Giết Chết Cây Cối

27 Tháng Mười Một 201421:39(Xem: 5562)
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt

Giết Chết Cây Cối

Có người hỏi Thiền sư Sùng Sơn: "Nếu Đức Phật dạy, không giết hại bất cứ điều gì, tại sao thầy không khuyên chớ có giết chết cây cối?"

 

Thiền sư kể: "Một ngày nọ, Tăng chúng hai dãy nhà Đông và Tây giành nhau một con mèo. Mỗi bên đều cho rằng con mèo vô chùa là thuộc của họ. “Đó là mèo của chúng tôi”. “Không, đó là mèo của phía bên tôi.” Họ tranh giành, tranh giành, tranh giành!

 

Thiền sư Nam Tuyền nghe tiếng ồn náo, bèn đi ra ngoài nhìn thấy sự việc xảy ra. Ông liền một tay tóm lấy con mèo và nắm vào gáy của nó. Tay kia, ông cầm một con dao sắc nhọn và phán rằng: "Nếu các ngươi bất kỳ ai có thể nói cho ta nghe một lời thực có ý nghĩa, ta sẽ tha chết cho con mèo này. Nếu không ai nói được, ta sẽ giết nó.” Các tu sĩ lặng câm, không ai có thể nói bất cứ điều gì! Sau đó, Thiền sư Nam Tuyền liền đưa dao chém chết con mèo.

 

Người đời sau cho đây là một hành động xấu ác số một! Thiền sư gì mà phạm tội sát sanh! Nhưng giết chết hay không giết không quan trọng. Tại sao phải cần giết một cái gì đó? Và tại sao không nên giết bất cứ thứ gì? Nếu có một phương hướng rõ ràng, một mục đích chính xác thì sự việc sẽ rõ ràng, giết và không giết không thành vấn đề. Nếu phương hướng của bạn rõ ràng, thì ngay cả Phật xuất hiện, phải giết Phật. Bồ tát xuất hiện, phải giết Bồ tát. Nếu bất kỳ thiền sư nào xuất hiện, phải giết thiền sư. Nếu ma quỷ xuất hiện, phải giết ma quỷ! Còn Thiền sư Sùng Sơn này xuất hiện thì sao? Không thành vấn đề, cũng giết nốt. (Cười). Nếu bạn giết tất cả mọi thứ, tức thì bạn đạt được tỏ ngộ – Đại ngộ. Nếu bạn không biết cách giết bất cứ điều gì, thì bạn vẫn còn mê lầm. Bạn hiểu nghĩa này rồi chứ? (Đó là cách đoạn hoặc, chứng chơn, làm cho sóng lặng nước bình, tức thì tánh giác hiển lộ ND).

 

Thiền sinh cho biết:

–Nhưng theo tôi nó mang ý nghĩa khác. Mỗi người đều biết rằng ăn thịt là không tốt, (gây tổn hại cho sức khỏe và đời sống tâm linh đạo đức) bởi vì chúng ta đã giết quá nhiều động vật để ăn thịt chúng thì làm sao lại xuống tay nở giết cho được."

 

Thiền sư nói:

–Nếu cần thiết, thậm chí ngay cả ăn nuốt Phật cũng chả sao! (Cười) Bạn muốn nghe tôi kể với bạn rằng làm như vậy–như vậy – là tốt, hoặc làm như vậy – như vậy – là xấu, phải không? Nhưng đó không phải là phong cách Thiền tông. Thay vào đó, bao nhiêu hành động của bạn dựa trên cái nhìn sâu sắc vào Chân tánh của bạn? Bao nhiêu loại hành động của bạn giúp đỡ tất cả chúng sanh? Đó là quan trọng nhất.

 

Một trong những đệ tử của tôi đã gửi cho tôi lá thư, trong đó anh ta viết: "Bạch thầy, con có vấn đề xin thầy chỉ dạy. Thầy gửi cho con một tấm ảnh đức Phật Thích ca Mâu ni, con để  trên bàn làm việc của con. Cậu con trai một tuổi của con thấy vậy bèn leo lên bàn, nắm lấy ảnh Phật cho vào miệng nhai ngấu nghiến. Vậy con nên làm gì? " Tôi đã gửi hồi âm cho anh ta, nói rằng, “Con của bạn mạnh hơn Phật và là một Thiền sư vĩ đại. Cậu ta không chướng ngại. Bạn phải học tất cả mọi thứ từ cậu con trai của bạn, sau đó bạn sẽ sớm tỏ ngộ." (Cười lớn).

Thế thì Phật là gì? Ăn rau, ăn thịt không phải là toàn bộ vấn đề. Chỉ duy nhất: Tại sao làm điều đó? Đạt được phương hướng này rất quan trọng. Tôi đã kể về Đại Thiền sư Nam Tuyền, Sau đó, là Quốc sư Hae Chung, người đã từ chối giết hại những lọn cỏ đã  được bọn cướp sử dụng để trói cột ông khi chúng quật ông ngã nằm xuống đất. Hoàng đế đi săn chứng kiến, động mối từ tâm, liền đưa ông về triều làm Quốc sư. Như vậy, một tu sĩ giết chết một con mèo và trở thành một Đại Thiền sư. Với một tu sĩ giữ giới luật một cách nghiêm khắc, không nỡ giết hại dù là một ngọn cỏ và trở thành Quốc sư tại Trung Quốc. Cái nào bạn thích?

 (Tiếng cười từ giảng đường.)

 

Vì vậy, bạn phải luôn luôn sáng suốt về lý do tại sao bạn làm điều đó, cho dù giết chết hoặc cứu sống. Đó là phong cách Thiền tông. Nếu điều đó trở nên cần thiết, bạn không phải giết nó, ngay cả một ngọn cỏ đơn độc. "
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Chín 2014(Xem: 9433)
Tánh thấy là tánh giác biểu lộ nơi sự thấy. Tánh giác thì vốn sẵn, thanh tịnh xưa nay thế nên tánh thấy cũng vốn sẵn, thanh tịnh xưa nay. Thế thì tại sao lại có ra cái thấy phiền não, sanh tử khổ đau? Cái thấy của chúng ta đã bị nhiễm ô bởi tham, sân, si, kiêu căng, đố kỵ… để thành ra các tướng sai biệt đến độ tranh chấp nhau không thể hoà giải. Đó là cái thấy sai lầm.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 9094)
Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 7677)
Đốn ngộ tiệm tu là một vấn đề căn bản quan trọng trong Thiền tông, vì đó cũng là con đường Thiền tông. Thiền sư Phổ Chiếu (1158-1210) trong Tu Tâm Quyết nói:
01 Tháng Tám 2014(Xem: 6942)
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 10419)
Trong những lời dạy của Lục tổ trong kinh Pháp Bảo Đàn, ngài đã đề cập và trích từ nhiều kinh luận như Duy Ma Cật, Kim Cương, Đại Bát Niết Bàn, Thành Duy Thức Luận, Đại Bát Nhã…. Trong kinh này, ngài nói đến nhiều chủ đề của Đại thừa như Ba Thân Phật, Vô tướng, Vô trụ, Vô niệm, Thiền định, quy y, phát tâm, sám hối…
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 14156)
Thực tại Thiền không phải là cái gì mới lạ. Đó là Phật tánh trong kinh Đại Bát Niết Bàn, là Tri Kiến Phật hay Thật tướng của các pháp trong kinh Pháp Hoa, là Như Lai Tạng trong kinh Lăng Nghiêm, Thắng Man, là Pháp Giới Tánh trong kinh Hoa Nghiêm, là Tánh Giác trong kinh Viên Giác, là Tánh Không trong kinh Đại Bát Nhã, là Thánh Trí Tự Giác trong kinh Lăng Già…
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 15303)
Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền (Dōgen Kigen) Nhật Bản thế kỷ mười ba là một nhà cải cách tôn giáo, một Phật tử thành tựu, một tư tưởng gia sâu sắc và một người viết văn sáng chói. Tác phẩm chính yếu của ngài, Shōbō-genzō, viết bằng một thể văn phức tạp, cách tân, được yêu thích trong thời gian gần đây không chỉ vì những thành tựu triết lý của nó mà còn do sự tuyệt hảo văn chương của nó, thuộc về những bản văn Thiền được quý chuộng nhất.
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 12101)
Chúng sanh mê lầm quên tâm chạy theo vật, hướng ra ngoài gọi là theo duyên, do đó bị cảnh duyên chuyển quên mất gốc, nhận lầm các pháp là thật có, nên gọi là cái thấy điên đảo. Điên đảo là cái thấy lộn ngược, cái giả cho là thật, cái thật thì không nhận thấy.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 6083)
Trong sự đi hoang nào đó của tư tưởng, cảm xúc, ngôn ngữ, thì bản chất của ngôn ngữ, âm thanh đều là vô thường, giới hạn, và không thật, vì nó không có thực tính độc lập, phải nương với nhau mà thành, nhờ vào căn, trần, thức mở lối nên mới hiện hữu.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 11401)
Đây là nhắc nhở cho tất cả về ý nghĩa "Đưa Tâm Về Nhà". Bây giờ mình phải ngược dòng lưu chuyển để đưa tâm về nhà. Như đã nói, hiện tại mình đang ở đây nhưng tâm mình thì đang lang thang ở quê người, đó gọi là xa quê, xa nhà, là mất gốc.