Thiền Toán

27 Tháng Mười Một 201421:13(Xem: 5402)
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt

Thiền Toán

Việc trao đổi sau đây xảy ra giữa Thiền sư Sùng Sơn và một người hỏi tại Thiền đường ở Los Angeles:

Người hỏi: “Thiền là gì?”
Sư đáp: “Bạn là gì?”
Người hỏi: (im lặng).
Sư đáp: “Bạn có hiểu không?”
Người hỏi: “Tôi không biết.”
Sư đáp: “Tâm không-biết này là bạn. Thiền là sự hiểu biết

chính mình, ‘Ta là gì?’ "

Người hỏi: “Có phải đó là tất cả về Thiền?”
Sư đáp: “Không hẵn là tất cả.”
Người hỏi: “Ý nghĩa của ‘Ta’ có phải là một sự tỏ ngộ tối

hậu  hoặc bùng vỡ tâm thức mà một Thiền sư ấn chứng cho một thiền sinh không?”
            Sư đáp: “Tất cả sự hiểu biết là không có sự hiểu biết. Bạn hiểu gì? Hãy chỉ cho tôi! “
            Người hỏi: (im lặng).

Sư đáp: “Được rồi. Vậy một cộng hai là mấy?”

Người hỏi: “Là ba.”

Sư đáp: “Đúng! Tại sao bạn không cho tôi biết điều đó?

(Tiếng cười từ giảng đường.) Vậy bầu trời màu gì?”

Người hỏi: “Xanh.”

Sư đáp: “Khá lắm! (Cười). Sự thật rất đơn giản, phải không? Vì tâm bạn rất phức tạp; bạn hiểu biết quá nhiều. Cho nên, lần đầu tiên bạn không thể trả lời. Nhưng thực sự bạn chưa hiểu một điều.”

Người hỏi: “Thưa, một điều gì?”

Sư đáp: “Một cộng hai bằng không.”

Người hỏi: “Tôi không thể nhận ra cách nào mà thầy cho là

như thế.”      

Sư đáp: “Được. Giả sử một người nào đó mang lại cho tôi một quả táo. Tôi ăn nó. Sau đó, ông lại mang đến cho tôi hai quả táo nữa. Tôi cũng ăn chúng. Tất cả những quả táo đã mất hết. Vì vậy, một cộng với hai bằng không.”

Người hỏi: “Hưmmm !...”

Sư đáp: “Bạn phải hiểu điều này. Trước khi bạn sinh ra, bạn đã là số không. Bây giờ, bạn là một. Chẳng bao lâu, bạn sẽ chết và một lần nữa trở thành số không. Tất cả các pháp trong vũ trụ là như vậy. Chúng được sinh ra từ Không. Vì vậy, không bằng một; một bằng không.”

Người hỏi: “Tôi cũng hiểu điều đó.”

Sư đáp: “Trong trường tiểu học, các thầy cô giáo dạy cho bạn rằng một cộng hai bằng ba. Trong trường tiểu học Thiền của chúng tôi, chúng tôi hướng dẫn chúng sanh nhận thức rằng một cộng hai bằng không. Cái nào đúng?”

Người hỏi: “Cả hai.”

Sư đáp: “Bạn nói ‘cả hai’, nhưng tôi nói không phải cả hai."

Người hỏi: “Tại sao?”

Sư đáp: “Nếu bạn cho rằng cả hai này đều là chân lý, vậy thì tàu vũ trụ không thể đi đến được mặt trăng. (Cười). Khi một cộng với hai bằng ba, thì một tên lửa có thể tiếp cận mặt trăng. Nhưng nếu một cộng với hai bằng không, sau đó trên đường bay lên, tàu vũ trụ sẽ biến mất. Như vậy, các phi hành gia sẽ có vấn đề! Ha ha ha! (Tiếng cười từ giảng đường.) Vì vậy, tôi nói, “không phải cả hai” là chính xác.”

Người hỏi: “Thế thì một câu trả lời thích hợp là gì? “

Sư đáp: "Cả hai câu trả lời đều sai, vì vậy tôi đánh bạn. Ngoài ra, không phải cả hai cũng là sai, vì vậy tôi tự đánh bản thân mình. (Tiếng cười). Sự giảng dạy đầu tiên trong Phật giáo là ‘Sắc tức là không; Không tức là sắc’ Điều này có nghĩa là một bằng không. Không bằng một. Nhưng ai tạo ra sắc? Ai tạo ra không? Cả hai Sắc và Không là những khái niệm, ý tưởng. Các khái niệm được tạo ra bằng suy nghĩ của riêng bạn. Descartes nói: ‘Tôi suy tư, do đó tôi có mặt.’ Nhưng nếu tôi không suy tư, sau đó là gì? Trước khi suy nghĩ, không có bạn hay tôi, không có hữu và vô, không có đúng hay sai, không có một, hoặc hai, hoặc ba. Vì vậy, thậm chí nói ‘Không Sắc, không Không’ cũng là sai. Trong Chơn Không là trước khi suy nghĩ, bạn chỉ giữ một tâm sáng suốt và rõ ràng như thế, tất cả các pháp hiện bày như chúng đang là: Sắc là Sắc, Không là  Không.

Người hỏi: “Tôi nghĩ là tôi vẫn chưa hiểu.”

Sư đáp: “Nếu bạn muốn hiểu, đó đã là một sai lầm lớn. Chỉ cần phát khởi nghi tình tự hỏi ‘Ta là gì?’ Chỉ đi thẳng và giữ tâm không–biết một trăm phần trăm. Sau đó, bạn sẽ hiểu tất cả mọi thứ. Ngay nơi đó, toàn thể vũ trụ này sẽ trở thành của bạn, Được chứ?

Người hỏi: “Cảm ơn Thiền sư.”
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Tư 2010(Xem: 31030)
11 Tháng Giêng 2010(Xem: 51792)