Những Nhà Sư Tu Hành Đặc biệt

27 Tháng Mười Một 201420:47(Xem: 5846)
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt

Những Nhà Sư Tu Hành Đặc biệt 

 

Ở Hàn Quốc có một ngọn núi nổi tiếng được gọi là núi Ji Ri và trên núi này có một ngôi chùa nhỏ cổ kính, gọi là Chon Un Thiền tự. Nó đã tọa lạc hàng mấy trăm năm nay, và được xây dựng ngay cả trước khi Thiền tông được thạnh hành tại Hàn Quốc.

Trải qua nhiều thế kỷ, ngôi chùa đã được hỗ trợ bởi những thế hệ Phật tử cư sĩ tận tâm ở quanh vùng. Lúc đó cũng nhờ các quan huyện trấn mhậm là những Phật tử thuần thành bảo hộ.

 

Vào một năm sau, khi quan huyện mới được bổ nhiệm đến nơi khu vực đó là một tông đồ Nho giáo, do đó ông không thích gì về Phật giáo. Mặc dù Phật giáo đã từng là Quốc giáo tại Hàn Quốc trong nhiều thế kỷ, khi Khổng giáo lên nắm quyền vào các triều đại Chosun (1392-1910)*, và Phật giáo đã bị đàn áp bởi các vua chúa khác nhau cùng các quan chức địa phương. Những tu sĩ Phật giáo nói chung đã lâm vào tình huống bị ngược đãi, đời sống tu hành nhiều nơi vô cùng khó khăn nghiệt ngã.

-----------------

* Năm 1392, tướng Yi Seong-gye đã lập nên một triều đại mới lấy tên là Chosun. Tầng lớp cai trị đầu tiên của triều đại này là lấy Khổng giáo làm phương châm chỉ đạo, nhằm giảm bớt ảnh hưởng của Phật giáo trong thời kỳ Koryo. Các triều đại Chosun đã cai trị vương quốc với một đường lối chính trị Nho giáo. Hệ thống thi cử có sự tham gia của dân chúng để tuyển chọn ra tầng lớp quan lại trí thức thời đại. Xã hội sùng đạo Khổng này đánh giá cao học thuật, coi thường thương mại và sản xuất. Đó cũng là thế yếu của đất nước. Họ cai trị suốt 618 năm.(ND)

 

Vì vậy, trong những lúc đó thật khá phổ biến đối với một ông quan mới luôn luông hống hách, bắt nạt. Họ nhìn Tăng chúng với cặp mắt cú vọ như muốn ăn tươi nuốt sống. Họ gây tạo rắc rối đủ thứ cho những ngôi chùa trong địa bàn do họ trấn giữ. Một ngày nọ, tên quan huyện cho triệu tập Lão sư trú trì ngôi chùa này. Khi Sư đến huyện đường, quan huyện đã không nói một lời, liền lấy cây quất trên đầu Sư thật mạnh.

 Sư trú trì hỏi: "Tại sao ông đánh tôi?

–Ngươi thật là tồi, Quan huyện trả lời. "Đệ tử của ngươi hầu hết còn trẻ, không làm việc gì ích nước lợi dân. Bọn ngươi chỉ ăm bám xã hội, cứ ngồi nhắm mắt trong phòng cả ngày, không chịu lao động sản xuất, để ngày giờ luống qua. Ta thấy tất cả những người dân nơi đây cặm cuội làm việc, cung cấp cho các ngươi nào thực phẩm, quần áo, thuốc men… Vậy mà các ngươi chỉ ăn không, ngồi rồi, nằm xuống và ngủ. Ta không thích điều đó! Tất cả các ngươi là những tên trộm gạo! Trong khi mọi người trên thế gian này đã phải lao đầu làm việc vất vả, không như những tu sĩ các ngươi. Vì vậy, bây giờ ngươi phải đóng thuế thật nhiều cho nhà nước." Sau đó, ông đánh sư trú trì thêm lần nữa. Sư trú trì nhẫn nhục nói:

            –Được rồi, chúng tôi bằng lòng sẽ đóng các khoản thuế mới cho nhà nước, Lão sư cho biết, mặc dù chùa ông nhỏ, rất nghèo và trước đây chưa bao giờ buộc phải nộp thuế. Ông rời khỏi huyện đường và trở về chùa. Khi về đến nơi, thầy quản lý kho bếp nhìn thấy khuôn mặt của Lão sư trông rất thảm nảo. Ông hỏi: “Thưa Sư phụ, có chuyện gì đã xảy ra nơi quan huyện?"

