Sự Sai Lầm của Lục Tổ

27 Tháng Mười Một 201420:56(Xem: 5737)
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt

Sự Sai Lầm của Lục Tổ 

 

Những năm trước đây, lúc còn sanh tiền, Thiền sư Sùng Sơn và một số môn sinh của ông đã đến thăm Trung Quốc, chiêm bái những ngôi chùa danh tiếng và những thánh tích gắn liền với lịch sử Thiền tông nước này. Họ gặp các tu sĩ Phật giáo và những vị thầy dạy Thiền, tất cả chào đón đoàn một cách nồng nhiệt.

 

Nơi đầu tiên đoàn đến viếng là chùa Lục Tháp (Liu Rông,) tại Quảng Châu, và kế là một ngôi chùa Lâm Tế có gần 1.400 tuổi. Thiền sư Sùng Sơn và các môn sinh của ông đã được tham dự một “tua” du lịch, qua những ngôi chùa cổ và các đại tháp bởi vị trú trì hướng dẫn. Đó là Đại sư Sul Bong, người đã giới thiệu các kiến trúc khác nhau và một số dự án được sửa chữa phục hồi do những thiệt hại gây ra trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Cuối cùng, họ đến hội trường Lục Tổ, đoàn rất vinh dự được tới đây vì nó tạo nên một ấn tượng thật sâu sắc.

 

            Họ đã thảo luận bên trong hội trường, trên tường có treo lên bài thơ nổi tiếng của đức Lục tổ viết bằng chữ Hán trong một cái khung gỗ. Với tất cả những môn sinh của các trường phái Thiền, bài thơ này có tầm quan trọng rất lớn trong việc thành lập truyền thống Thiền tông tại Trung Quốc. Nhưng đối với các nhà sư Trung Hoa, đặc biệt bài thơ này được coi như một sự tôn kính thiêng liêng, nói về bản thể tuyệt đối của Tổ sư Thiền.

 

Đây là câu chuyện của bài thơ: Thuở xưa, Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ở Huỳnh Mai đã đề nghị sẽ truyền Pháp cho những ai có thể diễn đạt bản tâm qua việc trình kệ kiến giải của mình. Người đứng đầu Tăng chúng trong chùa là thủ tọa Thần Tú (Shin Hsiu). Ông có khả năng học rộng, văn hay chữ tốt, lại là giáo thọ trong chúng, ông lẻn viết trên vách  nhà cầu bằng bốn câu kệ sau đây:

 

Thân thị Bồ đề thọ.

  Tâm như minh kính đài.

  Thời thời thường phất thức.

  Vật sử nhạ trần ai

 

(Thân là cây Bồ Đề.

  Tâm như đài gương sáng.

  Thường siêng năng lau chùi,

  Chớ để dính bụi trần.)

 

Lư cư sĩ Huệ Năng mới vào chùa làm công quả giã gạo, nghe được bài thơ này và ngay lập tức cũng muốn bày tỏ quan điểm của ông về bản thể tâm mình, ông nhờ người viết hộ kế bên bài kệ của thủ tọa Thần Tú như sau:

 

“ Bồ đề bổn vô thọ.

  Minh kính diệc phi đài.

  Bổn lai vô nhứt vật.

  Hà xứ nhạ trần ai ?

 

 (Bồ đề vốn không cây;

  Gương sáng chẳng phải đài.

  Xưa nay không một vật;

  Chỗ nào để dính bụi?)

Nghe trong chúng xôn xao về việc này, Ngũ tổ liền đến nơi đọc xong bài thơ của Lư cư sĩ, rồi xé vứt đi. Bởi vì Ngũ tổ nghĩ rằng nó đã vượt trội so với bài thơ đầu của thầy Thần Tú. Nếu để như thế thì sẽ có thể tổn hại đến tánh mạng của Lư cư sĩ. Do đó, sau khi Lư cư sĩ lãnh hội yếu chỉ, vào lúc canh ba được Ngũ tổ truyền Tâm pháp, cùng  việc trao Y Bát và ban cho pháp hiệu Huệ Năng, trở thành vị Tổ sư Thiền đời thứ sáu trên đất nước Trung Hoa thời ấy.

 

Khi thầy trú trì chùa Liu Rong, Thiền sư Sùng Sơn và những môn sinh của mình nhìn vào bài thơ treo trên tường tại hội trường Lục tổ, Sùng Sơn nói:

–Với bài thơ này, Lư Cư sĩ Huệ Năng đã được công nhận và trở thành vị Tổ sư Thiền đời thứ sáu. Nhưng có một sai lầm trong bài thơ này. Bạn là người trú trì ngôi chùa, bạn có nhìn thấy sai lầm của đức Lục tổ không?

 

Thật là một cú sốc bất ngờ, thầy trú trì chỉ tay vào bài thơ hỏi: “Sai lầm của đức Lục tổ ư? Tôi không thể tưởng tượng  nỗi... Vào dòng nào?”

–Không, không, Sùng Sơn trả lời. "Không phải các dòng chữ này —  các dòng kệ đều chính xác. Các mẫu tự đều chính xác. Nhưng ý nghĩa bài kệ này là một sai lầm lớn. Nếu nói “Xưa nay không một vật", tức đã là một sai lầm lớn. Bởi vì nếu bạn thực sự tin rằng “Xưa nay không một vật" tức là “Bản thể không có gì”, thậm chí không thể viết hoặc nói. Như vậy đã tạo ra một cái gì rồi. Đó là sai lầm đầu tiên.

