Phá Thai

27 Tháng Mười Một 201421:32(Xem: 5552)
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt

Phá Thai


Có người hỏi Thiền sư Sùng Sơn ở Warsaw:

–Ngày nay tại Ba Lan, có lắm sự tranh cãi về vấn đề phá thai. Nhiều người cho rằng một phụ nữ mang thai và một bác sĩ phải đi tù nếu họ thỏa hiệp làm chuyện phá thai. Những người khác nói rằng không có chuyện gì xảy ra với họ, bởi vì đó là quyền của phụ nữ muốn sanh con hoặc không muốn có con, họ được phép thực hiện quyền này. Nhưng nó lại là điều mà khiến cho lương tâm của mình bị thương tổn. Là một Thiền sinh, con không hiểu thế nào là đúng, xin thầy Từ bi khai thị cho.

 

Thiền sư Sùng Sơn trả lời:

–Giới sát là môn đạo đức học đầu tiên của Phật giáo. Nó là một giới trọng: Không được tướt đoạt mạng sống của mình và kẻ khác. Cùng một lúc, Phật giáo Thiền tông cũng hướng dẫn chúng ta về cái nhìn sâu sắc tuyệt đối cho bất kỳ hành động về cơ bản không tốt, không xấu. Vì vậy, đối với nhiều người, điều này có vẻ khó hiểu. Nhưng thực ra nó rất đơn giản.

 

Điều quan trọng nhất để xem xét khi thực hiện bất kỳ hành động nào, là tại sao bạn làm điều đó? Cho riêng bạn, hoặc vì tất cả chúng sanh? Tại sao bạn ăn mỗi ngày, chỉ vì nhu cầu cho cơ thể của bạn, hay vì sở thích của cái lưỡi bạn? Nếu phương hướng của bạn rõ ràng, thì bất kỳ hành động nào cũng đều rõ ràng. Nếu phương hướng của bạn không rõ ràng, thậm chí bạn làm những điều mà bạn cho là "tốt" mỗi ngày, nó cũng không phải luôn luôn chính xác. Phương hướng đúng có nghĩa là những hành động của bạn vượt qua tốt và xấu, không dựa trên quan niệm sai lầm của "cái Tôi". Vì vậy, loại phương hướng gì để bạn hành động? Tại sao bạn lại loại bỏ thai nhi này? Nó là giọt máu kết tinh, là mầm sống trong cơ thể bạn. Phải xác định rõ ràng trong tâm trí của bạn đó là điều quan trọng nhất.

 

Thiền sinh nói: "Nhưng con hy vọng sẽ sớm có được một cuộc trưng cầu ý kiến về vấn đề này. Nếu nó trở thành luật định, sau đó họ có thể vào tù vì tội phá thai ".

Thiền sư trả lời: "Cho dù có bị tù hay không, điều đó không phải là cách để giải quyết cho vấn đề này. Điều duy nhất là phải rõ ràng minh bạch là lý do tại sao nên hoặc không nên phá thai. (Thí dụ, nếu một thai nhi còn trong bụng mẹ có triệu chứng không được bình thường, nếu để lâu sẽ gây tử vong cho cả mẹ lẫn con, vì vậy Bác sĩ phải kịp thời mổ lấy thai nhi ra bỏ đi để cứu người mẹ. Việc phá thai này không được coi là tội sát sanh). Do vậy, tại sao bác sĩ này giúp đỡ việc phá thai? Nếu phương hướng của hành động này sáng suốt, mọi thứ sẽ được rõ ràng. Nếu phương hướng của bạn không sáng suốt, thì mọi thứ đều không rõ ràng. Phật giáo không chỉ bảo vệ về con người, mà ngay cả một ngọn cỏ vẫn có giá trị về sự sống. Nên nhớ, giới đầu tiên là không được giết hại bất kỳ mạng sống nào. Tất nhiên thai nhi này là một con người. Giả sử, nếu cần thiết, giết Phật, giết Tổ và các vị Thiền sư thì ít tội hơn, mặc dù các ngài cũng là một chúng sanh đang sống, (nhưng các ngài không lầm nhân quả). Đó là Phật giáo.

 

Chúng tôi có năm giới cho người cư sĩ: Không sát sanh, không trộm cắp, không lạm dụng tình dục sái quấy, không nói dối, không sử dụng các chất gây nghiện. Tuy nhiên trong việc tuân giữ giới luật cần phải uyển chuyển từng tình huống. Chẳng hạn, có một người đàn ông Phật tử, đã thọ quy giới, đang kiếm củi trên núi. Bỗng dưng có một con thỏ chạy qua, và quẹo sang bên trái, núp trong buội rậm. Một vài phút sau, tên thợ săn đuổi theo, cầm một khẩu súng, và hỏi: "Có thấy con thỏ chạy qua đây không?" Nếu người Phật tử giữ giới không nói dối, bèn chỉ đường con thỏ đã chạy, sau đó tên thợ săn sẽ tìm thấy con thỏ và giết nó. Người đàn ông này tuy giữ đúng giới luật, đơn giản là vì tôn trọng sự giữ giới, cho nên được gọi là một Phật tử "tốt" không có gì sai trái, nhưng sự chỉ điểm làm cho con thỏ chết trong đau đớn và tên thợ săn cũng sẽ bị ảnh hưởng tạo nghiệp. Theo luật nhân quả, họ sẽ phải gặt hái một số hậu quả từ hành động của mình, trong đời này hoặc đời sau.

