Làm gì khi mê ngủ

27 Tháng Mười Một 201421:33(Xem: 5863)
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt

Làm gì khi mê ngủ


Một Thiền sinh hỏi Thiền sư Sùng Sơn:

–Khi ngồi thiền, tôi luôn luôn buồn ngủ. Đây là một vấn đề lớn. Vậy tôi có thể làm gì về nó?

 

Thiền sư trả lời: "Cách đây khá lâu tại Hàn Quốc, có một tu sĩ được mệnh danh là thiền sư cối đá, ông luôn luôn ngủ gục trong lúc ngồi thiền tại Pháp đường. Hể mỗi lần ông vừa nghe âm thanh của tiếng trúc bề đập vào nhau của thầy thủ tọa báo hiệu sự khởi đầu của một thời khóa tu thiền, ngay lập tức ông rơi vào giấc ngủ. Nếu ông không nghe tiếng trúc bề, thi ông sẽ không ngủ. Đó là nghiệp khá kỳ lạ phải không?

 

Một hôm, thầy thủ tọa không còn chịu đựng được tiếng ngáy liên tục của ông, trong lúc đại chúng đang hành thiền, bèn gọi ông là một ông tăng mê ngủ, rồi bảo:

–Ông thực sự là một người có đầu đá, không theo quy củ trong Thiền viện. Ông phải tìm một nơi khác mà ngủ đi!

 

Do vậy, ông rời khỏi Pháp đường. Khi ông đi rồi, thầy thủ tọa đánh trúc bề để bắt đầu lại buổi tọa thiền, ấy thế mà ông nghe được, lại ngủ gật ngay cả khi cuốc bộ bên ngoài! Tất cả chỉ cần nghe được âm thanh của tiếng trúc bề này phát ra thì ông lại rơi vào giấc ngủ. Thật là nghiệp chướng nặng nề cho ông!

 

Tuy nhiên, cuối cùng ông đã có một ý chí khá mãnh liệt: ông lấy một chiếc cối đá không còn sử dụng, bèn cột nó vào lưng và đi thiền hành quanh sân. Ông đi suốt cả ngày, không có vấn đề gì. Nếu như bất cứ khi nào ông buồn ngủ, cối đá sẽ làm ông té ngã xuống đất, Bùm! – Ông lại tỉnh thức, đứng lên tiếp tục thiền hành. Đó là lối thực hành của nhà sư này: “Đi bộ, đi bộ, đi bộ”. "Hãy cẩn thận, cẩn thận, cẩn thận!" Ông tự nhắc nhở mình như vậy.

 

Sau nhiều tháng tu tập tinh chuyên, một ngày nọ ông nghe âm thanh của tiếng trúc bề từ thiền đường vọng ra “Chát! Chát! Chát!” Báo hiệu kết thúc buổi ngồi thiền, tâm trí của ông mở toang và hoàn toàn tỏ ngộ. Sau đó, chiếc cối đá đứt dây rơi xuống đất. Ông hét lên thật to: "Ta đã trút gánh nặng! Ta đã trút gánh nặng!". Thiền sư giám viện nhìn thấy điều đó và bắt đầu cười: "Gã đầu đá đã tỏ ngộ.”

 

Vì vậy, mê ngủ là một con quỷ lớn. Nhưng nếu bạn tích cực làm việc với nó, thay vì chỉ vâng theo nó, bạn hãy chiến đấu, sau đó nghiệp mê ngủ này có thể giúp bạn.

 

Một trong những đệ tử xuất gia cũ của tôi cũng có nghiệp chướng mê ngủ như vậy. Mỗi lần ngồi thiền ông chỉ có ngủ, ngủ và ngủ. Rồi một ngày, tôi bảo ông đặt một cuộn giấy vệ sinh trên đầu, và giữ năng lượng hơi thở của mình ở trung tâm ha–ra (huyệt đơn điền, dưới rốn 5 cm). Bất cứ khi nào ông gật đầu ngủ gục, cuộn giấy vệ sinh sẽ rơi xuống và tạo ra tiếng động, tất cả mọi người trong Pháp đường đều có thể nghe thấy. Điều này sẽ làm cho nhà sư xấu hổ với tất cả mọi người, họ có thể phát hiện khi ông rơi vào giấc ngủ, ngay cả những người ngồi quay lưng với ông, hoặc ở phía bên kia đối diện vách của căn phòng! Tuy nhiên, ông chỉ nhận ra lần đầu tiên còn bao nhiêu lần khác ông vẫn rơi vào giấc ngủ vô tư như thế.

 

Sau đó, nhà sư này thực sự bắt đầu cố gắng nhiều hơn, chăm chỉ nhiều hơn. Và cuối cùng, trải qua nhiều tháng tập luyện tinh chuyên, ông đã đạt đến sâu thẳm bên trong thiền quán và thông qua nỗ lực rất lớn được đền bù xứng đáng, ông đã chiến thắng con quỷ ngủ của mình. Vì vậy, bạn phải nhận ra tâm mê ngủ của bạn. Đó là một bậc thầy rất tốt, thậm chí tốt hơn so với một Thiền sư. Nếu bạn cố gắng thật chăm chỉ, bạn sẽ cảm nhận được điều này. Đây là cách bạn có thể chống lại sự mê ngủ của mình.

 

Thiền sinh cúi đầu đãnh lễ và nói: "Con xin cảm ơn thầy đã giáo hóa.”
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Tư 2015(Xem: 5969)
Bất lập văn tự ở đây chẳng có nghĩa là hoàn toàn không dụng đến ngôn từ , chữ nghĩa như nhiều người thường nhận lầm, hiểu lầm qua cách định nghĩa từng lời, từng chữ một cách máy móc và giản đơn. Phải hiểu cách rốt ráo, rằng Tông chỉ của Ngài Bồ-đề Đạt-ma không ràng buộc vào ngôn ngữ, chữ nghĩa
19 Tháng Tư 2015(Xem: 12460)
Tất cả chúng ta đều đồng ý là, pháp tu của Đạo Phật, dù phương tiện có thể khác song cứu cánh phải gặp nhau. Nếu hai pháp tu mà phương tiện và cứu cánh đều khác biệt nhau thì, pháp nầy là Đạo Phật, pháp kia hẳn không phải Đạo Phật. Phật giáo Việt Nam đã mang sẵn hai pháp tu Thiền: Thiền Tông và Thiền Nguyên Thủy.
14 Tháng Tư 2015(Xem: 5865)
Một chỗ thấy biết vắng lặng, trong trẻo, bất động, vô ngại, vô biên hốt nhiên hiển hiện trước mắt người con Phật, đồng "một" thực tại phi thời gian, đã làm đảo lộn các chuẩn mực và mọi giá trị qui ước xưa cũ vốn có từ thuở lọt lòng của người ấy, đối với cuộc sống và cảnh giới này.
10 Tháng Tư 2015(Xem: 8472)
Huệ Năng đang gánh củi bỗng nghe được câu kinh mà ngộ. Ông xin vào tu trong chùa, suốt tám tháng chỉ được thầy giao cho công việc giã gạo dưới bếp. Ngày kia, thầy họp Tăng chúng, bảo mỗi người làm ngay một bài kệ về sở học của mình, ai được thầy chọn sẽ được truyền cho y bát.
02 Tháng Tư 2015(Xem: 8514)
Đa số chúng ta có lẽ đều biết câu truyện này. Có một vị thiền sư được những người chung quanh ca tụng là người sống trong sạch. Một gia đình sống ở gần đấy có một cô con gái xinh đẹp. Một hôm cha mẹ cô gái khám phá ra rằng cô có thai
26 Tháng Ba 2015(Xem: 11757)
Tình cờ một quyển sách nằm trong tầm tay. A Glimpse of Nothingness – chợt nhận, thoáng nhận ra Không tính – tên tác giả lạ hoắc, không phải hàng Sư tổ của thiền. Chính vì chỗ này mà cách diễn tả gần gũi.
20 Tháng Ba 2015(Xem: 8295)
Thường thường với tâm lý người thế gian hễ làm việc gì cũng mong muốn có kết quả, được thành tựu cái gì đó mới chịu, mới hăng hái làm. Trong đạo, người tu thì muốn đắc quả, muốn chứng đạo, cho nên có những danh từ đắc đạo, đạt đạo, chứng đạo, thành đạo v.v… Vậy thật sự có đạo để chứng, để thành hay không?
27 Tháng Hai 2015(Xem: 12737)
Như giữa ban ngày, cảnh vật rành rành trước mắt. Thoáng giấc ngủ say, mọi thứ đưa vào cơn mộng. Cũng vậy, tâm sáng nơi mỗi chúng ta, luôn luôn hiện tiền trên mọi sinh hoạt.
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 7399)
Đọc Thiền sử, chúng ta thấy dưới cửa Lục tổ Huệ Năng có bốn mươi ba (43) vị đắc pháp, trong đó Nam Nhạc–Hoài Nhượng, Thanh Nguyên–Hành Tư và Hà Trạch–Thần Hội là ba trường phái nổi bật nhất.