Y Phục Nguyên Thủy

27 Tháng Mười Một 201420:36(Xem: 5501)
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt

Y Phục Nguyên Thủy

 

Thiền sư Sùng Sơn được biết như là một người rất hồn nhiên, tự tại. Với tầm nhìn sâu rộng và bao la như vũ trụ, cho dù có phải do bởi điều này hay không, nhiều Thiền sinh vẫn đến với Ngài để có những cuộc tham vấn Công án*. Có người thể hiện sự hiểu biết của họ về Thiền qua những hành động lập dị, lạ kỳ hoặc không đúng với phong tục truyền thống. Họ tin rằng làm theo lối đặc biệt như vậy sẽ gây ấn tượng với ngài.

 

Một ngày nọ, khi công bố chính thức những cuộc tham vấn Công án trong khóa tu bảy ngày tại Trung tâm Thiền Cambridge, có một nam môn sinh bước vào Thiền đường hoàn toàn khỏa thân, đảnh lễ Thiền sư Sùng Sơn và ngồi xuống đối mặt với ngài.

–Chào buổi sáng! Đại thiền sư nói và hoàn toàn không mấy ngạc nhiên bởi hành vi lạ đời này. Nó như cố tình hiện rõ động thái của môn sinh nhằm gây xốc cho ngài.

–Chào thầy buổi sáng,  Thiền sinh đáp lại.

–Bạn từ đâu đến?

Thiền sinh đứng dậy và lấy tay vỗ chung quanh hông của mình, miệng thốt ra tiếng: "WO, WO, WO !!!" Anh ta đáp ứng câu hỏi là buông bỏ những suy nghĩ của mình trong lúc tham thiền và trên thực tế mặc dù đôi khi không được tao nhã. Thiền sư Sùng Sơn có một lối giáo hóa thích nghi trong mọi tình huống, ngài đã từng chỉ dạy cho anh ta từ nhiều năm trước, bảo rằng: "Hãy bắt lấy âm thanh của vũ trụ."

 

–Thật thú vị! Sư cười, và sau đó hỏi với giọng nghiêm nghị: "Nhưng thực sự có đúng như thế không?"

 Thiền sinh lại vỗ vào hông của mình nói: "WO, WO, WO !"

–A! Bạn chỉ hiểu Một; nhưng bạn không hiểu hai. Bạn chỉ hiểu “WO, WO, WO!” Bạn đang dính mắc với âm thanh vũ trụ này và một số hành động điên rồ. Bạn đã tự do “thoát xác” với mục đích dành cho cuộc tham vấn hôm nay, nhưng bạn không hiểu “thoát tâm” thực sự đã được nêu ra. Hãy ngồi xuống và tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện.

 

Người đàn ông ngồi xuống, tỏ ra đỏ mặt. Tất cả sự tự tin của anh ta biến mất. Thiền sư ôn tồn nói:

–Cách đây khá lâu, có một người đàn ông ở miền nam Trung Quốc, đã không bao giờ mặc quần áo. Tại miền nam Trung Quốc thì chuyện đó có thể xảy ra, bởi vì trời thường oi bức. Ông muốn trở thành một người đàn ông hoàn toàn tự do 100 phần trăm. Vì vậy, ông không bao giờ mặc quần áo trong nhiều năm như vậy. Ông ngồi cả ngày dưới một gốc cây. Đôi khi đi ra ngoài xin ăn, sau đó lại quay về gốc cây nơi ông trú ngụ để ăn uống nghỉ ngơi. Nhiều người cho rằng ông là người điên, nhưng một số  thì nói, “Ôi chao! Đó là một người đàn ông phi thường, hoàn toàn tự do!” Vì vậy, không ai có thể quả quyết là người đàn ông này điên, hoặc hoàn toàn tự do tự tại trong sanh tử?

 

Rồi một ngày, nghe đồn về người đàn ông này, Đại sư Lâm Tế là một Thiền sư nỗi tiếng, nói với một trong những đệ tử của mình: “Hãy may vài bộ quần áo mới và đem đến bố thí cho người khổ hạnh khỏa thân này. Có lẽ ông ta sẽ có một cái gì đó thú vị để nói với con.”

Vì vậy, sau khi may những bộ quần áo đẹp, ngài Lâm Tế sai vị tăng mang đến tặng cho người khỏa thân không nhà này.

–Chào ông. Ông khỏe không? Tăng hỏi, khi nhận ra người đàn ông đang cầm quạt phe phẩy dưới một gốc cây to.

–Khỏe. Ông ta đáp.

–Sư phụ của tôi đã gửi tặng  ông mấy bộ quần áo mới.

