Thiền và Hòa bình Thế giới

27 Tháng Mười Một 201421:24(Xem: 5430)
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt

Thiền và Hòa bình Thế giới 

 

Một môn sinh đã từng nói với Thiền sư Sùng Sơn:

 –Con có người bạn hoạt động trong Phong trào Hòa bình, cho là tu Thiền sẽ tạo nên hòa bình thế giới. Ông ta nói rằng ngồi thiền sẽ làm mất đi những mâu thuẫn xung đột giữa tốt và xấu, thiện và ác, và như vậy nó làm cho thế giới hòa bình. Con không hiểu được điều này. Xin thầy Từ bi chỉ dạy.

 

Sư đáp: "Rất ít người có thể cảm nhận được sức mạnh tinh thần của họ. Nó giống như một thỏi nam châm. Chúng ta không thể nhìn thấy sức mạnh của nó. Nhưng nếu bạn có hai thỏi nam châm và cố gắng để hai đầu cực “dương” với nhau, chúng sẽ đẩy đi; nếu bạn để hai đầu cực “âm” với nhau, chúng cũng sẽ đẩy nhau. Ngay cả một thỏi nam châm lớn hơn nhiều cũng không thể hút một nam châm nhỏ hơn khi được xếp cùng một cực đối đầu nhau. Tâm của chúng ta cũng như vậy. Khi bạn bắt đầu luyện tập, bạn không hiểu trung tâm ha-ra của bạn. (còn gọi là trung khu thần kinh). Bạn không thể hiểu được sức mạnh tinh thần mà bạn có. Nhưng nó vẫn hiện hữu, ngay cả khi bạn không thể nhìn thấy hay cảm nhận nó.  Điều đó không phải là đặc biệt.

 

Hòa bình thế giới rất đơn giản. Tức là sức mạnh tinh thần của bạn trở thành sự hài hòa với tất cả mọi người khác trong thế giới này (bằng sự Hiểu biết và Thương yêu chân chính). Sau đó, một sự cân đối xuất hiện. Đó là tất cả. Nhưng trước tiên, bạn phải tạo ra sự hài hòa với chính mình.

Ngày nay, nhiều người tranh luận và chiến đấu cho nền hòa bình thế giới. Họ muốn tạo ra hòa bình thế giới ở bên ngoài thế giới này, nhưng bên trong họ có những cái tâm “thích” và “không thích” rất mãnh liệt. Họ rất, rất muốn thu hút một số người này, và rất, rất muốn đẩy lùi bởi những người khác. Tất cả đều xuất phát từ năng lượng mà họ tạo ra trong tâm họ, điều đó không phải là hài hòa. Vì vậy, Tâm không hòa thì không thể làm cho thế giới được bình.

 

Tất cả những người trong phong trào hòa bình thế giới, không thể nào làm cho thế giới hòa bình theo cách này được. Bởi vì ngay chính họ cứ mãi chiến đấu với nhau một cách quyết liệt.. (Miệng thì nói hòa bình, nhưng tay lại quay súng máy). Họ chủ trương "Hòa bình thế giới phải theo cách này!" hoặc “theo cách khác!" Như vậy không phải là tâm hòa bình! Tôi nghĩ rằng bạn chỉ hiểu loại tâm này.

 

Vì vậy, thực hành Thiền có nghĩa là quét sạch mọi vọng tưởng, cắt đứt tất cả mọi suy nghĩ. Đừng tạo ra tốt và xấu. Chúng tôi có một câu hỏi về Thiền khá nổi tiếng, “Bản lai diện mục của bạn là gì? Hay là, Mặt thật xưa nay của bạn là gì?” Đó là một câu hỏi đạt được năng lực tinh thần ban đầu của chúng ta. Có hai hoặc ba loại năng lực tinh thần như vậy.

