Thiền, Chiêm Tinh và Nghiệp

27 Tháng Mười Một 201421:53(Xem: 5666)
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt

Thiền, Chiêm Tinh và Nghiệp

  

Khi được hỏi về ý nghĩa của chiêm tinh học, Thiền sư Sùng Sơn dạy đệ tử của mình như sau:

 

–Có rất nhiều người quan tâm đến khoa chiêm tinh học. Mỗi khi người đó đưa ra một quyết định hoặc sẽ gặp một ai đó, thì họ bói toán, xem coi tử vi của họ có nên thực hiện điều đó đem lại thành công cho họ hay không. Tại Hàn Quốc và Trung Quốc, có những người xem tướng mặt, hoặc xem chỉ tay của bạn. Nếu lông mày của bạn đậm mướt và dài, bạn có một tâm mạnh mẽ. Nếu chúng lưa thưa và ngắn, bạn có một tâm yếu đuối. Nếu bạn biết tướng mạo, bạn có thể biết được nghiệp chướng.

 

Nó giống như trái cây chưa chín có màu sắc rất đẹp, nhưng mùi vị không ngon tắm. Trái cây hơi chín thì không được màu sắc tươi xanh, thậm chí một số điểm đen lấm chấm, nhưng hương vị rất ngon. Vì vậy, sự hiểu biết tướng mạo rất là quan trọng, nếu bạn muốn tìm hiểu bản chất của hương vị trái cây này. Hình dáng đẹp đẽ và màu sắc mạnh mẽ, tươi sáng, đây là loại trái cây dù chưa nếm cũng thấy ngon; nhưng nếu hình dáng và màu sắc đã biến đổi theo cách nào đó, bạn có thể hiểu được điều gì về sự nếm trải.

 

Vì vậy, khi bạn nhận ra được hình dáng bên ngoài này, bạn cũng có thể hiểu được bản chất của hương vị bên trong. Và nếu bạn hiểu được tướng mạo của bạn — sự sanh ra của bạn, cách suy nghĩ của bạn—sau đó bạn có thể biết được về nghiệp của bạn. (Tướng tự tâm sanh). Bạn có thể hiểu nghiệp quá khứ và nghiệp tương lai của bạn. Bởi vì nghiệp là một loại tướng mạo được thể hiện, một loại hình thức của cuộc sống.

 

Những phương thức từ suy nghĩ của bạn trở thành tâm thói quen, và tâm thói quen đó như là một loại tự tạo ra nhịp điệu làm nền tảng và định hình cho cuộc đời của bạn. Gọi đó là nghiệp lực. Tư duy tạo ra nghiệp lực, và nghiệp lực này tạo ra cơ thể của bạn. Bởi vì chúng ta dính mắc với điều kiện của cơ thể này, cơ thể của chúng ta trải nghiệm ảnh hưởng đến suy nghĩ và nghiệp lực của chúng ta. Nghiệp tạo ra tướng mạo, cơ thể vật lý của bạn—và, tướng mạo bạn tạo ra nghiệp của bạn. Nó cứ mãi xoay chuyền không ngừng nghỉ.

 

Ở Hàn Quốc, có những nhà toán số Tử vi đoán được cuộc đời của bạn dựa trên cơ sở bốn số: năm, tháng, ngày, và giờ sinh của bạn. Nếu bạn thấu rõ điều này, sau đó bạn có thể hiểu được quá khứ và tương lai của một ai đó. Nói cách khác, đây là chủ yếu một loại hiểu biết thống kê.

 

Thuở xưa ở Trung Quốc, có một ông vua tự nghĩ rằng trên đất nước rộng lớn mà mình đang cai trị, chả lẽ không có một người nào khác mà không sanh ra cùng với năm tháng ngày giờ giống như ta. Nếu vậy thì người đàn ông đó cũng có số làm vua như ta. Vì thế ông thường lo lắng, bởi vì ông nghĩ rằng người đó có mạng làm vua như ông sẽ đảo chánh chiếm đoạt ngôi vị ông.

