Không Chứng, Không Đắc

27 Tháng Mười Một 201421:08(Xem: 5566)
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt

Không Chứng, Không Đắc 

 

Một Thiền sinh đã từng hỏi Thiền sư Sùng Sơn:

–Làm thế nào chúng ta đạt đến Chân không? Đôi khi tôi có một cảm giác trống rỗng, giống như tất cả mọi thứ là vô nghĩa. Nhưng tôi nghi ngờ rằng đây không phải là loại rỗng không mà Đức Phật muốn chúng ta thấu đạt. Phải chăng tôi đã sai lầm?

 

Thiền sư Sùng Sơn trả lời: "Các loại cảm giác trống rỗng mà bạn đang nói không phải là Chân không. Đó là một loại cảm giác trống vắng trơ trọi. Nó dựa trên sự dính mắc của những cảm xúc và điều kiện. Ngay sau khi những cảm xúc hay điều kiện này thay đổi, sự trống vắng biến mất, đúng không?"

 

–Vâng, đúng thế! Thiền sinh trả lời.

 

–Như vậy, đó không phải là Chân không. Chân khôngsự quán chiếu, là cái nhìn sâu sắc về bản thể của vũ trụ, và không bao giờ thay đổi. Nhưng nhiều người cố chấp, đuổi theo sự vật rồi dính mắc chúng, vì vậy khi chúng mất đi, tất cả mọi thứ cảm thấy dường như vô nghĩa và trống vắng.

 

            Tôi muốn giải thích nó theo cách này: Gần đây tôi có đến viếng thăm ông Ku, một Thiền sinh rất năng động mãnh liệt của tôi. Ông đã bảy mươi tuổi, từ Hàn Quốc đến Mỹ thăm con gái của mình. Tất cả chúng tôi cùng đi trên chiếc ô tô đến Plymouth Rock, miền Đông bắc Hoa Kỳ, bởi vì ông Ku muốn nhìn thấy nơi khai sanh nước Mỹ đầu tiên. Sau đó tất cả chúng tôi đã có bữa ăn tối và đến ngồi bên bờ Đại tây dương. Tôi hỏi ông: "Thưa cụ, Cụ là một Phật tử, cũng là một Thiền sinh tuyệt vời. Cụ đã nhận ra điều gì từ cuộc sống này? "

 

–Không có gì. Ông đáp.

Ông Ku là chủ tịch của một doanh nghiệp rất thành công tại Hàn Quốc. Ông sống trong ngôi nhà sang trọng và đẹp nhất ở thủ đô Seoul, Nam Hàn. Một số người con của ông đã định cư ở Mỹ, và một số ở Hàn Quốc. Em trai của ông sở hữu một công ty thực phẩm nổi tiếng. Gia đình ông và các con cháu rất giàu có, thuộc hạng thượng lưu. Vì vậy, tôi nói với ông ta, con gái của cụ có một căn nhà đẹp; cô ấy thật là hạnh phúc nhỉ! Ông trả lời: “Tôi không biết. Nhà đẹp ư? Hạnh phúc ư? Là loại Hạnh phúc gì vậy? Tôi không biết." Sau đó, ông hỏi: "Thế nào là Chân hạnh phúc?”

 

Ông ấy đã hiểu thế nào là Chân hạnh phúc. Ông đã bảy mươi tuổi, và đã chứng kiến tất cả mọi việc xảy ra. Trong đời mình, tuy ông đã làm nhiều điều thiện, nhưng có rất nhiều điều đã xảy ra với ông ta. Phần lớn đã xuất hiện và biến mất trong cuộc sống của mình. Lên, xuống, xuống lên, lên xuống. Cuối cùng, ông cũng sẽ chết với hai bàn tay không. Nhưng khi tôi hỏi ông, "Cụ đã đạt được điều gì?" Ông nói, "Không có gì."

 

"Không có gì” là gì? Hiểu rõ “không có gì” không phải là điều tương tự như chứng đắc hay đạt được “không có gì”. Nếu bạn chỉ hiểu “không có gì”, bạn vẫn còn có một vấn đề. Nếu bạn hiểu “không có gì”, sau đó bạn cảm thấy cuộc sống của bạn giống như một đám mây, như ánh chớp, như sương rơi. Tất cả mọi thứ đang thay đổi, đổi thay. Tất cả hình tướng luôn luôn sanh và diệt. Vì vậy, “Vạn pháp giai không”, cho nên cuộc sống của tôi chẳng có gì. Sắc tức là không, thì cuộc sống của tôi là không — không có gì! Nếu bạn chỉ hiểu điều này, chúng tôi cho bạn bị dính mắc với Không, bạn không thể có chức năng trong từng khoảnh khắc hiện tại cho những vấn đề khác. Đó là loại bệnh thần kinh, là trạng thái cực đoan, quá khích, chủ nghĩa hư vô. Điều này đã xảy ra cho nhiều người, nhiều nơi trên thế giới hiện nay.

 

Nhưng nếu bạn đạt đến không có gì, sau đó mọi thứ không có vấn đề. Nhà bạn là chính xác, tâm bạn là chính xác, hành động bạn là chính xác, tự tánh bạn là chính xác. Bởi vậy, nếu bạn đạt đến “Không có gì”, đó là không Sắc, không Không. Nhưng nếu bạn nói, “Không Sắc không Không”, thì điều này cũng là đang suy nghĩ; và nếu bạn nói “Không có gì” bạn không hiểu “không có gì”. Khi bạn đạt đến “không có gì” một cách chính xác, không có lời nói và chữ nghĩa. Như thế là gì? Sắc tức Sắc, Không tức Không. Các pháp Tức Như—Như thị.