 

Trên thực tế, có rất nhiều loại khác nhau, nhưng ở đây chúng tôi sẽ trình bày ba loại: Một là sức mạnh tinh thần đối lập, hai là sức mạnh tinh thần thuần thiện, và ba là sức mạnh tinh thần bạo ác.

Giáo lý Ki-tô giáo (trong kinh Thánh) hầu như đề cập đến sức mạnh tinh thần đối lập và tuyệt đối trong tổng số các cuộc xung đột là phải luôn luôn chiến đấu để mở rộng đức tin. Bạn đã hiểu biết lịch sử Ki-tô giáo phải không? Trong lịch sử thời Trung cổ, người ta luôn luôn gây chiến, tàn sát và hủy diệt những người mà họ cho là dị giáo. Ngay cả các nhóm cùng tín ngưỡng một đấng tối cao nào đó họ cũng luôn luôn chiến đấu sát hại nhau một cách không thương tiếc.

 

Bên này cho là "Tôi có một đường lối đúng! Còn bạn sai lầm!". Bên kia nói, "Không, của tôi mới là Chánh đạo!” Những đường lối chính trị và xã hội học của các quốc gia cũng liên quan và hoàn toàn độc quyền với những giáo điều như vậy. Đối với một số phe nhóm chủ trương cho những gì là tích cực và  những gì là tiêu cực. Điều này tốt và điều đó xấu. Tất cả các mặt đối lập này, nó không cố định và cũng không thực sự sửa chữa những sai lầm hoặc chuyển hóa bất cứ điều gì khác.

 

Đạo Phật dạy rằng tốt và xấu không có tự tánh, vì vậy tốt và xấu không quan trọng. Điều mà chúng tôi muốn nói là, nguyên điểm chính yếu của bạn là gì? Nếu bạn tìm thấy sức mạnh tinh thần ban đầu của bạn, bạn có thể kiểm soát cả năng lượng tốt và xấu. Sau đó, chuyển hóa năng lượng xấu và tốt trở nên hài hòa. Đó là Trung đạo.

 

Thí dụ: Đây là tay trái và tay phải của tôi. Bàn tay phải đôi khi không thích tay trái. Bàn tay trái đôi khi cũng không thích tay phải. Do đó, chúng luôn xung đột với nhau, vì vậy chúng không thể hòa hợp làm bất cứ điều gì với nhau. Nhưng nếu trung khu thần kinh của bạn trở nên mạnh mẽ, thì đôi tay của bạn sẽ tuân thủ làm theo sự hướng dẫn của bạn. Chẳng hạn bạn ra lệnh: “Mang tấm gương đó đến đây!” Nhưng khi bàn tay trái bị thương, mà bạn vẫn bảo nó: "Hãy mang tấm gương đó đến đây". Tức thì bàn tay trái trả lời, "Tôi bị đau, bị liệt rồi, tôi không thể thực hiện được. Sau đó, bạn nói: "Tay phải, hãy đến lấy tấm gương lại đây." Nhưng bàn tay phải nói, "Không, đó không phải là công việc của tôi!" Sau đó tay trái và tay phải bắt đầu xung đột với nhau. Điều đó có nghĩa là trung tâm năng lực của bạn không mạnh mẽ; nên mới có một tâm lười biếng phát sinh. Tấm gương ở đó, nhưng tay trái bị đau do tai nạn hoặc bị tổn thương và nó không thể làm được việc ấy. Nhưng tay phải nói: "Tôi không thích làm điều đó!" Rồi bạn nói với nó, “ Thôi được, không cần thiết." Sau đó, bạn đi ngủ, vì vậy bạn không phải đối phó với trở ngại này. Đây là cách làm cho tâm lười biếng xuất hiện, bởi do bạn không có trung tâm năng lực điều khiển chúng, đúng không?

