Lời Người Biên Tập

25 Tháng Mười Một 201414:43(Xem: 5837)
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt

LỜI NGƯỜI BIÊN TẬP 

  

blank
Thiền sư Thích Huyền Giác

Các đây khá lâu, ở Trung Quốc có một vị tăng trẻ tên là Hoài Nhượng đến chào Lục tổ Huệ Năng. Sau khi nhận được ba lễ đầy đủ, Sư hỏi: "Ông từ đâu tới? "

Tăng đáp:

– Dạ, từ hòa thượng Lão An ở Tung sơn tới.

– Vâng, nhưng vật gì xuất phát từ Tung Sơn?

Tăng đáp:

–Nếu Thầy gọi nó là một vật, tức đã sai lầm.

Thiền tổ Huệ Năng gật đầu thầm nhận .

 

Đặt tên là một sai lầm. Gọi nó bất cứ điều gì cũng là một sai lầm. Mở miệng là một sai lầm. Ngày nay nếu bạn cố gắng thậm chí vẽ bày ra nó, đó cũng là sai lầm – có lẽ còn gây thêm nhiều tai hại. Một số người sẽ dấy loạn và điên cuồng để phản đối sai lầm này. Số người khác tin rằng chỉ cần vững mạnh trong lẽ phải để tạo ra "sai lầm" này.

 

Cả một sai lầm. Sai lầm, sai lầm, sai lầm. Cuốn sách này nói về sai lầm. Đó cũng là một sai lầm rất lớn.

 

Vài năm trước đây, chúng tôi nhận được tin từ những người bạn thân ở Nhà xuất bản Shambhala, đã sớm chuyển giao các bản sao đầu tiên của một cuốn sách mới hoàn thành, do Thiền sư Sùng Sơn gởi đến Trung tâm Thiền. Chúng tôi đều rất vui mừng, nhất là người chủ biên là tôi đã trải qua bốn năm lắp ráp từ hàng trăm mảng văn bản và ghi âm lời giáo hóa của ngài, cũng như các văn bản cuối cùng rồi cũng được gởi đến!

 

Trong vòng một tuần, tôi đã quyết định đáp máy bay dự kiến ​​trở về Hàn Quốc để có dịp trao văn bản trực tiếp cho thầy của tôi. Về đến phòng mình trong Tổ đình chùa Hoa Khê, nơi có những ngọn núi với rừng thông xanh ngắt phía trên thủ đô Seoul. Tôi mặc áo choàng và đắp y đãnh lễ thầy đầy đủ ba lạy, rồi nhìn vào trong túi đãy, lôi ra cuốn sách mới. Tôi rung động với sự phấn khởi, cho biết rằng bây giờ sẽ có một tuyên bố đầy đủ và tỉ mỉ về những lời giáo hóa của ngài bằng tiếng Anh, như ngài từng mong muốn, và hiện nó nằm trong tay ngài. Không biết ngài sẽ phản ứng ra sao? Và sẽ nói gì?

 

Ngài cầm cuốn sách quạt một lần chầm chậm qua bàn tay phải của mình, rồi đặt nó trên cái bàn viết nhỏ. Sau đó từ ngón tay cái của ngài lật ra quá nhanh để phơi bày bất cứ chữ số nào ở các trang bên trong. Bạn có thể cảm nhận được làn gió từ các trang sách phát ra mà ngài đang nhìn vào. Ngài bèn dừng lại một lần để chú ý đến các ký tự Trung Quốc đính kèm bên trong các trang. Quả thật tôi đang nghi ngờ điều gì có thể sẽ xảy ra.

 

Hầu như ngài tỏ ra thờ ơ lạnh lùng tất cả. Không giống như tôi tưởng tượng là sẽ đón nhận sự tán thưởng từ vị Thầy của mình. Cho dù ngay cả thái độ nghiêm nghị, quở trách, hoặc chỉ nửa cái gật đầu của ngài thôi cũng đủ khích lệ tôi. Bốn năm dài nhiều lúc hình dung về cái gì đó, bây giờ không được như ý. Ngài nghiêm nghị phán bảo: “Hãy ném cuốn sách này vào thùng rác" và chỉ tay một cách yếu ớt hướng thẳng về thùng rác ở phía xa. Cuốn sách dẫy chết từ những ngón tay của ngài như một con cá sống không còn nước. Ngài lặp lại:

– Hãy ném vào thùng rác.

– Dạ sao vậy thầy ? Có điều gì sai lầm ư ?  Tôi hỏi.