–Thật sự không cần thiết! Người đàn ông khỏa thân đáp và phất tay từ chối với vị tăng. Ông nói tiếp: “Tôi đã có quần áo rồi. Quần áo của tôi sẽ không bao giờ rách! Những vật mà bạn cho là đẹp, là mới bây giờ, nhưng trong một vài tháng, hoặc vài năm sau, chúng sẽ dơ bẩn, cũ kỹ và rách nát. Còn cái mà tôi đang có là do cha mẹ tôi đã cho tôi. Nó có thể bám một chút dơ bẩn theo thời gian, nhưng sau đó tôi chỉ cần đi bơi trong sông nước là tẩy sạch. Bộ đồ da này nó sẽ theo tôi suốt đời! Mấy bộ quần áo đó không cần thiết. Ngay cả bạn là tu sĩ, bạn cũng nhận ra là ít tự do hơn tôi, bởi vì bạn phải luôn luôn lo lắng về phẩm phục, may vá và giặt giũ chúng. Nhưng với tôi thì không. Tôi được tự do hoàn toàn! Vì vậy, tôi không cần thiết để nhận quần áo này và xin trả lại cho sư phụ của bạn."

 

Điều này dường như tạo ra cảm thức sâu sắc với vị Thiền tăng trai trẻ, và thậm chí còn gây ấn tượng mạnh: Tâm người đàn ông khỏa thân này vốn bất động, ông tỏ ra rất hạnh phúc, bình an và hoàn toàn tự do! Vì vậy, vị Tăng cúi chào một cách lịch sự, rồi trở về trình bạch với sư phụ của mình tất cả những gì mà người khổ hạnh khỏa thân đã nói.

 

            Khi nghe xong, Lâm Tế bèn dạy người đệ tử vào ngày mai quay trở lại và hỏi người khỏa thân câu hỏi: “Khi ông sanh ra, Bố mẹ đã cho ông bộ quần áo tự nhiên này, nhưng trước khi sanh, y phục nguyên thủy của ông là gì?” Sau đó, về cho tôi biết ông ta nói gì". Vì vậy, qua ngày hôm sau, vị Tăng trẻ lại đến gặp người đàn ông khỏa thân trú dưới gốc cây và hỏi ông ta câu hỏi của Đại sư Lâm Tế.

 

Người đàn ông khỏa thân hoàn toàn bị mắc kẹt và không thể trả lời. Ông chỉ ngồi đó gãi đầu và động đậy thân mình. Ông lầm bầm: "Trước khi ta được cha mẹ sinh ra, ta có loại quần áo gì? Trước khi ta sinh ra, y phục nguyên thủy của ta là gì? Tâm trí của ông hoàn toàn bế tắt. Nó đã trở thành Đại nghi, một câu hỏi thực sự to lớn cho ông. Ông ta thôi không đi xin ăn hàng ngày nữa, quyết nhịn đói và tắm thường xuyên. Thời gian trôi qua không bao lâu, bộ quần áo tự nhiên của cha mẹ cho ông bắt đầu khô cứng, được mang ra ngoài chuẩn bị hỏa thiêu ngay sau khi ông qua đời. Ông đã mất đi bộ quần áo cha mẹ đã cho ông. Bây giờ thực sự ông hoàn toàn thoát xác!

 

Nhiều người đến dự lễ hỏa táng ông. Sau đó, họ tìm thấy trong đống tro tàn, phát hiện ra nhiều xá lợi. Đây là những dấu tích còn lại trong tinh cốt của công năng thiền định hết sức tuyệt vời. Nó giống như nước biển đã được đun sôi chỉ để lại muối.

 

Ở châu Á, khi một Đại sư được hỏa táng, nhiều người sẽ sàng lọc trong đống tro tàn để xác định có bao nhiêu xá lợi vẫn còn lưu lại. Nếu không được kết tinh xá lợi, có nghĩa là giá trị đạo đức và sự tu hành của nhà sư này còn non kém. Nhưng khi xá lợi được lưu lại có một số lượng lớn, hoặc có những xá lợi đặc biệt xuất hiện mới lạ, điều đó có nghĩa là vị Đại sư đó (hoặc hành giả đó) đã chứng ngộ về mặt tâm linh và có đời sống đạo đức cao siêu tuyệt diệu. Đây là theo quan niệm truyền thống cũ của Châu Á để kiểm tra sự tu hành của một nhà sư.

Vì vậy, khi người ta thấy những xá lợi của người khổ hạnh khỏa thân, họ thốt lên: "A! Đây là một tu sĩ tuyệt vời! Chúng ta thật quá tệ, chưa bao giờ mình được học hỏi nơi ông, trong lúc ông còn sanh tiền. Tất cả những năm qua, ông đã thản nhiên khỏa thân đi khất thực xung quanh các đường phố, và bây giờ chúng ta mới hiểu ra được phần cuối cùng cuộc đời của một bậc chân tu khổ hạnh!”