 

Vì vậy, ông đã ra lệnh cho quan Bộ lại chịu trách nhiệm về việc đăng ký dân số quốc gia để kiểm tra danh sách khai sanh của những người sanh ra cùng năm, tháng, ngày, giờ như ông. Khi tra xét sổ hộ tịch nó hiện ra có một người đàn ông có bốn số cùng năm, tháng, ngày, giờ, sanh giống với nhà vua. Điều này làm cho nhà vua càng thêm nghi ngờ, lo lắng. Nhưng kể từ khi được biết người đàn ông đó sống trong miền rừng núi sâu thẳm, cách xa kinh đô hàng ngàn dặm, nhà vua cảm thấy bớt lo âu.

 

Nhưng sau đó, nhà vua tỏ ra rất tức giận đối với nhà chiêm tinh hoàng gia. Ông phán rằng: “Ngươi không tốt! Có một người đàn ông trong vương quốc của ta đã sanh ra bốn số giống như ta, nhưng ông ấy không phải là vua. Chỉ có ta là vua! Vì vậy, những sự chiêm bốc tử vi ngớ ngẩn của ngươi không xác thực như những điều ngươi nói. Các ngươi đã đầu tư khoa chiêm tinh học này đoán vận mệnh cho ta những gì trong suốt bao năm nay?”

 

Tuy nhiên, nhà chiêm tinh hoàng gia không sợ. Ông đã nghiên cứu trong nhiều năm, dưới những bậc thầy giỏi nhất trong xứ. Ông biết rằng những con số cùng thời điểm sanh ra không thể nói sai được. Ông ta nói:

– Thư bệ hạ! Ngôi cao của bệ hạ, có lẽ người đàn ông kia cũng có cùng một bổn mạng.

 

 Điều này khiến cho nhà vua càng thêm lo lắng tức giận! Vì vậy, ngay lập tức vua ra lệnh nhà chiêm tinh này hãy đến vùng rừng núi để tìm cho ra người đàn ông cùng thời điểm sanh ra giống mình coi thử có thể phải là vua một cõi chăng!?

 

Sau vài ngày đi chu du để tra xét, nhà chiêm tinh cuối cùng đã đến một ngôi làng nhỏ nằm sâu trong núi. Khi ông đã tìm gặp được người đàn ông có cùng năm tháng ngày giờ sanh như  vua, nhà chiêm tinh hỏi người đàn ông: "Bạn hiện đang làm gì?"

Người đàn ông đáp:"Tôi chả có đi làm gì cả."

–Vậy bạn sống ra sao? Nhà chiêm tinh hỏi.

–Ồ! Tôi chỉ thu thập mật ong để sống thôi.

Sau đó, nhà chiêm tinh đã ngầm hiểu ra rằng, có rất nhiều hàng ngàn, hàng vạn con ong làm việc suốt cả ngày, tạo ra mật để cung cấp cho người đàn ông này và ông ta đã kiểm soát cuộc sống của chúng. Ông đã có ít nhiều công việc giống như vua!

 

Nhà chiêm tinh ngay lập tức trở lại kinh đô và vào cung bái kiến nhà vua. Ông tâu rằng:

–Thưa bệ hạ! Hạ thần đã tìm ra người đàn ông mà bệ hạ nói. Ông ta và bệ hạ có cùng một bổn mạng! Chỉ có một chút khác nhau, bệ hạ thì sanh đầu giờ, còn ông kia sanh ở cuối giờ. Cho nên bệ hạ là vua của đất nước này lo việc chăn dân trị nước. Còn người đàn ông kia tuy sống trong núi rừng, nhưng là lãnh chúa của xứ sở các loài ong. Vì vậy, năm, tháng, ngày sanh giống như bệ hạ, nhưng giờ sanh hơi khác nhau. Do đó, bệ hạ có công việc lớn, và ông kia đã có một công việc nhỏ hơn. Tuy nhiên, cấu trúc, chức năng cơ bản giống nhau.

Nhà vua nghe qua cảm thấy nhẹ nhõm trong lòng.

