Thiền Xi-Nê

27 Tháng Mười Một 201421:36(Xem: 5182)
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt

Thiền Xi-Nê


Một học sinh hỏi Thiền sư Sùng Sơn:

–Con đã từng nghe lời thầy dạy về việc cắt đứt mọi suy nghĩ, bên trong cũng như bên ngoài trở thành một, và tin tưởng vào Chân tánh của mình. Con đã nghe rất nhiều lần như thế, nhưng con không thấu hiểu mỗi khi suy nghĩ đến với con. Vậy làm thế nào con có thể tin vào Chân tánh của con 100 phần trăm? Nó có vẻ khó khăn quá! "

Thiền sư đáp:

–Rất dễ dàng! Bạn có mười đô la không? Tôi sẽ chỉ cho bạn cách sử dụng mười đô la! (Tiếng cười từ giảng đường.)

Thiền sinh nói:

–Mười đô la ư? Nhưng con có thể làm gì ?

–Đi mua một vé xem phim! Ha ha ha! (Tiếng cười lan rộng khắp giảng đường.) Khi bạn xem phim, loại tâm gì bạn có lúc đó?

–Con chỉ xem.

–Chỉ xem ư? Như vậy thì, bạn đã có thể tin vào mắt của bạn rồi. Và bạn có thể tin vào tai của bạn nữa. Điều đó có nghĩa là bạn có thể tin tưởng vào Chân tánh của bạn. Bên trong và bên ngoài đã trở thành một. Trước khi xem phim, tâm–thói quen của bạn luôn luôn kiểm tra, kiểm tra, kiểm tra. Sau khi xem phim, tâm của bạn trở lại suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ. Nhưng trong khi bạn đang xem phim, bạn không còn suy nghĩ chuyện đời. Có bao giờ bạn nhìn thấy phim Cuộc Chiến Giữa Các Vì Sao (Star Wars) chưa? Tàu vũ trụ bay qua bầu trời, nhiều quả bom nổ, những người thiện truy đuổi những kẻ ác. Vào thời điểm đó, bạn chỉ "A! Thật là tuyệt vời !!! " Khi một người nào đó trong phim tỏ ra hạnh phúc, bạn trở nên hạnh phúc; một người nào đó buồn, bạn cũng trở nên buồn. Bạn và truyện phim trở thành một; không có bên trong và bên ngoài. Vào thời điểm đó trong phim, không có suy nghĩ. Bạn không có dự tính gì cho ngày mai, hoặc nuối tiếc chuyện gì ngày hôm qua. Không có những suy nghĩ ngẫu nhiên để đuổi theo chúng. Chỉ–Bùm! – Bạn trở thành một với những hành động trong bộ phim này: nó có thể làm cho bạn cười hay khóc, vui hoặc buồn, hoặc cảm thấy tức giận v. v…

 

"Vì vậy, khi đang xem một bộ phim, tâm bạn đúng với Tâm Thiền. Vào thời điểm đó, bạn tin tưởng vào Chân tánh của bạn 100 phần trăm. Sau khi xem phim, suy nghĩ xuất hiện và bạn phải chịu đựng đủ thứ trong cuộc sống thường ngày. Bạn nên rơi trở lại cảm giác bộ phim trong đầu bạn. Ha ha ha! (Tiếng cười từ giảng đường.) Vì vậy, nếu bạn vẫn không tin vào Chân tánh 100 phần trăm, bạn phải đi xem phim cả ngày, và mỗi ngày. (Cười). Vấn đề là như vậy, được chứ?"

–Dạ được!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Ba 2017(Xem: 6596)
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 6027)
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 5236)
Bài này được viết như một ghi chú cho Thiền Tông, để như một cách tiếp cận đơn giản… và hy vọng, cũng là một ghi chú cho rất nhiều pháp khác của nhà Phật, kể cả Tịnh Độ. Bởi vì, Thiền Tông là pháp môn cốt tủy nhất, trực tiếp nhất, không qua bất kỳ phương tiện nào khác, và cũng có thể dùng làm chiếc cửa lớn cho tất cả các pháp khác.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5734)
19 Tháng Tư 2016(Xem: 6012)
‘Tào khê thuỷ’ (曹溪水) hay ‘Tào Khê’ là đại từ chỉ định về Lục tổ Huệ Năng, cũng chỉ cho dòng suối trí tuệ Phật giáo. Dòng thiền phương bắc lấy Lục Tổ làm cội nguồn, sử gọi Nam tông (南宗); dòng này chủ trương “không câu nệ hình thức, không bám víu danh từ khái niệm, không chú trọng ngồi thiền, chỉ cần nội tâm trực giác đốn ngộ, tức tâm tức Phật, liền có thể thành Phật”.
14 Tháng Tư 2016(Xem: 7690)
Huệ Minh đuổi theo Lục Tổ Huệ Năng để đoạt lại y bát nhưng khi ông không giở nổi chiếc y lên từ tảng đá thì liền nói: tôi vì pháp chẳng vì y bát xin hành giả vì tôi mà khai thị.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6275)
Tương truyền Đệ nhất tổ Thiền Tông ở Trung Quốc, Bồ Đề Đạt Ma bắt đầu chuyến Đông Độ vào thế kỷ thứ Sáu. Theo Đạo Nguyên trong Bích Nham Lục, sau 9 năm diện bích, Ngài muốn trở lại Ấn Độ, Tổ triệu tập một số đệ tử thân tín để ‘thử’ tình độ tu chứng. Đối với câu trả lời của đệ tử thứ nhất Đạt Ma phê là ‘con đã đạt được ‘ lớp da’ của ta. Hai đệ tử khác được Đạt Ma phê là đã đạt được ‘xương và thịt’ của Thiền (Thiền Cốt và Thiền Nhục). Chỉ có đệ tử thứ tư im lặng không trả lời. Tổ mới khen là đã đạt được Tủy của Thiền. Tuy nhiên khi không truyền bá Thiền bằng con đường ‘bất lập văn tự’, không ai có thể đạt được ‘tủy’ của Thiền, nhiều nhất là đạt tới mức ‘Thiền Xương Thiền Thịt’ (Zen Bone and Zen Flesh). Tác phẩm này được Paul Reps và Nyogen Senzaki dịch ra tiếng Anh từ Zen Stories (London 1939) Gateless Gate (Vô Môn Quan) (LA,1934), Thập Ngưu Đồ (LA 1935), và một tác phẩm cổ viết bằng tiếng Phạn (Centering) có thể