 

Đêm đó, Thiền Sư Lâm Tế đã lên pháp tòa ban cho lời khai thị tại chùa:

–Xá lợi có thể có một ý nghĩa nhất định đối với một số hành giả. Nhưng Đức Phật dạy rằng, Sắc tức là không; Không tức là sắc. Vì vậy, mặc dù các vị có thể nhìn thấy hình thức xá lợi bên ngoài, nhưng các vị phải kiểm tra xem thử đích thực là xá lợi của ai đó! (chứ không phải ngụy tạo). Sau đó, Sư cầm chiếc gậy Thiền chỉ vào hộp đựng xá lợi, ngay lập tức chúng bốc thành hơi và biến mất trước mắt mọi người. Ai nấy đều rất ngạc nhiên! Đại sư Lâm Tế tiếp tục: "Điều này có nghĩa là không Sắc và không Không." Sư chỉ cây gậy Thiền của mình một lần nữa vào hộp xá lợi, và chúng liền xuất hiện trở lại! Lâm Tế nói: “Sắc là Sắc; Không là Không.”

 

Các hàng đệ tử xuất gia và cư sĩ tại gia tập trung tại giãng đường hoàn toàn im lặng. Họ nghĩ: "Thiền Sư là một nhà ảo thuật chăng! Sao có thể như vậy được?” Họ bèn thưa: “Chúng con không hiểu những gì đang xảy ra!  Xin Sư phụ từ bi khai thị."

Lúc này, Lâm Tế đột nhiên hét to: "Katz! Bây giờ có bất kỳ xá lợi nào hay không?!” Không ai có thể trả lời. Mọi người càng bối rối hơn trước, nhìn thẫn thờ vào Sư, sau đó họ nhìn nhau, rồi lại nhìn Sư.

Nhận thấy mọi người kinh ngạc vì mình, Đại sư Lâm Tế tiếp tục: "Nếu bất cứ các vị hiểu được ý nghĩa thực sự tiếng hét của sơn Tăng, điều đó sẽ làm cho cuộc sống của các vị tốt hơn. Và tốt hơn nữa, so với việc tìm kiếm một trăm cân xá lợi của các thánh nhân. Tại sao tất cả các vị dính mắc với những di tích còn sót lại? Tại sao các vị tạo ra "tinh khiết" và "uế trược", "thánh" và "phàm", "sống" và "chết"? Người đàn ông khỏa thân này có đời sống rất đơn giản, trong sạch và tinh khiết. Khi ông qua đời, cơ thể của ông được hỏa táng và lưu lại nhiều xá lợi đẹp đẽ. Đó là sự thật. Tuy nhiên, ông đã không hiểu y phục nguyên thủy, ông đã không hiểu được con người thật của chính mình. Thật đáng buồn! Trong lời Phật dạy, điều nào quan trọng hơn: Sản xuất những viên ngọc xá lợi để lưu lại sau khi chết, hay là sự thấu rõ về con người thật của chính mình? Nếu các vị hiểu được Chân ngã chính mình, tốt hơn so với một trăm cân xá lợi. "

 

Kết thúc câu chuyện, Thiền sư Sùng Sơn nhìn người học trò khỏa thân của mình và hỏi: "Thế thì trước khi bạn được sinh ra, y phục nguyên thủy của bạn là gì?"

Thiền sinh đứng lên và thốt ra âm thanh "WO, WO, WO !!!" một lần nữa,

Sư Sùng Sơn liền đánh anh ta bằng cây gậy Thiền của mình. “BAM!”

–Ối! Ối! Thiền sinh hét lên.

–Bạn đang dính mắc với hành động điên rồ của bạn; bạn chỉ hiểu 'WO, WO, WO! "Đó không phải là chân thật ngữ của bạn, nó là vọng tưởng điên đảo. Nhưng tiếng la "Ối!" này, đó mới là thật ngữ ban đầu của bạn. Nó xuất phát từ cơ thể thực tại và tâm hồn bạn. "Ối!" là Tức-như-thị. Nhưng chỉ nói 'WO, WO, WO!' có nghĩa là bạn dính mắc vào Không, ở lãnh vực không Danh và không Sắc. Nếu bạn bị dính mắc chỉ để nói WO, WO, WO! Sau đó bạn không hiểu được ý nghĩa thực sự của WO, WO, WO! Vì vậy tốt hơn là bạn nên mặc lại quần áo.

 

–Ồ, thưa vâng. Cảm ơn Sư phụ rất nhiều.

 

Thiền sinh nói xong cúi đầu đảnh lễ, rồi ngoan ngoãn âm thầm lấy tay che phủ những bộ phận riêng tư của mình và lui ra.

           

-----------------

* Công-án, là ngôn ngữ đặc thù ngầm hiểu rõ tối thiểu của việc tập huấn về Thiền. Đó là một câu hỏi dành cho những Thiền sinh để quán niệm một cách sâu sắc và làm rõ nghi tình của họ dẫn đến tỏ ngộ. Dường như nghịch lý trong tự nhiên, một Công-án không thể được mở khóa haặc giải trình thông qua suy nghĩ hay nhận thức hợp lý từ trí não, mà là sự biểu hiện chân thật từ tự tánh, cần phải khơi dậy sự tỉnh thức trong tận cùng tâm linh sâu thẳm nhất và thường được thể hiện qua âm thanh hoặc hành động. Trong đó, hầu như vô nghĩa mà hành giả đang theo dõi Công án và bất chợt khi tâm thức bùng vỡ, có thể tiết lộ cho một bậc thầy đã tỏ ngộ thấu rõ chiều sâu chân lý và sự thẩm thấu của hành giả trong thiền định và cuộc sống.
blank

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Chín 2014(Xem: 9433)
Tánh thấy là tánh giác biểu lộ nơi sự thấy. Tánh giác thì vốn sẵn, thanh tịnh xưa nay thế nên tánh thấy cũng vốn sẵn, thanh tịnh xưa nay. Thế thì tại sao lại có ra cái thấy phiền não, sanh tử khổ đau? Cái thấy của chúng ta đã bị nhiễm ô bởi tham, sân, si, kiêu căng, đố kỵ… để thành ra các tướng sai biệt đến độ tranh chấp nhau không thể hoà giải. Đó là cái thấy sai lầm.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 9093)
Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 7677)
Đốn ngộ tiệm tu là một vấn đề căn bản quan trọng trong Thiền tông, vì đó cũng là con đường Thiền tông. Thiền sư Phổ Chiếu (1158-1210) trong Tu Tâm Quyết nói:
01 Tháng Tám 2014(Xem: 6941)
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 10419)
Trong những lời dạy của Lục tổ trong kinh Pháp Bảo Đàn, ngài đã đề cập và trích từ nhiều kinh luận như Duy Ma Cật, Kim Cương, Đại Bát Niết Bàn, Thành Duy Thức Luận, Đại Bát Nhã…. Trong kinh này, ngài nói đến nhiều chủ đề của Đại thừa như Ba Thân Phật, Vô tướng, Vô trụ, Vô niệm, Thiền định, quy y, phát tâm, sám hối…
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 14153)
Thực tại Thiền không phải là cái gì mới lạ. Đó là Phật tánh trong kinh Đại Bát Niết Bàn, là Tri Kiến Phật hay Thật tướng của các pháp trong kinh Pháp Hoa, là Như Lai Tạng trong kinh Lăng Nghiêm, Thắng Man, là Pháp Giới Tánh trong kinh Hoa Nghiêm, là Tánh Giác trong kinh Viên Giác, là Tánh Không trong kinh Đại Bát Nhã, là Thánh Trí Tự Giác trong kinh Lăng Già…
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 15300)
Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền (Dōgen Kigen) Nhật Bản thế kỷ mười ba là một nhà cải cách tôn giáo, một Phật tử thành tựu, một tư tưởng gia sâu sắc và một người viết văn sáng chói. Tác phẩm chính yếu của ngài, Shōbō-genzō, viết bằng một thể văn phức tạp, cách tân, được yêu thích trong thời gian gần đây không chỉ vì những thành tựu triết lý của nó mà còn do sự tuyệt hảo văn chương của nó, thuộc về những bản văn Thiền được quý chuộng nhất.
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 12098)
Chúng sanh mê lầm quên tâm chạy theo vật, hướng ra ngoài gọi là theo duyên, do đó bị cảnh duyên chuyển quên mất gốc, nhận lầm các pháp là thật có, nên gọi là cái thấy điên đảo. Điên đảo là cái thấy lộn ngược, cái giả cho là thật, cái thật thì không nhận thấy.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 6082)
Trong sự đi hoang nào đó của tư tưởng, cảm xúc, ngôn ngữ, thì bản chất của ngôn ngữ, âm thanh đều là vô thường, giới hạn, và không thật, vì nó không có thực tính độc lập, phải nương với nhau mà thành, nhờ vào căn, trần, thức mở lối nên mới hiện hữu.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 11401)
Đây là nhắc nhở cho tất cả về ý nghĩa "Đưa Tâm Về Nhà". Bây giờ mình phải ngược dòng lưu chuyển để đưa tâm về nhà. Như đã nói, hiện tại mình đang ở đây nhưng tâm mình thì đang lang thang ở quê người, đó gọi là xa quê, xa nhà, là mất gốc.