 

Vậy thì nếu bạn được 70 tuổi, và có người nào đó hỏi bạn: bạn đã đạt tới cái gì? Bạn sẽ trẻ lời ra sao?

 

(Thiền sinh lấy tay đập xuống sàn nhà)

 

–Không dỡ. Nhưng nếu bạn không có tay thì bạn làm gì? Ha ha ha! Vậy tôi hỏi bạn, trước khi bạn sanh ra, bạn không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Bây giờ bạn có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Rồi khi bạn chết, cũng không còn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Cho nên cái mà bạn suy nghĩ và hành động đập xuống sàn chỉ là một trạng thái nhất thời, nó không phải Chân tánh. Vậy là gì? Sau đó, bạn là gì? Điều này rất quan trọng! Nếu trả lời bằng cách đập xuống sàn nhà, thực ra không xấu cũng không tốt. Nhưng nếu bạn không có thân này, thì bạn lấy gì để đập? Đập có nghĩa là sự tỏ ngộ về không. Hoặc là vạn pháp quy nhất. Nhưng nếu bạn đạt được Chân không, thì sau đó là gì? Hãy cẩn thận!

 

Vì vậy, sự hiểu biết về không, và cảm thấy trống không, cả hai đều không thể giúp ích cho cuộc sống của bạn. Nhưng nếu bạn quán chiếu thật sâu sắc bên trong “Ta là gì ?” Sau đó, bạn có thể đạt được Chân không, và giúp đỡ cho cả thế giới này. Hiểu không?

 

Thiền sinh cúi đầu làm lễ :

- Xin cảm ơn Sư phụ đã từ bi khai thị.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Tư 2015(Xem: 5957)
Bất lập văn tự ở đây chẳng có nghĩa là hoàn toàn không dụng đến ngôn từ , chữ nghĩa như nhiều người thường nhận lầm, hiểu lầm qua cách định nghĩa từng lời, từng chữ một cách máy móc và giản đơn. Phải hiểu cách rốt ráo, rằng Tông chỉ của Ngài Bồ-đề Đạt-ma không ràng buộc vào ngôn ngữ, chữ nghĩa
19 Tháng Tư 2015(Xem: 12442)
Tất cả chúng ta đều đồng ý là, pháp tu của Đạo Phật, dù phương tiện có thể khác song cứu cánh phải gặp nhau. Nếu hai pháp tu mà phương tiện và cứu cánh đều khác biệt nhau thì, pháp nầy là Đạo Phật, pháp kia hẳn không phải Đạo Phật. Phật giáo Việt Nam đã mang sẵn hai pháp tu Thiền: Thiền Tông và Thiền Nguyên Thủy.
14 Tháng Tư 2015(Xem: 5856)
Một chỗ thấy biết vắng lặng, trong trẻo, bất động, vô ngại, vô biên hốt nhiên hiển hiện trước mắt người con Phật, đồng "một" thực tại phi thời gian, đã làm đảo lộn các chuẩn mực và mọi giá trị qui ước xưa cũ vốn có từ thuở lọt lòng của người ấy, đối với cuộc sống và cảnh giới này.
10 Tháng Tư 2015(Xem: 8460)
Huệ Năng đang gánh củi bỗng nghe được câu kinh mà ngộ. Ông xin vào tu trong chùa, suốt tám tháng chỉ được thầy giao cho công việc giã gạo dưới bếp. Ngày kia, thầy họp Tăng chúng, bảo mỗi người làm ngay một bài kệ về sở học của mình, ai được thầy chọn sẽ được truyền cho y bát.
02 Tháng Tư 2015(Xem: 8499)
Đa số chúng ta có lẽ đều biết câu truyện này. Có một vị thiền sư được những người chung quanh ca tụng là người sống trong sạch. Một gia đình sống ở gần đấy có một cô con gái xinh đẹp. Một hôm cha mẹ cô gái khám phá ra rằng cô có thai
26 Tháng Ba 2015(Xem: 11743)
Tình cờ một quyển sách nằm trong tầm tay. A Glimpse of Nothingness – chợt nhận, thoáng nhận ra Không tính – tên tác giả lạ hoắc, không phải hàng Sư tổ của thiền. Chính vì chỗ này mà cách diễn tả gần gũi.
20 Tháng Ba 2015(Xem: 8291)
Thường thường với tâm lý người thế gian hễ làm việc gì cũng mong muốn có kết quả, được thành tựu cái gì đó mới chịu, mới hăng hái làm. Trong đạo, người tu thì muốn đắc quả, muốn chứng đạo, cho nên có những danh từ đắc đạo, đạt đạo, chứng đạo, thành đạo v.v… Vậy thật sự có đạo để chứng, để thành hay không?
27 Tháng Hai 2015(Xem: 12720)
Như giữa ban ngày, cảnh vật rành rành trước mắt. Thoáng giấc ngủ say, mọi thứ đưa vào cơn mộng. Cũng vậy, tâm sáng nơi mỗi chúng ta, luôn luôn hiện tiền trên mọi sinh hoạt.
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 7388)
Đọc Thiền sử, chúng ta thấy dưới cửa Lục tổ Huệ Năng có bốn mươi ba (43) vị đắc pháp, trong đó Nam Nhạc–Hoài Nhượng, Thanh Nguyên–Hành Tư và Hà Trạch–Thần Hội là ba trường phái nổi bật nhất.