 

“Khi bạn có một trung tâm mạnh mẽ, bạn có thể điều khiển cả hai cánh tay của mình một cách hòa hài. Khi trung tâm của bạn mạnh mẽ, tốt và xấu đã biến mất. Đó là năng lượng tuyệt đối, là sức mạnh tinh thần tuyệt đối của chúng ta. Bởi vậy, bất kể thời gian, một tình huống tốt hoặc điều kiện xuất hiện, tạo ra nó một hành động chính xác mang lại lợi ích cho chúng sanh. Khi một tình huống xấu, cảm giác, hay điều kiện xuất hiện, cũng làm cho nó chính xác. Đó là Trung đạo. Đó cũng là quan điểm của hầu hết phong cách giảng dạy theo đường lối minh triết cổ xưa ở các nước châu Á, bạn hiểu được chứ?

 

Lão giáo, Khổng giáo và Phật giáo đều nói về sức mạnh tinh thần là Trung Đạo. Nhưng triết lý phương Tây hầu như không có Trung Đạo. Tốt hay xấu (Good or Bad). Có hoặc không,

(Yes or No) chọn cái nào? Vì vậy, họ luôn chiến đấu với nhau.

 Thiền đúng có nghĩa là tìm ra con người thật, cũng còn gọi là Chân ngã hay Tự tánh, đây là sự khám phá năng lực tinh thần của chúng ta, không tốt, không xấu. Sau đó, tần sóng tâm linh chính xác xuất hiện. Tu tập tinh chuyên thì tần sóng mạnh xuất hiện; tu hành giải đải thì tần sóng yếu phát sinh. Cắt bỏ tốt và xấu, mạnh và yếu, sau đó tần sóng nguyên thủy xuất hiện. Tần sóng nguyên thủy là tần sóng vũ trụ: Tần sóng của chúng ta và sóng vũ trụ giống nhau. Vì vậy, buông xuống tất cả mọi thứ, chỉ có đi thẳng, không–biết. Tức thì tần sóng nguyên thủy của bạn, năng lực nguyên thủy và năng lực Trung Đạo đến với nhau, bởi vì các vòng tròn (chu kỳ) đều giống nhau. Do vậy, đến với nhau là có thể.

 

Bây giờ, có ai đó hỏi: "Làm cách nào bạn có thể chứng minh điều đó?" Tôi sẽ hỏi “Bầu trời màu gì?" Câu trả lời là "xanh". Cách trả lời đó là tốt hay xấu? Không tốt, không xấu phải không? Nó chỉ là màu xanh'. Chính xác. Khi bạn nhìn lên bầu trời, chỉ thấy màu xanh thẳm. Tâm hiểu rõ như thế, chính là bản thể uyên nguyên, là năng lực ban đầu. Thế là đủ rồi.

 

Tuy nhiên, hầu hết chúng ta cứ chấp giữ ý kiến ​​riêng mình, điều kiện và các tình huống của mình: "Tôi không thích màu xanh, tôi thích màu xám." Mọi người tạo ra tốt và xấu, cho nên thế giới này có tốt và xấu, không được hòa bình. Tuy nhiên, tốt và xấu không có tự tánh, chỉ do suy nghĩ tạo thành. Vì vậy, không tạo ra tốt và xấu. Cần phải tu tập thực hành chăm chỉ, và sau đó bạn có thể cứu giúp thế giới này, Được chứ?

 