Ngài nói: 

– Nhiều người đọc những lời trong đây sẽ trở nên dính mắc với chúng. Vì vậy, những từ ngữ này là những lời độc hại. Lời nói của ma quỷ. Đó là một sai lầm lớn. Do vậy, tốt hơn là bây giờ con hãy ném cuốn sách này vào ngay thùng rác.

 

Trong khoảnh khắc, niềm vui bất thường hướng về cái “Tôi” đã biến thành nỗi thất vọng ê chề. Sự vô ngại của ngài, ngay cả việc giảng dạy, đều chỉ ra cho tôi thấy sự dính mắc mà tôi đã trải qua nhiều năm làm việc cặm cuội khó nhọc, để đưa nó vào thành sách. Thật sai lầm ngu ngốc!

 

Vì vậy, cuốn sách này là một sai lầm lớn, như ngài đã phán bảo. "Không ham muốn bất cứ điều gì. Không tạo ra bất cứ thứ gì. Không nắm giữ bất cứ chuyện gì. Không dính mắc với bất cứ việc gì.” Và lớn nhất của vấn đề này là  đang "muốn",  bởi vì đây là nơi phát khởi toàn bộ địa ngục. Muốn tỏ ngộ là một sai lầm lớn. Hay nói cách khác, muốn đắc đạo là một sai lầm lớn.  Đó là cụm từ mà ngài thốt lên không phải chỉ một vài lần, mà tùy thuộc vào câu hỏi của môn sinh đặt ra thật nhiều.

 

Trong kinh Kim Cang, Đức Phật đã hỏi Tu Bồ Đề:

–Này Tu Bồ Đề, ý ông nghĩ sao? Khi Như-lai giác ngộ, Như- lai có được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chăng? Như-lai có nói pháp chăng?

 

Tu Bồ Đề trả lời:

–Dạ không, thưa Thế tôn. Như chỗ con hiểu nghĩa của Phật dạy, không có pháp nhất định tên là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và cũng không có pháp nhất định mà Như-lai có thể nói. Vì cớ sao? Vì pháp Như-lai nói đều không thể chấp, không thể nói, chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp. Cho nên tất cả các bậc Hiền Thánh đều do pháp vô vi mà có sai biệt.

 

Phật bảo Tu Bồ Đề: – “Đúng thực như thế. Này Tu Bồ Đề, Như-lai đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nhẫn đến không có một chút pháp gì có thể được, đó mới gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Bởi vì nếu Như-lai đã chứng được bất cứ điều gì, nó sẽ không phải là  Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác “.

 

Đây là những lời Phật dạy mà Thiền sư muốn nhấn mạnh nhằm nói đến khi Sư từng khai thị: "Các vị vốn được đầy đủ. Chỉ vì các vị không biết nó". Cho nên muốn tỏ ngộ là một sai lầm lớn. Chỉ làm điều đó.

Thiền Sư Sùng Sơn đã từ giả thế giới này vào ngày 30 tháng 11 năm 2004. Đây là tổng hợp giáo lý đầu tiên của ngài xuất hiện bằng tiếng Anh kể từ khi ngài thị tịch. Nó chứa đựng những đoạn trích từ các cuộc đối thoại của ngài với môn sinh, những buổi thỉnh vấn và một số kể lại thời niên thiếu của ngài đã được dịch lần đầu tiên từ tiếng Hàn.

 

Hơn thế nữa, văn bản này có chứa một bức tâm thư rất quan trọng mà ngài đã viết gởi cho Tổng thống Chun Du Hwan, vị tướng lãnh quân sự đáng ghê sợ. Là người lên nắm quyền lãnh đạo đất nước trong một cuộc đảo chánh và cai trị Hàn Quốc với một bàn tay sắt vào những năm của thập niên 1980 của thế kỷ Hai mươi. Bức thư này chưa bao giờ được công bố trước đây, thậm chí chỉ một vài người trong số các môn sinh gần gũi nhất của ngài mới nghe nói về sự tồn tại của bức thư, nhưng hiếm người đọc được nó. Tôi đã so sánh lại văn bản từ gốc tiếng Hàn trong khi tham khảo ý kiến thật ​​chặt chẽ một bản dịch hiện đại.

 

Hơn hai trăm trang này sai lầm, bắt đầu như là luận án thạc sĩ của tôi ở khoa Thần học, Viện Đại học Harvard và nộp cho cố Giáo sư Masatoshi Nagatomi vào tháng 4 năm 1992. Một thời gian ngắn sau khi tôi xuất gia vào tháng 9 năm 1992, tôi đã dâng nó cho Thiền sư Sùng Sơn.

 

 Ngài nói: "Viết sách là điều cần thiết. Tuy có điều tập sách này khá sơ sài và quá mỏng, chưa lột tả được Chân lý.” Nó chỉ được lưu hành chính thức một số trong các Trường Thiền Quan Âm, cuối cùng những tài liệu tìm thấy được tích hợp vào các bản tin định kỳ của Trường Thiền.

Eden Steinberg của nhà xuất bản Shambhala khuyến khích tôi biên soạn tập tài liệu này để trở thành một cuốn sách. Tôi cảm ơn cô Ben Gleason, và tất cả mọi người tại Shambhala có tính chuyên nghiệp cao và tầm nhìn rộng cho việc quảng bá của Giáo pháp Thiền tông. Kể cả Tiến sĩ Jon Kabat-Zinn và Hòa thượng Joan Halifax – cùng những môn sinh đầu tiên của Thiền sư Sùng Sơn – đã đóng góp thiết thực cho luận án này.

 

Cảm ơn Tăng thân đại chúng. Tôi cũng muốn bày tỏ sự đánh giá sâu sắc nhất về việc giảng dạy và hỗ trợ của Thiền sư Soeng Hyang (Barbara Rhodes), Thiền sư Đại Quang (Dae Kwang), Thiền sư Đại Phong (Dae Bong) và Thiền ni Đại Quán (Dae Kwan), tất cả các Trường Thiền Quan Âm.

 

                                    Thích Huyền Giác

(Hyon Gak Sunim)

Trung tâm Thiền Neung In,

Chùa Đông Hạc, núi Đức Sùng.

                                                                                                                                                                                 Hàn Quốc
blank
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Chín 2015(Xem: 11839)
Phật pháp có thiên kinh vạn quyển để hiển bày Tâm hay tánh Không của vạn pháp, để hướng dẫn con người giác ngộ, giải thoát. Giải thoát tức là ngộ ra sự trói buộc là không có thực chất, không có thật, chứ không phải là xưa nay bị trói buộc rồi bây giờ mới tìm cách thoát ra. Ngã, Pháp đều không, thì ai bị trói buộc, có cái gì trói buộc ?
29 Tháng Sáu 2015(Xem: 6925)
Đây là hai vấn đề được thảo luận rất nhiều trong triết lý, cả Tây lẫn Đông. Chỉ nghiên cứu phần hiện tượng là Hiện tượng học (Phenomenology) của triết gia Husserl mở đầu cho các loại triết lý hiện sinh sau này (Existentialism).
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 9132)
Chữ Tenzo (nơi tựa bài giảng của Đạo Nguyên) là danh hiệu dùng để gọi người đầu bếp trong một ngôi chùa. Nói chung chữ "Tâm" (Shin) là một thuật ngữ chủ yếu và vô cùng quan trọng đối với Thiền Học nói riêng và Phật Giáo Đại Thừa nói chung, đặc biệt là ở các nước Á Châu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, thế nhưng lại là một thuật ngữ khá "mơ hồ" vì rất khó xác định.
20 Tháng Năm 2015(Xem: 5913)
Tiểu luận này của Đạo Nguyên nhằm phản đối quan niệm sai lầm rằng bản tánh của những sự vật như là tánh không thì chống đối lại hay loại trừ những hình tướng của những sự vật, hay hiện hữu tương đối.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 14678)
Đây là một quyển sách nhỏ "Tranh Chăn Trâu Ngẫu Hứng" do Sư Cô Thích Nữ Thuần Quán ghi lại từ những cảm xúc trong tu tập.
04 Tháng Năm 2015(Xem: 11209)
Bản dịch tiếng Việt “Thiền Vô Niệm” này đã được chúng tôi thực hiện vào năm 1987 từ bản văn tiếng Pháp “Le Non-Mental Selon la Pensée Zen” do Hubert Benoît dịch từ nguyên tác tiếng Anh, “The Zen Doctrine of No Mind” của cố Tiến sĩ D. T. Suzuki.
23 Tháng Tư 2015(Xem: 7600)
Nhân đọc bài viết " Bất lập văn tự " của cư sĩ Nhuận Bảo và xem lời comment của một số Đạo Hữu xa gần thấy có đôi chỗ cần làm sáng tỏ thêm nên mạo muội viết bài này tới quý ban điều hành trang Web mong cũng được đóng góp đôi lời vào một vài vần đề mà tôi có chút tìm hiểu . rất hy vọng bài viết của tôi sẽ được đăng ngõ hầu tôi cũng có thể được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm tri thức từ các Đạo hữu gần xa để giúp tôi mở mang thêm những hiểu biết còn hạn chế của mình trong quá trình tìm hiều phật giáo . trân trọng cảm ơn!
20 Tháng Tư 2015(Xem: 115464)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.