 Ngoài ra, đức Lục tổ đã tạo ra ba hạt bụi — Thứ nhất, bụi “Xưa nay không một vật.” Thứ hai, bụi "Bồ Đề” và Thứ ba, bụi “gương sáng chẳng phải đài". Vì vậy, làm thế nào ngài có thể nói, trong dòng kệ cuối cùng, "Chỗ nào còn dính bụi?" Đã có nhiều, rất nhiều bụi trong bài thơ này. Thật là mâu thuẫn! Vì vậy, toàn bộ bài thơ này là một sai lầm lớn". Sau đó, Thiền sư Sùng Sơn nhìn vào thầy trú trì, người có đôi mắt vẫn mở rộng tỏ vẻ ngạc nhiên, Thiền sư hỏi:

–Làm thế nào bạn có thể chỉnh sửa lại bài thơ này.

Thầy trú trì trả lời:

–Vâng, khi Lục tổ đã viết "Xưa nay không một vật", tức là ngài đã đề cập đến cụm từ trong Kinh Kim Cang: Tất cả hình tướng đều hư dối, không thật; Nếu bạn thấy các pháp sanh khởi cũng như là hoại diệt, bạn có thể thấy được chân tánh (Như lai)." Đó là những gì Lục tổ muốn tỏ bày.

Thiền sư Sùng Sơn nói:

–Vâng, đó là nguyên tắc của Tánh không. Thầy thủ tọa Thần Tú đã viết về "Sắc tức là không; Không tức là sắc.” Bài ​​thơ của Lục tổ cho thấy "không Sắc, không Không". Nói cách khác, thầy thủ tọa bị dính mắc với sự vô thường của ngôn từ hiện tượng, trong khi Lục Tổ bị dính mắc với tánh Không. Tất cả đều có ý nghĩa — Tuệ giác. Tuy nhiên, Chân thật ngữ là Sắc tức Sắc; Không tức Không. Bạn có thể đánh ngã bài thơ của Lục tổ từ quan điểm bất nhị của "Sắc tức Sắc, Không tức Không” được chăng?

Sư trụ trì nói:

 –Ồ, trên thực tế, mở miệng đã là một sai lầm rồi!

Thiền sư hỏi:

–Vậy thì làm thế nào bạn có thể mở miệng ngay cả khi nói điều đó?

Thầy trú trì lấy hai bàn tay bịt miệng mình lại rồi nói:

–Ồ, vâng! Tôi đã tạo ra một sai lầm!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Chín 2015(Xem: 11780)
Phật pháp có thiên kinh vạn quyển để hiển bày Tâm hay tánh Không của vạn pháp, để hướng dẫn con người giác ngộ, giải thoát. Giải thoát tức là ngộ ra sự trói buộc là không có thực chất, không có thật, chứ không phải là xưa nay bị trói buộc rồi bây giờ mới tìm cách thoát ra. Ngã, Pháp đều không, thì ai bị trói buộc, có cái gì trói buộc ?
29 Tháng Sáu 2015(Xem: 6892)
Đây là hai vấn đề được thảo luận rất nhiều trong triết lý, cả Tây lẫn Đông. Chỉ nghiên cứu phần hiện tượng là Hiện tượng học (Phenomenology) của triết gia Husserl mở đầu cho các loại triết lý hiện sinh sau này (Existentialism).
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 9088)
Chữ Tenzo (nơi tựa bài giảng của Đạo Nguyên) là danh hiệu dùng để gọi người đầu bếp trong một ngôi chùa. Nói chung chữ "Tâm" (Shin) là một thuật ngữ chủ yếu và vô cùng quan trọng đối với Thiền Học nói riêng và Phật Giáo Đại Thừa nói chung, đặc biệt là ở các nước Á Châu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, thế nhưng lại là một thuật ngữ khá "mơ hồ" vì rất khó xác định.
20 Tháng Năm 2015(Xem: 5879)
Tiểu luận này của Đạo Nguyên nhằm phản đối quan niệm sai lầm rằng bản tánh của những sự vật như là tánh không thì chống đối lại hay loại trừ những hình tướng của những sự vật, hay hiện hữu tương đối.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 14595)
Đây là một quyển sách nhỏ "Tranh Chăn Trâu Ngẫu Hứng" do Sư Cô Thích Nữ Thuần Quán ghi lại từ những cảm xúc trong tu tập.
04 Tháng Năm 2015(Xem: 11134)
Bản dịch tiếng Việt “Thiền Vô Niệm” này đã được chúng tôi thực hiện vào năm 1987 từ bản văn tiếng Pháp “Le Non-Mental Selon la Pensée Zen” do Hubert Benoît dịch từ nguyên tác tiếng Anh, “The Zen Doctrine of No Mind” của cố Tiến sĩ D. T. Suzuki.
23 Tháng Tư 2015(Xem: 7547)
Nhân đọc bài viết " Bất lập văn tự " của cư sĩ Nhuận Bảo và xem lời comment của một số Đạo Hữu xa gần thấy có đôi chỗ cần làm sáng tỏ thêm nên mạo muội viết bài này tới quý ban điều hành trang Web mong cũng được đóng góp đôi lời vào một vài vần đề mà tôi có chút tìm hiểu . rất hy vọng bài viết của tôi sẽ được đăng ngõ hầu tôi cũng có thể được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm tri thức từ các Đạo hữu gần xa để giúp tôi mở mang thêm những hiểu biết còn hạn chế của mình trong quá trình tìm hiều phật giáo . trân trọng cảm ơn!
20 Tháng Tư 2015(Xem: 115259)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.