  Môn sinh cúi đầu đãnh lễ. "Cảm ơn lời giáo hóa của thầy rất nhiều."
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10259)
Phật cùng chúng sinh một tâm không khác. Tỷ như hư không, không tạp loạn, không hư hoại. Như vầng nhật lớn chiếu khắp thiên hạ; khi mặt trời lên chiếu sáng khắp nơi, hư không chưa từng sáng. Lúc mặt trời lặn u tối khắp nơi, hư không chưa từng tối. Cảnh sáng tối tự tranh nhau, còn tính của hư không thì rỗng rang không thay đổi. Tâm của Phật và tâm của chúng sinh cũng như vậy.
25 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11102)
"BÂY GIỜ ĐẠI THIỀN SƯ đã nhập diệt, chúng ta chỉ còn lại những câu chuyện. Và, may mắn thay, cuốn sách này là hiện thân như ngài còn sống, cho những ai chưa từng có cơ hội gặp được ngài. Qua các trang sách này, nếu bạn lưu tâm suy gẫm và để cho chúng thấm sâu vào tâm hồn bạn, bạn sẽ thực sự thấy ngài trong lời khai thị mà mình không thể bắt chước được và có lẽ quan trọng hơn nhiều, đó là niềm mong mỏi của ngài, bạn sẽ gặp lại chính mình."
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14392)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5938)
Người học Phật, trước tiên cần thấy tính. Thấy tính, không phải là nói về cái có thể nhìn thấy. Gọi là thấy, là thấy cái ở những nơi không thể nhìn thấy. Cho nên, nhìn thấy "cái thấy không thể thấy" thì chân tính sẽ hiện ra. Bản tính của cái thấy là vô sinh, nên "cái thấy sinh nẩy" là không có. Cũng không có sự thực hữu của tính, mà cái thấy chân thực thì không thay đổi, cho nên mới nói: thấy tính một cách chân thực.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 13325)
Phương pháp của Thiền là cắt đứt con đường nói năng và dập tắt khung trời khái niệm trong đó ý thức cứ tiếp tục tư duy và đi tìm kiếm những ý niệm để cố gắng tìm hiểu thực tại (ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt). Ngôn ngữ đạo đoạn là cắt đứt con đường ngôn ngữ. Tâm hành xứ diệt nghĩa là dập tắt vùng trời của sự suy tư bằng khái niệm, đừng để tâm ý đi tìm những ý niệm: có-không, sanh-diệt,…
30 Tháng Chín 2014(Xem: 15432)
Đạo Phật nước Việt Nam chúng ta ngày nay có hai pháp môn tu chính là Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Hai pháp môn Thiền và Tịnh cùng xuất phát trong hệ kinh tạng Đại Thừa, nói có hai pháp môn nhưng cùng cứu cánh cùng đi đến thành quả là hết khổ đau sanh già bệnh chết cho chính mình và cho mọi người.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 9091)
Từ khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma qua trung quốc truyền tâm ấn đạo lý giác ngộ theo truyền thuyết thì sơ Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền cho vị đệ tử kế thừa là ngài Thần Quang Huệ Khả bộ kinh Lăng-già tâm ấn. Nhưng phải chờ đến hơn ba trăm năm sau và qua sáu vị Tổ thì đạo giác ngộ mới nở hoa kết trái. Tuy nhiên hạt giống của Tổ Bồ-đề-đạt-ma gieo trên đất Trung Hoa là kinh Lăng-già nhưng nở hoa kết trái lại là kinh Kim cang. Tại sao lại có sừ sai biệt như vậy, dù rằng cả hai bộ kinh đều do Như Lai Thế Tôn thuyết giảng.
27 Tháng Chín 2014(Xem: 13383)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, tuyệt vời. Tôi có nhiều cơ duyên với ngài... ngay cả từ thời rất là thơ trẻ, khi còn ở trong nước và khi chỉ mới đọc các bài báo sơ sài về ngài. Đất nước Tây Tạng và vị lãnh đạo này là một thế giới kỳ bí, không chỉ vì xa xôi cách biệt nhưng cũng vì niềm tin của dân tộc này rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma là hóa thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát.
22 Tháng Chín 2014(Xem: 11847)
Quyển Lâm Tế Ngữ Lục song ngữ này được soạn thảo cho lớp Phật pháp tiếng Anh và cho giới trẻ người Việt học Phật. Đây là một phần việc trong chương trình giới thiệu những bản dịch hiện nay về văn bản Thiền cổ điển.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 8798)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà.