Hòa Thượng Nuôi Rận

25 Tháng Mười Một 201420:45(Xem: 6068)
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt


Hòa Thượng Nuôi Rận


Thời xưa, những vùng nông thôn ở Hàn Quốc, người ta đã biết mở rộng các thị trường buôn bán lớn kéo dài nhiều ngày. Truyền thống đó vẫn tiếp tục cho đến hôm nay. Tất cả mọi thứ nuôi trồng, từ các công cụ nông sản phổ biến, những dụng cụ nấu ăn đã được đánh giá cao, những củ rễ nhân sâm trăm tuổi, cho đến tiếng chó sủa và gia súc v.v… có thể tìm thấy ở nơi đó.

 

Thuở ấy, vào một ngày hè oi bức, có người thanh niên trẻ tuổi đã đến chợ để bán các loại rau củ do anh ta trồng trên nông trại của mình và sử dụng tiền đó để mua gạo. Khi mua gạo xong, anh ta nhận thấy có một vị sư già đứng gần đó, hoàn toàn bất động giữa ban trưa nắng nóng. Nhà sư mặc quần áo mùa đông dày cộm và cũ rách, lổ chổ sứt ra từ những nơi khâu vá. Tất cả mọi người khác trong chợ đã tìm cách ẩn mình dưới những bóng cây râm mát, hoặc mái hiên của các hàng quán. Nhiều ánh mắt nhìn nhà sư lạ này thiếu thiện cảm. Nhưng ông dường như không quan tâm. Ông chỉ đứng đó dưới ánh mặt trời như thiêu như đốt, không hề di chuyển đi đâu.

 

Người thanh niên nghĩ thầm: “Ông ấy là người gì thế nhỉ, bộ điên à? Ông ấy có bị mất trí chăng? Ông ấy chắc sẽ sớm bị ngất xỉu!".

Dù thời tiết nóng hừng hực, nhà sư vẫn đứng bất động. Ông thậm chí dường như thoáng hiện mỉm cười dưới chiếc mũ rơm rộng vành.

Một lát sau, khi người thanh niên đã hoàn tất việc mua sắm, anh đến gần nhà sư, ông vừa mới bắt đầu đi bộ một đoạn ngắn với bước chân chậm rãi, nhẹ nhàng.

– Thưa thầy! Thưa thầy! Người thanh niên vừa gọi, vừa cầm chiếc mũ trong tay và quạt cho mát mẻ bên một bóng cây gần đó. "Xin lỗi, tại sao khi nảy thầy cứ đứng bất động dưới ánh nắng mặt trời như thế mà không tìm bóng râm để ngồi?"

 

Vị sư già không vội trả lời ngay. Ông chỉ mỉm cười với người thanh niên tử tế trong giây lát, rồi nói bằng một giọng nhỏ nhẹ gần như không thể nghe được:

–Lúc đó đang đến bữa ăn trưa. 

–Ăn trưa ư? Người thanh niên nhìn quanh. "Trời đã xế bóng rồi. Ai đang ăn trưa?"

 

Vị sư già mở áo choàng của mình lộ ra một chút, thấy nổi cộm bên trong lớp vải lót. Khắp suốt tất cả các nếp áo  đã có hàng ngàn con rận nhỏ bé di chuyển và bám vào da ông. Nhà sư nói:

–Nếu tôi chuyển động nhiều, chúng không thể hút máu được. Vì vậy, nhiều lúc tôi chỉ phải đứng yên cho chúng có bữa ăn trưa của chúng.

 

Người thanh niên ngay lập tức tỏ ra nghi ngờ nhà sư này đã loạn trí. Nhưng khi nhìn vào khuôn mặt của vị sư già, trong ánh mắt không có điều hài hước hoặc sự gì khác lạ, chỉ có lòng Từ bi. Nhà sư rất bình tĩnh, với đôi mắt trong sáng và tỏ ra an nhiên thanh thoát. Râu tóc ông mọc lởm chởm và toát lên nét hiền dịu.

–Nhưng tại sao thầy có thể để cho những con rận sống như vậy được chứ?

Đôi mắt nhà sư hé nhìn lim dim và ông nói:

– Chúng coi trọng cuộc sống của chúng, cũng giống như chúng ta phải không?

 

Với tấm lòng Từ bi phi thường của nhà sư vừa thể hiện, người thanh niên ngay lập tức chấp tay hình búp sen cúi lạy nhà sư một cách cung kính. Anh ta xin làm đệ tử của ngài. Nhà sư lắc đầu và mỉm cười một cách lịch sự như trước và nói:

–Không thể được.

–Tại sao không được thưa thầy?

–Tại sao bạn muốn đi tu?

Chàng thanh niên trả lời:

–Vì con không muốn lập gia đình. Con muốn tìm ra Chánh đạo và đạt được Chân ngã của con. Thầy là đấng Từ bi, ngay cả những sinh vật nhỏ bé mà thầy vẫn ấp ủ nuôi chúng bằng máu huyết chính mình. Vì vậy, con có một cảm giác rất mạnh mẽ rằng có lẽ đây là Chánh đạo. Thầy là một bậc chân sư tuyệt vời và con mong muốn trở thành đệ tử của thầy.

–Ừ! Như thế cũng được, nhà sư nói. “Nhưng cuộc sống của một tu sĩ rất khổ cực.” Ông gở mũ của mình và lau mồ hôi trên trán rồi  tiếp: "Bạn sống ở đâu?"

–Dạ, cha mẹ con đều đã qua đời, vì vậy con ở với anh em của con bên làng. Con không có chỗ ở riêng. Con muốn theo thầy học đạo.

–Được, vậy thì chúng ta hãy đi.

Họ đi thẳng lên núi và không dừng lại một chút nào. Vị sư già đã không nói bất cứ điều gì, họ cùng hướng theo lối vào sâu trong hẽm núi, vượt qua mấy đoạn suối và những vách đá cheo leo. Sau nhiều giờ đi bộ mỏi chân, hai thầy trò dừng lại để nghỉ ngơi trong im lặng, cuối cùng họ đã đến một hang đá .

 

Ở Hàn Quốc, nhất là vùng nông thôn, bếp nấu thường được làm bên ngoài ngôi nhà. Trong bếp này là một cái nồi đun nước màu đen đầy lọ, nó đặt trên cái lò cũ kỷ ba chân, người ta thường đốt lửa bằng củi để đun nấu. Nồi được làm bằng gang hay sắt khá nặng. Trong nhà này, cả cái nồi và cái lò đều bị hư hỏng, sứt gãy. Muốn sửa chữa nó, đòi hỏi rất nhiều công phu tỉ mỉ. Khi sửa xong rồi cần phải đổ một ít nước vào nồi để biết chắc rằng nó ổn định không rỉ chảy ở phần dưới đáy. Nếu nước không phân bố đồng đều, hoặc bị rò rỉ, thì sau đó bất kỳ thực phẩm nào được đun nấu trên bếp sẽ làm cho tắt lửa và thức ăn sẽ bị hư hỏng bỏ phí. Đây là công việc khá phức tạp khó khăn để sửa chữa những điều như vậy. Chỉ vào cái nồi và chiếc lò, nhà sư thốt ra những lời đầu tiên của mình kể từ khi cùng nhau rời khỏi phố chợ:

– "Này, bạn vui lòng sửa chữa giùm lại những cái này." Nói xong, ông liền rời khỏi nhà bếp.

 

Chàng trai quá háo hức liền bắt tay vào công việc. Anh ta tháo rời từng bộ phận của chiếc lò cũ kỹ rồi sửa chữa lại, anh ta tán những lổ mọt của cái nồi cho nhẵn kín, không còn rỉ chảy, và sắp đặt lại nơi đun nước phù hợp. Khi anh ta đã làm xong mọi thứ liền mang đến cho nhà sư và thưa:

 –Cái nồi đã được sửa chữa xong rồi, thưa sư phụ.

 

Vị sư già đã kiểm tra nó, nhìn vào các góc cạnh cái nồi và đổ vào một gáo nước. –"Không tốt!" Ông nói và đổ hết nước ra ngoài.  "Hãy cố gắng một lần nữa! "

 

Người thanh niên nghĩ: "Hưm! Nhà sư này có đôi mắt tinh nhuệ, vì vậy ông đã nhìn thấy còn một số sai lầm." Anh ta lại cố gắng để sửa chữa nó một lần nữa, anh rất cẩn thận để cân nhắc và điều chỉnh tất cả các góc cạnh của cái nồi. Lần này anh ta tự múc nước đổ vào nồi và đun trên bếp lửa để kiểm tra mức độ chính xác của nó, khi công việc của mình đã hoàn tất và tỏ ra hài lòng hơn trước. Anh ta đứng lên mang nó đến cho nhà sư.

– Thưa thầy, bây giờ con đã sửa xong cái nồi rồi ạ!

–Tốt lắm, tôi sẽ kiểm tra.

 

Vị sư già nheo mắt nhìn các góc cạnh của cái nồi, từ từ múc nước đổ vào. –"Chưa được!" Ông nói và đổ hết nước ra ngoài.     "Hãy cố gắng một lần nữa! "

Chàng thanh niên tỏ ra bối rối.

–Ta đã mắc phải một số sai lầm ư! Đâu là sai lầm của ta ?  Anh ta lại nghĩ: "Có lẽ cái lỗi bên ngoài cái nồi, nó chưa được lau chùi sạch sẽ."

 

Lúc này, anh đã chuẩn bị quan sát cái nồi rất chặt chẽ, rà soát từng phân của nó vào những chỗ rò rỉ đã được gò sửa. Bất cứ điều gì mà anh đã làm, ngay cả những nghi ngờ nhỏ về nó, anh đều sửa chữa hoàn toàn. Sau đó, anh kiểm tra kỹ toàn bộ cái nồi và bảo đảm rằng tất cả mọi thứ đã được hoàn chỉnh, sạch sẽ và gọn gàng. Anh thử nghiệm và kiểm tra lại mức độ với số nước đong đầy. Đứng dậy xoa lưng mệt mỏi của mình, anh đến trình thầy:

– Bạch sư phụ, con đã sửa chữa cái nồi xong rồi ạ! Tất cả mọi thứ đã được kiểm tra hơn hai lần. Bây giờ con chắc chắn thầy sẽ hài lòng về nó.

– Chưa được! Nhà sư cho biết sau khi kiểm tra nồi, và đổ hết nước ra ngoài. "Hãy làm lại một lần nữa!"

 

Người thanh niên không hiểu chuyện gì đã xảy ra. "Nhà sư này nhìn thấy vẫn còn một số sai lầm. Tại sao ta không thể làm được tốt? Ta biết cái nồi đã hoàn hảo rồi mà." Anh ta nghĩ: "Có thể nhà bếp không tốt chăng?" Vì vậy, anh phá tất cả nhà bếp và vào núi đốn cây về tạo dựng lại hoàn toàn, từ sàn cho tới mái nhà. Anh ta lẩm bẩm: "Rõ đấy", anh vừa nói vừa lau mồ hôi trên trán. "Sư phụ ngay bây giờ không thể không chấp nhận nó nữa ư!" Do đó anh tới trình cho ông biết: –"Thưa thầy, con đã làm lại xong toàn bộ nhà bếp! Con chắc chắn bây giờ theo ý thầy không có gì sai lầm nữa rồi! Xin thầy hãy đến và kiểm tra."

–Ồ, thật là tuyệt vời! Bạn làm việc khá chăm chỉ, vì vậy tôi rất hạnh phúc. Bây giờ tôi sẽ kiểm tra đây.

 

Ông đi đến nhà bếp nhìn cái nồi, đổ vào một gáo nước và thậm chí không dành thời gian để xem mức nước ổn định thế nào. Hoặc nhìn toàn bộ nhà bếp mới sửa ra sao. Ông hét lên: "Không tốt!" Và yêu cầu làm lại một lần nữa .

 

Điều này không chỉ xảy ra bốn, năm lần mà cho đến tám lần. Mỗi lần như vậy, người thanh niên suy nghĩ: "Lần này sai lầm chỗ nào? " Và mỗi lần như vậy nhà sư trả lời , –"Sai lầm ! Không tốt! " Và đổ hết nước ra ngoài.

 

Bây giờ, người thanh niên tỏ ra rất tức giận: "Đâu là sai lầm của tôi? " Sau khi lần thứ chín nước đã được đổ ra, anh ta nói với chính mình: "Ông sư này thật là không đúng ! Ta nhất định không quan tâm nghe những gì ông nói nữa. Đây là lần cuối cùng!" Vì vậy, anh ta chỉ cần đặt cái nồi trên lò bếp và nói to:

–Bạch sư phụ, con đã làm xong rồi ạ!

Khi nhà sư bước vào bếp để xem, thấy người thanh niên đang ngồi trên cái nồi, tay khoanh trước ngực, không nói năng gì.

Nhà sư tuyên bố: “Thật là tuyệt vời! Tuyệt vời!", và đi vòng ra ngoài để lấy những bát đựng thức ăn của ông được bày ra. Đêm đó họ ăn cơm với nhau thật ngon. Cái nồi không bao giờ được đề cập đến nữa.

 

Thiền sư Sùng Sơn một lần nhận xét về câu chuyện này cho các môn sinh của mình như sau:

– Vị sư già này đã thử nghiệm tâm học trò của mình . Bởi vì Thiền có nghĩa là không phụ thuộc vào bất cứ điều gì. Bạn đã bị phụ thuộc vào chính mình và làm theo phong cách riêng của bạn. Nhưng phong cách của riêng bạn là gì? Nếu bạn khởi ý tưởng ​​của bạn, tình huống và điều kiện của bạn và ôm giữ cái tâm “tôi – của tôi thuộc về tôi”, thì sau đó phong cách chính xác của bạn không thể xuất hiện. Vì vậy, nhà sư này đã có lòng Đại từ bi, và chỉ thử nghiệm tâm học trò của mình. Người thanh niên này muốn xuất gia. Nhưng anh tin vào chính mình được bao nhiêu? Mỗi lần người đệ tử sửa cái nồi, anh ta nghĩ: Có lẽ điều này sẽ vượt qua; có lẽ điều đó sẽ thành tựu. Với quá nhiều suy nghĩ cho nên tâm anh ta dễ dàng lay động. Khi Thiền sư đổ hết nước, người đệ tử đã tin vào vị thầy lúc ông nói hãy làm lại, có vấn đề. Đây là phương cách của vị thầy kiểm tra tâm đệ tử, là phải đổ hết những tạp niệm trong tâm và nhìn thấy tâm của chàng thanh niên đã động niệm quá nhiều. Nhưng suốt thời gian qua thử thách, cuối cùng người đệ tử chỉ miệt mài làm điều đó, không có lay chuyển, không có nghi ngờ. Tâm anh ta không còn động niệm nữa. Chỉ ngồi yên khi xong việc.

 

Vị Thiền sư cũng đã được thử nghiệm tâm kiên trì của học trò mình. Người thanh niên này quý mến tôi, nhưng anh muốn hiểu về con người thật của mình bao nhiêu? Thông thường, hầu hết mọi người có thể cố gắng trong bốn hoặc năm lần làm sao cho phù hợp với ý mình để đối phó với sự minh tuệ của vị thầy. Nếu vị thầy không chấp nhận ngay, nhiều môn sinh sẽ nói: Tôi không thích thầy nữa! Và sau đó họ rút lui. Nhưng khi họ nói: Tôi không thích thầy nữa, hay Tôi không thích lối giảng dạy này, những gì họ thực sự đang nói là họ không thích chính họ. Một vị thầy giỏi chỉ phản ánh tâm của đệ tử. Nếu đệ tử không thích những gì họ thấy, đôi khi họ đổ lỗi cho vị thầy của họ.

 

Vì vậy, Tâm thử thách quan trọng hơn là bất kỳ Thiền sư nào. Nếu bạn nói: "Tôi có thể", tức thì bạn có thể làm một cái gì đó. Nếu bạn nói: "Tôi không  thể", sau đó bạn không thể làm bất cứ điều gì. Vậy bạn thích cái nào?

 

Đây là lý do tại sao chúng tôi nói: "Chỉ đi thẳng, cố gắng, cố gắng, cố gắng cho mười ngàn năm, không ngừng nghỉ”. Cố gắng, cố gắng, cố gắng có nghĩa là kiên trì, bền chí trong từng khoảnh khắc. Đôi khi nó được gọi là Chánh Tinh tấn, là cái tâm luôn luôn cố gắng, không có vấn đề gì, trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào. Như vậy đã là tỏ ngộ rồi. Đó là sự cứu độ tất cả chúng sinh. Đó là Đại Bồ tát Đạo. Vì vậy, cố gắng là rất cần thiết. Rồi một ngày nào đó, Thiền sư sẽ nói với bạn: "Ô, thật tuyệt vời!"
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Ba 2017(Xem: 6531)
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 5974)
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 5186)
Bài này được viết như một ghi chú cho Thiền Tông, để như một cách tiếp cận đơn giản… và hy vọng, cũng là một ghi chú cho rất nhiều pháp khác của nhà Phật, kể cả Tịnh Độ. Bởi vì, Thiền Tông là pháp môn cốt tủy nhất, trực tiếp nhất, không qua bất kỳ phương tiện nào khác, và cũng có thể dùng làm chiếc cửa lớn cho tất cả các pháp khác.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5638)
19 Tháng Tư 2016(Xem: 5977)
‘Tào khê thuỷ’ (曹溪水) hay ‘Tào Khê’ là đại từ chỉ định về Lục tổ Huệ Năng, cũng chỉ cho dòng suối trí tuệ Phật giáo. Dòng thiền phương bắc lấy Lục Tổ làm cội nguồn, sử gọi Nam tông (南宗); dòng này chủ trương “không câu nệ hình thức, không bám víu danh từ khái niệm, không chú trọng ngồi thiền, chỉ cần nội tâm trực giác đốn ngộ, tức tâm tức Phật, liền có thể thành Phật”.
14 Tháng Tư 2016(Xem: 7626)
Huệ Minh đuổi theo Lục Tổ Huệ Năng để đoạt lại y bát nhưng khi ông không giở nổi chiếc y lên từ tảng đá thì liền nói: tôi vì pháp chẳng vì y bát xin hành giả vì tôi mà khai thị.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6210)
Tương truyền Đệ nhất tổ Thiền Tông ở Trung Quốc, Bồ Đề Đạt Ma bắt đầu chuyến Đông Độ vào thế kỷ thứ Sáu. Theo Đạo Nguyên trong Bích Nham Lục, sau 9 năm diện bích, Ngài muốn trở lại Ấn Độ, Tổ triệu tập một số đệ tử thân tín để ‘thử’ tình độ tu chứng. Đối với câu trả lời của đệ tử thứ nhất Đạt Ma phê là ‘con đã đạt được ‘ lớp da’ của ta. Hai đệ tử khác được Đạt Ma phê là đã đạt được ‘xương và thịt’ của Thiền (Thiền Cốt và Thiền Nhục). Chỉ có đệ tử thứ tư im lặng không trả lời. Tổ mới khen là đã đạt được Tủy của Thiền. Tuy nhiên khi không truyền bá Thiền bằng con đường ‘bất lập văn tự’, không ai có thể đạt được ‘tủy’ của Thiền, nhiều nhất là đạt tới mức ‘Thiền Xương Thiền Thịt’ (Zen Bone and Zen Flesh). Tác phẩm này được Paul Reps và Nyogen Senzaki dịch ra tiếng Anh từ Zen Stories (London 1939) Gateless Gate (Vô Môn Quan) (LA,1934), Thập Ngưu Đồ (LA 1935), và một tác phẩm cổ viết bằng tiếng Phạn (Centering) có thể