 

Do vậy, nếu phương hướng của bạn giữ giới luật thật sự là để ngăn chặn tội lỗi của mình phát tác, và giải thoát tất cả chúng sanh khỏi đau khổ, sau đó bạn có thể nói dối: "Ồ, con thỏ đi theo lối kia" và chỉ về hướng khác, không phải nơi thỏ thực sự chạy trốn. Tên thợ săn này sẽ không tìm thấy con thỏ và dĩ nhiên nó sẽ được cứu sống. Như vậy, năm giới này bạn nên uyển chuyển thích nghi với từng tình huống, hoặc giữ hoặc phá? Bạn làm điều nào?

 

Thiền sinh trả lời: "Tôi thích điều mà ông đốn củi nối dối để tên thợ săn không bắt giết được con thỏ này."

Thiền sư nói:

–Tất nhiên. Đó là lời Phật dạy. Sự thuyết giảng của chúng tôi nói rằng bạn không được giết hại, đặc biệt là con người. Nhưng khi có kẻ ác hung hản xuất hiện làm tổn thương cho nhiều người chung quanh, mà không chịu buông súng đầu hàng thì một cảnh sát đôi khi phải ra tay giết chết kẻ đó để cứu bao người khác. Nhưng viên cảnh sát này không mang tội giết hại vì tâm sân hận của mình. Hành động giết người của ông là để cứu độ chúng sanh khỏi đau khổ.

 

Có một cách khác để nhìn vào sự kiện này. Tôi luôn luôn nói về một thực tế là hiện nay có quá nhiều người xuất hiện trong thế giới chúng ta. Vào năm 1945 trở về trước, chỉ có hai tỷ người trên trái đất. Đến năm 2000 đã có hơn sáu tỷ người. Trong khoảng hai mươi, hoặc 30 năm nữa, (2020-2030) sẽ có bảy tỷ người. Trong khi đó tại Ấn Độ và các nước châu Phi, nhiều người từ lâu đã không có thức ăn, không có quần áo, không có nhà ở. Mỗi ngày, trên thế giới có từ bảy đến tám ngàn người chết vì đói khát và bệnh tật. Họ phải đối mặt với bao điều. Nhất là trẻ em đang phải chịu rất nhiều đau khổ. Tại sao chúng ta lại tạo ra tất cả sự đau khổ này cho các trẻ sơ sinh? Nước Mỹ là một ví dụ điển hình của một quốc gia đầy đủ tiện nghi về vật chất, và bạn có thể thấy rằng trong hầu hết các vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ, trẻ em không phải khổ cực nhiều và sanh thêm nhiều con chả có vấn đề. Nhưng ở các nước nghèo, trẻ sơ sinh có rất nhiều vấn đề. Vì vậy, bạn có thể làm gì trong việc sanh đẻ để giảm bớt khổ đau?

 

Ngày nay, các loài động vật to lớn đã gần như sụt giảm đáng kể. Hổ, voi, cá heo sắp bị diệt chủng. Có lẽ trong khoảng năm mươi năm nữa, chúng sẽ biến mất. Sở dĩ con người gây ra oán nghiệp như vậy, đó là một vấn nạn trong thế giới này. Cho nên tất cả mọi người phải sớm tỉnh thức! Đó là điều rất quan trọng. Nếu con người không chịu tỉnh thức, thế giới này sẽ bị sụp đổ, tàn hoại trong một ngày không xa.

Vì vậy, có nên hay không nên có các em bé được sinh ra, không phải là vấn đề. Thay vì, hướng đi đúng đắn của con người là gì? Điều rất quan trọng để chúng ta nhận ra rằng, hơn hai ngàn năm trăm năm trước đây, Đức Phật đã phán bảo: "Không nên giết hại sanh mạng". Tuy nhiên, đằng sau ý nghĩa đó mang một thông điệp Tình thương Nhân bản. Nó vô cùng quan trọng cho việc vấn đề không muốn có con, hay phá thai là "tốt" hay "xấu".

 

Thay vào đó, chúng ta phải cân nhắc sâu xa những gì là phương hướng đúng của con người và cách hành động chính xác ngay bây giờ. Tại thời điểm này. Làm thế nào hành động nhằm cứu giúp cho những chúng sanh khác? Nhận ra điều đó, từng khoảnh khắc chỉ cần làm như vậy. Nếu bạn thấy rằng bất kỳ hành động, tình huống, hoặc điều kiện nào mà nó không gây ra oan trái, chướng ngại, tổn thương thì bạn phải làm ngay. Đó là Đại Từ, Đại Bi, cũng còn gọi là Đại Bồ tát Đạo. 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Tư 2010(Xem: 31029)
11 Tháng Giêng 2010(Xem: 51791)