 

Sư trú trì kể lại tất cả sự việc, chư Tăng ai nấy đều dâng  lên niềm cảm xúc và giữ im lặng với nhau thật khá lâu.

Sau đó, khuôn mặt của thầy quản lý bỗng nhiên sáng lên.

 –A! con có một ý kiến hay! Chúng ta sẽ mời quan huyện đến đây, để cho ông ta thấy rõ như thế nào về cảnh nghèo khó và tu hành gian khổ của chúng ta. Nhưng sẽ nói cho ông ấy biết rằng chùa chúng ta còn lưu giữ nhiều cổ vật quý hiếm và các công trình nghệ thuật vô giá. Nếu ông thích cái nào, ông có thể đến lấy vài món về làm của riêng.

Bởi lẽ thầy quản lý đã đạt được tâm thông, biết rằng quan huyện này có máu tham ô và kỳ thị. Cho nên làm điều này tốt hơn là đem tiền nộp cho ông ta bỏ túi xài riêng.

Sư trú trì cho biết:

–Đó là một kế sách tuyệt vời. Nhưng có vấn đề là… chúng ta không có bất kỳ loại đồ cổ nào. Cũng như không có bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào có giá trị, thì làm sao thực hiện điều đó? Con có điên không? Sư tỏ ra rất bối rối.

–Bạch Sư phụ đừng lo, đừng lo," thầy quản lý nói. “Sư phụ chỉ cần mời được ông ta đến đây. Con sẽ tự lo liệu phần còn lại. "

– Tốt lắm! Sư trú trì đáp, và nheo mắt liếc nhìn người đệ tử quản lý thông minh lanh lợi của mình. Sư đã biết người đệ tử trẻ này kể từ khi bước vào chùa tu học, thầy thực hành thiền rất chăm chỉ, tinh tấn. Vì vậy có lẽ thầy đã có một số kế sách đặc biệt qua tuệ giác siêu việt của mình...

 

            Hôm đó, thầy chuẩn bị rất nhiều món ăn ngon và thức uống khai vị. Thầy cũng sai một vài tu sĩ đến khu vườn để thu thập các loại rau tươi, quả tốt. Bánh đúc lá dứa bằng gạo đặc biệt được làm ra, thái lát và rắc bột đậu phụng lên mặt. Họ nấu nướng các món chay thịnh soạn ngon nhất của chùa, mà chỉ vào những ngày đặc biệt như Lễ Phật Đản mới có được. Mọi người rất đổi vui mừng! Họ cũng tò mò về kế hoạch của thầy quản lý kho bếp.

 

Khi Sư trú trì ra đi trong thời gian ngắn và trở về cùng với tên quan huyện. Ông ta bước vào phòng khách chà xát đôi bàn tay của mình, đưa cặp mắt liếc nhìn quanh quất từ bên này sang bên kia như tò mò quan sát. Các tu sĩ sắp đặt những món chay vào bàn và mời ông dùng bữa.

 

            Tuy nhiên, tên quan này đâu thèm để ý đến các thức ăn chay lạt đặc biệt của chùa. Ông chỉ muốn tìm kiếm những món đồ cổ xinh đẹp mà ông có thể lựa chọn cho mình. Khi các nhà sư đã cố tình làm cho ông ta thư thả thoải mái, thì ông phát sốt ruột thốt lên:

– Này lão trú trì! Ta muốn nhìn thấy những món đồ cổ của chùa. Chúng ở đâu?

Sư trú trì gọi vọng: "Thầy quản lý à !"

– Dạ vâng, bạch Sư phụ gọi con?

– Đến lúc mang đồ cổ ra đi!

–Vâng, bạch Sư phụ, con sẽ mang ra ngay! Thầy quản lý  quay lưng và đi vào nhà bếp trong một phút. Tất cả đã nghe được âm thanh của các đối tượng khác nhau bị ném từ chỗ này sang chỗ kia như để thị uy. Nào là một chiếc bình rỗng rơi xuống, một chai thủy tinh đập vỡ. Mọi người đều tỏ ra rất lo lắng!

 

            Cuối cùng thầy quản lý kho bếp xuất hiện và mang theo bên mình chỉ có một cây chổi! Với một cử chỉ kính trọng, thầy cúi xuống thật sâu tới thắt lưng và dâng nó cho quan huyện. Ông ta thấy vậy tỏ ra rất tức giận quát:

–Mi là nhà sư ngu ngốc! Mi nghĩ ta là ai mà có hành động xấc láo như thế? Đó chỉ là một cây chổi cùn không quá vài tháng tuổi có gì là trân quý chứ!

Thầy quản lý làm bộ ngạc nhiên:

–Nhưng quan nói thế thật không đúng. Đây là một kho tàng vô giá và có năng lực rất nhiệm mầu.

 

Quan huyện lại bừng cơn thịnh nộ:

–Mi cho ta là thằng ngu dốt ư? Ta là một đường quan cai trị toàn bộ khu vực này! Mi nghĩ rằng mi đang nói chuyện với ai đây? Liệu hồn cho ngươi đó.

 

Tất cả các nhà sư khác run lên trong sợ hãi, bởi vì tên quan huyện rất có quyền uy, hét ra lửa, mửa ra khói. Y là ông trời con thống trị thiên hạ một vùng. Nhưng thầy quản lý không hề nao núng, với đôi mắt nhắm lại và chiếc cằm nhô ra một chút, thầy đã có một nụ cười tự tin rộng rãi hiện lên khuôn mặt của mình.

 

Thầy nói: “Chổi này rất cổ kính. Nó được đức Phật chế tác thành Pháp môn tu từ hơn hai ngàn năm trước, dùng để quét sạch rác rưởi bụi bặm. Nếu ngài cưởi cái chổi này dù chỉ một lần, ngài có thể bay qua bầu trời!”

–Bay ư? Quan huyện nhìn thầy. "Có thật không?"

–Vâng. Thưa. Đó là sự thật!

–Được, tốt lắm. Quan huyện nói. "Vậy thì, ngươi hãy thử trước cho ta xem.

–Không sao. Tôi sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên cho quan huyện thấy. Nhưng ông không được suy nghĩ bất cứ điều gì khi nhìn nó bay đi. Đừng nghĩ tốt và cũng đừng nghĩ xấu. Chỉ giữ một tâm thanh tịnh sáng suốt!

–Được rồi! Quan huyện trả lời.

 

Sau đó, Thầy quản lý đặt cây chổi kẹp giữa hai chân của mình và – Vèo !!  Nó cùng thầy bay lên không trung. Thầy bay đi vòng quanh chùa một lần rồi đáp xuống phía trước mặt quan huyện. Quan huyện không thể tin vào mắt mình, nhà sư này đã thực sự bay qua không gian! Quan huyện nể phục chà xát hai tay vào nhau và nói:

–A! Như vậy ta phải lấy cây chổi này mới được!

 

Tuy nhiên, thầy quản lý nhìn ông ta và nói:

–Bẩm quan!

–Vâng? Ông ta trả lời, và lộ vẻ rất kính nể thầy quản lý.

– Cây chổi thuộc về ngài. Vậy hãy thử một lần đi. Thầy bảo.

–Có thể được không?

–Nếu tâm ngài tốt, thì việc cưỡi chổi này là có thể. Còn như tâm ngài xấu, thì nó sẽ không di chuyển dù là một phân.

–Nhưng tâm tôi không phải xấu tệ! Quan huyện nói.

–Chúng tôi biết rồi, chúng tôi đã biết hết rồi. Thầy quản lý vừa cười vừa nói tiếp: "Nhưng cây chổi này đã hiểu tâm của quan. Vì vậy, hãy tự cố gắng và bảo trọng lấy mình."

 

Quan huyện cầm cây chổi kẹp giữa hai chân thật chặt và nhảy, nhảy. Nhưng ông đã không hề di chuyển được tí nào!

 

–Bẩm quan, không tốt, thầy quản lý nói. "Như vậy chứng tỏ ông luôn luôn gây ra nhiều hành động xấu ác, vì vậy ông không thể bay được trên cây chổi này. Những người khác có tâm chân thật, trong sáng, không rác rưởi, không bụi bặm có thể bay được, ngoại trừ quan. Tôi chỉ là người quản lý kho bếp lo việc nấu ăn trong chùa này, vậy mà tôi có thể bay được. Huống chi Sư phụ của tôi còn bay trên nó trong mọi lúc, mọi nơi như thế đó."

 

Quan huyện đã không nói nên lời, hoàn toàn bất động. Sau đó, thầy quản lý kho bếp chỉ vào thiền đường chính và nói với quan huyện:

–Có các tu sĩ hiện ở đó, họ có thể phát ra nhiều năng lực đặc biệt. Họ có thể chỉ vào người quan, và –bùm!– tạo cho ông một cú sốc như điện giựt! Tất cả họ sống đạm bạc và tham thiền suốt ngày. Bất cứ lúc nào ông có ác tâm gây ra những hành động bất thiện, dù nhỏ nhặc đến đâu, họ đều cảm nhận được. Đôi khi họ thấy ông làm sai trái điều gì, họ có thể gửi năng lực nhiều hơn để cho ông phản tỉnh. Vì vậy, ông phải giữ một tâm công chính, sáng suốt, bình đẳng, nhân ái để lo cho dân, cho nước mới phải là người lãnh đạo anh minh. Ông có muốn nhìn thấy bên trong thiền đường này không? "

 

–Vâng, thưa thầy, tôi rất muốn. Quan huyện nói.

–Vậy thì, ông cứ theo tôi. Chúng ta không thể mở cửa, chỉ cần làm ướt ngón tay và chấm nó qua cửa sổ bằng giấy bổi trắng như thế này thì có thể nhìn vào bên trong.

 

Khi họ chăm chú nhìn vào thiền đường, họ thấy các nhà sư ngồi ở nhiều vị trí khác nhau. Một số ngồi cúi về phía trước, cằm tựa gần vào ngực; một số ngồi với cái đầu nghiêng sang một bên; trong khi những người khác ngồi gục về bên trái. Họ ngồi tất cả các tư thế khác nhau.

Quan huyện hỏi: "Những người ngồi hơi cúi nhìn về phía trước là tu loại thiền gì?"

–Đó là Thiền Tam muội, giữ tâm Chánh định. Thầy quản lý

nhà bếp đáp.

–Loại thiền gì mà có những người đầu chúc ngược xuống với cái miệng hả to ra?

–Đó là Thiền thông thiên địa.

–Và có người ngã về bên trái?

–Đó là Thiền tự tại.

Quan huyện nói: –Ồ! Thật tuyệt vời! Có thực sự là nhiều loại thiền như thế à!

 

–"Tất nhiên!" Thầy quản lý đáp. "Các nhà sư vĩ đại này sử dụng bất kỳ loại thiền định nào để cứu giúp thế giới này. Khi họ hoàn thành một loại thiền, họ sẽ tiến vào các loại khác. Phong cách của tôi là chỉ tu theo thiền cưỡi chổi. Tôi không sử dụng bất cứ điều gì để làm việc này ngoài trừ “Chổi quét”. Một ngày nào đó, cơ thể tôi có thể biến mất và trở thành mây khói, có thể đến và đi bất cứ nơi nào mà không hề trở ngại. Khi ông trở về nhà, nếu làm những hành động bất lương, thì thân xác các nhà sư tu thiền này có thể cũng biến đổi trở thành làn khói, rồi bay quyện vào nhà ông để trừng phạt ông."

 

–Thôi được, Thôi được! Quan huyện la to, “Ta bãi miễn  việc thu thuế chùa này! Trước đây, ta chưa hiểu các vị, nhưng bây giờ ta sẽ hỗ trợ cho các vị yên ổn tu hành! Ta sẽ làm bất cứ điều gì có thể."

 

Vì vậy, quan huyện từ giả và trở về bản sở. Ông không bao giờ làm phiền các nhà sư tu thiền của chùa Chon Un nữa. 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10223)
Phật cùng chúng sinh một tâm không khác. Tỷ như hư không, không tạp loạn, không hư hoại. Như vầng nhật lớn chiếu khắp thiên hạ; khi mặt trời lên chiếu sáng khắp nơi, hư không chưa từng sáng. Lúc mặt trời lặn u tối khắp nơi, hư không chưa từng tối. Cảnh sáng tối tự tranh nhau, còn tính của hư không thì rỗng rang không thay đổi. Tâm của Phật và tâm của chúng sinh cũng như vậy.
25 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11042)
"BÂY GIỜ ĐẠI THIỀN SƯ đã nhập diệt, chúng ta chỉ còn lại những câu chuyện. Và, may mắn thay, cuốn sách này là hiện thân như ngài còn sống, cho những ai chưa từng có cơ hội gặp được ngài. Qua các trang sách này, nếu bạn lưu tâm suy gẫm và để cho chúng thấm sâu vào tâm hồn bạn, bạn sẽ thực sự thấy ngài trong lời khai thị mà mình không thể bắt chước được và có lẽ quan trọng hơn nhiều, đó là niềm mong mỏi của ngài, bạn sẽ gặp lại chính mình."
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14324)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5922)
Người học Phật, trước tiên cần thấy tính. Thấy tính, không phải là nói về cái có thể nhìn thấy. Gọi là thấy, là thấy cái ở những nơi không thể nhìn thấy. Cho nên, nhìn thấy "cái thấy không thể thấy" thì chân tính sẽ hiện ra. Bản tính của cái thấy là vô sinh, nên "cái thấy sinh nẩy" là không có. Cũng không có sự thực hữu của tính, mà cái thấy chân thực thì không thay đổi, cho nên mới nói: thấy tính một cách chân thực.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 13279)
Phương pháp của Thiền là cắt đứt con đường nói năng và dập tắt khung trời khái niệm trong đó ý thức cứ tiếp tục tư duy và đi tìm kiếm những ý niệm để cố gắng tìm hiểu thực tại (ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt). Ngôn ngữ đạo đoạn là cắt đứt con đường ngôn ngữ. Tâm hành xứ diệt nghĩa là dập tắt vùng trời của sự suy tư bằng khái niệm, đừng để tâm ý đi tìm những ý niệm: có-không, sanh-diệt,…
30 Tháng Chín 2014(Xem: 15362)
Đạo Phật nước Việt Nam chúng ta ngày nay có hai pháp môn tu chính là Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Hai pháp môn Thiền và Tịnh cùng xuất phát trong hệ kinh tạng Đại Thừa, nói có hai pháp môn nhưng cùng cứu cánh cùng đi đến thành quả là hết khổ đau sanh già bệnh chết cho chính mình và cho mọi người.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 9030)
Từ khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma qua trung quốc truyền tâm ấn đạo lý giác ngộ theo truyền thuyết thì sơ Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền cho vị đệ tử kế thừa là ngài Thần Quang Huệ Khả bộ kinh Lăng-già tâm ấn. Nhưng phải chờ đến hơn ba trăm năm sau và qua sáu vị Tổ thì đạo giác ngộ mới nở hoa kết trái. Tuy nhiên hạt giống của Tổ Bồ-đề-đạt-ma gieo trên đất Trung Hoa là kinh Lăng-già nhưng nở hoa kết trái lại là kinh Kim cang. Tại sao lại có sừ sai biệt như vậy, dù rằng cả hai bộ kinh đều do Như Lai Thế Tôn thuyết giảng.
27 Tháng Chín 2014(Xem: 13252)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, tuyệt vời. Tôi có nhiều cơ duyên với ngài... ngay cả từ thời rất là thơ trẻ, khi còn ở trong nước và khi chỉ mới đọc các bài báo sơ sài về ngài. Đất nước Tây Tạng và vị lãnh đạo này là một thế giới kỳ bí, không chỉ vì xa xôi cách biệt nhưng cũng vì niềm tin của dân tộc này rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma là hóa thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát.
22 Tháng Chín 2014(Xem: 11770)
Quyển Lâm Tế Ngữ Lục song ngữ này được soạn thảo cho lớp Phật pháp tiếng Anh và cho giới trẻ người Việt học Phật. Đây là một phần việc trong chương trình giới thiệu những bản dịch hiện nay về văn bản Thiền cổ điển.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 8763)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà.