồng Thích 50 AUD. Chúc Quỳnh 100 AUD. Quảng Hương 20 AUD. Đh. Mai 50 AUD. Hiền Minh, Kevin Trần , Dy Lan Việt Trần 50 AUD. Đức Tài 50 AUD. Chúc Ý 150 AUD. Chúc Y 80 AUD. Chúc Thành 50 AUD. Chúc Liêm 200 AUD. Chúc Bạch 50 AUD. Giác Ngộ 20 AUD. Hương Ngọc 100 AUD. Diệu Yên 300 AUD. Thuận Ngọc 25 AUD. Giác Phương 100 AUD. Chúc Công 100 AUD. Chúc Quan 200 AUD. Hồng Hoàng 20 AUD. Phương & Ngọc 50 AUD. Bửu Trí 40 AUD. Trung Thanh 100 AUD. Ngọc Thảo 100 AUD. Tâm Châu & Tịnh Phước 50 AUD. Chúc Nhu 20 AUD. Chúc Vượng 20 AUD. Chúc Hương 50 AUD. Lệ Tâm 50 AUD. Quang Minh & Diệu Tâm 50 AUD. Quảng Hoa 50 AUD. Diệu Ngà 50 AUD. Diệu Chi 50 AUD. Diệu Âm 20 AUD. Chúc Từ & Chúc Lương 50 AUD. Tâm Huệ Hạnh 200 AUD. Tâm Thành 20 AUD. Huệ Ngọc I 50 AUD. Diệu Liên Trần Thị Nam 50 AUD. Minh Hiền 100 AUD. Thanh Mai & Thanh Hải 100 AUD. Vũ An Chinh 100 AUD. Ngọc Tâm 50 AUD. Cô Giác Niệm 50 AUD. Anh Chị Nhường 50 AUD. (Cộng 5.945 AUD).
IX.3.2 Quý Đạo Hữu và Phật Tử ở U.S.A.
NPĐ Ngọc Sáng (Garden Grove/CA - USA) 140US. PT. Chùa Phật Tổ (USA) 245US. Chùa Bát Nhã (“) 175US. Diệu Nghĩa & Minh Lễ (“) 100US. Đồng Từ Nguyên Như và gia đình (“) 500US. Gđ. Đức Nhuận (“) 100US. Gđ. Võ Hùng (“) 100US. Gđ. Thành Ngọc (“) 100US. Gđ. Tâm Thuần (“) 100US. Gđ. Diệu Lý (“) 100US HH HL Chơn Không. Phật Tử chúng Phổ Hiền /San Jose (“) 500US (HT Thích Thái Siêu chuyển). Nguyễn Lệ Đức (“) 100US. Dương Thị Em (“) 100US HH song thân Dương Văn Nuôi & Nguyễn Thị Phương. Lê Thạch Vĩnh (“) 50US. Lý Bình Hòa (“) 100US. Ngô Cúc (20US. Hồ Thị Đệ (“) 40US. Nguyễn Thị Hương (“) 40US. Nguyễn Thị Kham (“) 50US. Lý Nguyệt Hương (“) 50US. Hoàng Thị Nga (“) 50US. Nguyễn Kiệt (“) 50US. Hà Ích (“) 50US. Phạm Tân (“) 20US. Yên Voglt (“) 20US. Nguyễn Quyên Thọ (“) 50US. Trần Văn Tâm (“) 50US. Jadjourdey Strom (“) 100US. Mỹ Hayes (“) 20US. Phạm Lan (“) 20US. Nguyễn Thị Truyện (“) 20US. Nguyễn Diệu (“) 50US. Ngọc Lộc Minh Châu Blain (“) 200US. Lê Tấn Báu (“) 40US. Nguyễn Thị Thái Bình (“) 5US. Trần Hiếu (“) 20US. Phạm Thịnh (“) 20US. Hà Ích (“) 20US. Đoàn Văn Hậu (“) 40US. Nguyễn Thị Điệp (“) 40US. Nguyễn Bính Bường (“) 100US. Nguyễn Thị Can (“) 20US. Nguyễn Thị Xuân (“) 100US. Diệu Ngọc (“) 20US. Nguyễn Quyền Quới (“) 50US. Bà Nguyễn Quyền Báu (“) 50US. Nguyễn Văn Chính (“) 20US. Nguyễn Loan (“) 30US. Nguyên Phụng (“) 10US. Nguyên Thanh (“) 20US. Nghiêm Ngọc (“) 20US. Quảng Cư (“) 10US. 20US. Thiện Thủy (“) 20US. Diệu Thanh (“) 50US. Diệu Nghĩa (“) 50US. Nguyên Bảo (“) 10US. Diệu Phương (“) 20US. Tâm Phách (“) 20US. Quảng Kim & Diệu Nghiêm (“) 50US Mã Quốc Sơn (“) 10US. Ngọc Nhiệm (“) 20US. Nguyên Lương (“) 100US. Quang Nguyên Tuệ Thông (“) 25US. Cư Nguyên Nguyên Trực (“) 25US. Hoằng Ngọc (“) 50US. Ẩn danh (“) 145US. Phật Tử chùa Trúc Lâm/Chicago (USA) 400US. ĐH. Trí Viên & Diệu Thủy/Minnesota(USA) 200US. Cô Diệu Hiếu (“) 30US. Ẩn danh 10US. Quảng Nghiệp Diệu Thanh (“) 40US. Trịnh Thị Tuyết Nhung (“) 200US. Phù Thị Mang (“) 20US. Tâm Thành Tâm Như (“) 50US. Ẩn danh (“) 20US. Lalito (“) 50US. Vũ Thanh Hoàn (“) 100US. Diệu Nhân (Vân) (“) 100US. Diệu Châu (“) 40US. Phùng Thị La (“) 10US. Ẩn danh (“) 20US. Ẩn danh (“) 20US. Chính Giác Lê Dung Hùng (“) 20US. Bùi Duy Giỏi (“) 20US. Minh Hảo (“) 30US. Nguyễn Ngọc Châu (“) 50US. Phương Bạch (“) 20US. Đồng Trúc (“) 40US. Trâm Nguyễn (“) 20US. Minh Tâm (“) 18US. Thanh Hương Tâm Viên (“) 100US. Hạnh Quang (“) 20US. Diệu Kim Quý Đàm (“) 100US. Nguyên Đức Hiền Đàm (“) 100US. Quảng Phước (“) 20US. Nguyên Tràm (“) 30US. Nghiêm Ngọc (“) 20US. Đồng Trúc (“) 20US. Minh Thiện (“) 55US. Diệu Thư (“) 50US. Nguyễn Huy (“) 100US. Nancy Nguyễn (“) 200US. Diệu Quang (“) 20US. Chính Huyền (“) 50US. Châu Mỹ (“) 10US. Nguyên Quang (“) 20US. Nguyên Thiên (“) 20US. Tường Văn (“) 10US. Diệu Lý (“) 20US. Diệu Nhân (“) 10US. Huệ Nhã (“) 10US. Diệu Kiên (“) 10US. Nguyên Tường (“) 25US. Nguyên Nguyệt (“) 25US. Nguyên Minh (“) 25US. Nguyên Đạt (“) 25US. Thiện Giàu (“) 40US. Diệu Thành (“) 30US. Diệu Lộc (“) 20US. Diệu Bảo (“) 10US. Huệ Phan (“) 20US. Nguyên Đào (“) 20US. Quảng Văn (“) 10US. Quảng Thanh (“) 10US. Nguyên Dược (“) 10US. Đoàn Thị Thu & Lê Văn Trung (“) 50US. Các Phật Tử Thiền Viện Chánh Pháp / Oklahama (USA) 1.730US (như sau: Giác Ánh 10US. Nguyên Phú Lê Thị Của 20US. Diệu Phụng 20US. Diệu Hương 20US. Diệu Hiền 30US. Ngọc Hai 30US. Phương Tín 20US. Phan Đức Minh 30US. Chúc Phổ 60US. Diệu Hải 50US. Diệu Định 20US. Diệu Mỹ 30US. Ly Diệu Hương 40US. Bình Phạm 20US. Từ Nhẫn 20US. Lưu Thị Thi 20US. Lan Nguyễn 15US. Phương An & Phương Lạc 100US. Phương Thảo 50US. Yến Nhi 20US. Nguyễn Ngọc Mới 10US. Diệu Hằng 100US. Christana Nguyễn 30US. Diệu Huệ 20US. Phương Lý 20US. Nguyên Niệm 20US. Nguyễn Thị Gái 500US. Phương Hạnh 185US. Diệu Hương 30US. Chơn Trí 30US. Diệu Vân 50US. Diệu Hoàng 100US. Viên Lạc 100US). - Quý Phật Tử ở Jacksonville, Floriada: Nguyễn Lê Đức 200US. Lý Bình Hòa 1.000US. Hà Thị Thừa 200US. Phú Cúc 40US. Ngô Cúc 20US. Nguyễn Thị Loan 40US. Huỳnh Lý 50US. Nguyễn Đoa 40US. Nguyễn Thị Thái Bình 20US. Trần Boy 40US. Lê Thị Yên 40US. Võ Anh Dũng 40US. Djodimy Strong 100US. Lê Thanh Vĩnh 30US. Trần Mai 10US. Nguyễn Quyền Thọ 50US. Hồ Thị Đê 40US. Nguyễn Hưng 50US. Ẩn danh 65US. (Cộng 11.308 US).
IX.3.3 Quý Đạo Hữu và Phật Tử ở Canada
Hoàng Đức Dũng (Montréal/Canada) 100Can. Phượng Nguyễn (“) 25Can. An Phúc (“) 50Can. Chiếu Thông (“) 20Can. Chiếu Chấn (“) 20Can. Thiện Thánh Quách Thanh Dần (“) 20Can. Thiện Trí Nguyễn Tô Huệ (“) 20Can. Nguyên Lưu (“) 20Can. Nguyên Tuấn (“) 20Can. Tô Vinh Quý (“) 20Can. Ngô Hồng Nga (“) 20Can. Diệu Hương Phạm Thanh Mai (“) 45Can. Nguyên Duyên Trần Phượng Loan (“) 40Can. Diệu Thông Lai Thị Kỳ (“) 10Can. Diệu Chuyển (“) 50Can. Ngũ Khiết Minh (Ngọc Nguyệt) (“) 20Can. Quảng Ngọc (“) 20Can. Nguyên Nhi (“) 20Can. Quảng Liên (“) 50Can. Niệm Tứ (“) 20Can. Diệu Lợi (“) 20Can. Nguyễn Xuân Lâm (“) 10Can. Thị Chánh (“) 50Can. Trần Thu Hồng (“) 50Can. Nguyên Vân Trần Kim Thanh (“) 100Can. Phước Bình (“) 30Can. (Cộng: 870 Gia kim).
IX.3.4 Đạo Hữu Phật Tử ở Nhật Bản
Nguyễn Thu An 10.000 Yen.
IX.3.5 Quý Đạo Hữu và Phật Tử ở Đức - Âu Châu:
Nguyên Drebelon Thị Bình (Bendestorf) 15€. Diệu Kiêm Lê Thị Đỏ (Dietzenbach) 12€. Đỗ Văn Nguyên (Wedel) 4€. (Viersen): Lưu Thanh Đức 20€. Lưu Thành Đức 20€. (Stuttgart): Gđ. Phạm Thị Phương 10€. Huỳnh Vĩnh Phát 60€. (Frankfurt am Mai): Trần Thị Nghĩa 10€. Kim Oanh Zimmermann 15€. (Italia): Trần Xuân Hoa 8€. Huỳnh Long Thành 40€. (Krefeld): Trần Kim Xuyến 15€. Liên Cẩm Phong & Quách Thị Mùi 20€. Đinh Thị Xuân Thảo 4€. Minh Phát Lý Tấn Vạng 40€. Võ Thị Thu Mai (Göttingen) 10€. Trịnh Quốc Phong (Duisburg) 5€. Phan Vĩnh & Nguyễn Dung (Schweiz) 80€. (Hamburg): Tăng Thu Hà 8€. Nguyễn Văn Hùng 8€. Trịnh Thu Yến 4€. Nguyễn Thị Hoàng Yến 20€. Quách Anh Trí 10€. Đồng Đạt Lê Ngọc Thành 16€. Griem Giang 40€. Nguyễn Thị Nhàn 12€. (France): Võ Đình Khánh 20€. Veronique Lý 8€. Đinh Chí Hương 12€. Dương Hoàng Căn 8€. Somas Rukmany 12€. Lê Thị Xuân Hiệp 40€. Trương Thi Thanh Thuy 20€. Huỳnh Văn Phùng 4€. Trần Văn Thái 12€. Nguyễn Văn Cúc (Steinbach) 40€. (Wiesbaden): Đặng Thị Nga & Hương 8€. Lý Thị Chu 10€. Bành Kiến An 10€. Trương Sâm Tuyền (Reutlingen) 12€. Lê Kim Phượng (Meppen) 5€. Ô Thị Hai (Haren) 20€. Đặng Thị Nguyệt Nga (Bremerhaven) 40€. (Pforzheim): Kim Lệ 20€. Lý Trần Thúy Phượng 20€. Đặng Thị Lan 20€. Huỳnh Thị Thanh Hà (Lindenberg) 8€. Bùi Thị Việt (Saarbrücken) 20€. Nguyễn Văn Duyên 10€. Lục Tô Hà 5€. Nguyễn Văn Phương 20€. Lê Thị Phương Tâm 44€. (Wuppertal): Diệp Văn Sơn 20€. Mã Yến Huê 40€. Gđ. Diệu Hảo Tạ Thị Thanh Huyền & Hà Ngọc Thịnh (Sande) 20€. (Wilhelmshaven): Trần Thu Thủy 15€. Đồng Đạo Phạm Văn Thành 5€. (Friesoythe): Giác Niệm Trương Chánh 12€. Trang Thị Mỹ Hoa 12€. Nguyễn Thị Út 16€. Trương Ngọc Thanh (Freising) 16€. (Düsseldorf): Đinh Hoa 20€. Hứa Mỹ Hiền 8€. Trần Thị Thu (Paderborn) 8€. Huỳnh Tống Sơn (Übach-Palenberg) 40€. Trần Văn Danh (Fürth) 8€. Trần Thị Thu Hương Trần Thanh Tùng (Köln) 12€. Hoàng Văn Trường (Germnering) 8€. Vương Khánh Giảng (Oberhausen) 8€. Nguyễn Thị Kim Thoa (Neubrandenburg) 8€. Nguyễn Cao (Bergkamen) 20€. Đặng Giang Toàn (Ostfildern) 8€. Nguyễn Hùng Anh (Ibbenbürren) 4€. Trần Kim Phượng (Ingolstadt) 8€. Hà Thị Minh Thu (Stade) 4€. Đặng Văn Cham (Altbach) 4€. Nguyễn Khuyến (Elterlein) 20€. Nguyễn Chí (Markt Schwaben) 12€. (Karlsruhe): Vũ Thị Minh Hằng 12€. Nguyễn Julia Thúy 8€. Ngô Thị Liễu (England) 12€. Lâm Thị Tuyết Anh (Ofterdingen) 10€. Nguyễn Thị Ngọc (Nürnberg) 5€. Nguyễn Kiều Long (Heilbronn) 10€. Huỳnh Thị Tám (Belgien) 5€. Casanova Thái Lan (Schweiz) 40€. Nguyễn Thị Tâm (Lehrte) 10€. Lâm Kim Loan Maier (Neu Ulm) 8€. Hoàng Đôn Trinh (Raunheim) 5€. Nguyễn Quốc Thông (Bonn) 8€. (Holland): Ngô Thanh Mai 40€. Võ Thị Lập 20€. Trầm Bạch Tuyết (Neuss) 12€. Lâm Ngọc Lan (Schweiz) 4€. Nguyễn Thị Bích Ngọc (Sandberg-Langenleiten) 10€. Lê Văn Hiên (Arnstadt) 12€. Huỳnh Tú Phụng (Finland) 20€. Naeng Kim Lieu (Sweden) 11€. Phan Kim Oanh (Sugenheim) 10€. Ziegler Thường (Bayreuth) 4€. Cao Thị Kim Mai (Mönchengladbach) 12€. Bác Viên Tuyết & Phan Công Độ (Laatzen) 20€. Phạm Ngọc Đảnh (Hanau) 20€. (Hannover): Thiện Ý Lê Thị Tỳ 8€. Chung Thị Hồng 5€. Phạm Thị Ngọc Loan (Nordhorn) 8€. Vương Khắc Vũ (Borkum) 20€. Nguyễn Phương (Kruft) 50€. Nguyễn Tứ Hùng (Lünen) 12€. Lâm Kim Minh (Norden) 4€. Kim Loan Gülsdorf (Weil der Stadt) 12€. Minh Huệ Bekker (Kamen) 30€. (Dresden): Trần Thị Vân Anh 4€. Nguyễn Thị Dung 8€. Trần Thị Hồng Nhung 8€. Bành Vĩnh Hoa (Ludwigshafen) 20€. Phùng Văn Chẩm (Regensburg) 40€. Sư Cô Thích Nữ Hạnh Ân (Chùa Viên Giác) 40€. Nguyên Thừa Nguyễn Thị Giao (England) 20Anh kim. Đồng Thiện Vũ Thị Lương (Tiệp Khắc) 20€.- Nguyễn Phúc Vĩnh Viễn 12€. Lê Văn Trai (Kehelm) 5€. Lý Tùng Phương (Schaumbeck) 8€. Cao Thị Ba (Belgien) 13€ Hồi hướng Nguyễn Thị Hai và toàn gia quyến. Nguyễn Thị Giỏi & Nguyễn Thị Tiến (Belgien) 4€ Hồi hướng Hương linh Nguyễn Tấn Liêm Pd. Minh Chánh. Sư Cô Thích Nữ Hạnh Bình (Chùa Viên Giác) 8€. (Cộng 1.977 €).

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Giêng 2016(Xem: 6903)
Nếu bạn hỏi tôi giải thích cái mà bạn gọi là đốn ngộ (satori-événement) và bảo tôi lý giải giữa hằng giác (satori-état) và đốn ngộ, tôi sẽ nói rằng: “Mỗi người chúng ta, không có trường hợp ngoại lệ - mọi chúng sanh và ngay cả mọi loài hữu tình – đều ở trong hằng giác.
11 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6640)
Thiền là gì? Để trả lời câu hỏi này, ngôn từ không phải bao giờ cũng cần thiết hay hoàn toàn thích đáng. Người ta có thể trả lời câu hỏi này bằng cách giơ ngón tay lên hay đập nắm tay xuống bàn hay chỉ bằng cách cứ im lặng. Đây là những câu đáp không lời cho câu hỏi “Thiền là gì?”, đây là biểu lộ chân thực của những gì trú ẩn sâu kín vượt ngoài ngôn từ và sự phân tích có tính cách lý trí.
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5787)
Trong thế giới vật lý, ngọc quý là vật do thiên nhiên tạo hóa, hiếm có, và vì thế có giá trị ở mặt đồng tiền, thẩm mỹ và quý hiếm. Song, những việc thuộc thế giới vật lý dù có giá trị đến đâu cũng có giới hạng của chúng ở trong vòng tương đối.
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7336)
Thiền không phải là một tôn giáo, một học thuyết hay một quan niệm thuộc về tri thức. Thiền cũng không phải là nền triết học với những hệ thống luận lý mang tính chủ quan của vỏ não; cũng không phải là ngành khoa học với những cơ cấu lập trình và máy móc phức tạp.
09 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7867)
Đại sư Lục tổ Huệ Năng là một nhân vật lịch sử đang đi vào huyền thoại. Sử tích của ngài mặc dù đã được ghi chép trên giấy trắng mực đen là quyển kinh Lục Tổ Pháp Bảo Đàn, nhưng những mẫu truyện huyền hoặc về cuμc đời ngài thỉnh thoảng vẫn làm mờ đi phần nào sự thực.
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6707)
Thiền sư BẠCH ẨN HUỆ HẠC (Hakuin Ekaku), thế danh Iwajiro (Nham Thứ Lang, nghĩa là cậu bé đá), quê tại Hara, tỉnh Suruga, thị trấn Numazu, hạt Shizuoka, Nhật Bản. Hara ở ven Vịnh, nhìn ra Thái Bình Dương, gần núi Phú Sĩ.
07 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7208)
Phải chăng trường đời là nơi tranh danh đoạt lợi, hay chính là do mầm tham ái ở tại lòng mình mới là động cơ sinh ra mọi sự? Chính cái tình thức của ta bị chia chẻ manh mún bởi sự lộng hành vô độ của dục ái, đã đẩy đưa ta lang thang từ vạn kiếp luân hồi với bao khổ lụy bi ai.
28 Tháng Chín 2015(Xem: 9833)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm… Cá nhân quý thầy kinh nghiệm, sổ tức là một pháp quán căn bản rất cần thiết cho một người bắt đầu tập ngồi thiền.
28 Tháng Chín 2015(Xem: 9958)
Lối vào đạo thì nhiều, nhưng đường vào thiền thì không cửa, miễn sao nhận ra và sống về tự tánh vốn tự sáng tịnh nơi chính mình thì khế hợp thiền. Bởi nhắm thẳng tự tánh mà không câu nệ kẹt trên phương tiện, nên thiền tuy có phương pháp mà không thành phương một phương pháp cố định.