 

Thiền sư Sùng Sơn kết luận:

 –Như vậy thầy bói này hiểu nghiệp của hai người đàn ông bằng sự hiểu biết các con số liên quan đến năm tháng ngày giờ sanh của họ. Nghiệp này là một loại tướng mạo. Nhưng tướng mạo tức là rỗng không. Ai tạo ra tướng mạo này? Ai tạo ra hình thể để quyết định cuộc sống của bạn? Ai tạo nghiệp của bạn?

 

 Chính bạn đã tạo ra nó. Tôi tạo ra nghiệp của tôi; người khác tạo ra nghiệp của họ. Một số nguyên nhân chính phát sinh từ trong tâm chúng ta và điều kiện duyên kéo theo, tạo ra kết quả tương tự. Nếu bạn chỉ đi thẳng, tu tập tinh tấn— thiền định chăm chỉ, và đặc biệt là tụng kinh, lễ bái sám hối, nghiệp của bạn có thể được thay đổi. Nghĩa là bạn có thể chuyển hóa nghiệp của bạn. Nó rất quan trọng, khi thực hành, bạn không kiểm tra cảm giác "tốt" hoặc "xấu". Sau đó, nghiệp của bạn sẽ từ từ, từ từ biến mất, và cuộc sống của bạn sẽ thay đổi. Các thầy bói toán sẽ không còn tiên đoán chính xác được nữa.

 

Vì vậy, làm thế nào để bạn chuyển hóa nghiệp lực của bạn? Chúng tôi có thể tạm thời giải thích nó như thế này: Có nhà chiêm tinh lỗi lạc tiên đoán (số tử vi) cho một ai đó rằng ngày mai người đó sẽ gặp một tai nạn khiến dẫn đến tử vong. Đây là nghiệp của người đó (đã tới số), kết quả của sự tương tác rất vi tế qua suy đoán (của nhà chiêm tinh) như là tai nạn như thế  sẽ xảy ra cho người đó vào ngày mai, dẫn đến cái chết.

 

Trong khi từ bây giờ người này bắt đầu ở nhà lễ Phật, sám hối, tụng kinh, trì chú hoặc tham thiền rất mạnh mẽ. Nhờ những nhân duyên bảo dưỡng đó, dẫu ông ta gặp tai nạn này vào ngày mai, cũng như lời tiên đoán rằng ông ta sẽ chết. Đó là bởi vì, tại thời điểm dự đoán mà nhà chiêm tinh đã nhìn thấy tâm lực của người đàn ông này chung chung trong một chiều hướng nhất định. Nếu người đàn ông này vào thời điểm đó, chỉ sống theo nghiệp lực mà ông đã tích lũy trong tâm mình, thì ông khó thoát khỏi tai nạn dẫn đến tử vong. Nhưng nhờ ông lễ Phật, sám hối, tụng kinh, trì chú, tham thiền hoặc phóng sanh v.v… khiến nghiệp được chuyển hóa từ tâm lực dẫn đến một kết quả khác biệt. Mặc dù có thật tai nạn xảy ra, nhưng cuối cùng ông ta chỉ bị thương tật như gãy chân chẳng hạn, không phải nguy hiễm đến tánh mạng! Điều này có thể xảy ra.

 

Nghiệp chỉ tạo ra bởi suy nghĩ. Thái độ suy nghĩ của tôi tạo thành nghiệp của tôi; Thái độ suy nghĩ của bạn tạo ra nghiệp của bạn. Nếu bạn có thể kiểm soát được suy nghĩ của bạn, bạn có thể kiểm soát được phần nào nguyên nhân và hậu quả phát sinh từ nó. Nếu tôi có ác tâm đánh một ai đó, tôi thực hiện nghiệp xấu. Người này cũng có tâm ác và đánh lại phía sau lưng tôi. Tôi đánh trả hắn và hắn đánh trả tôi; đánh qua đánh lại, cứ như thế: Đây là luân hồi, bánh xe nhân quả, vay trả trả vay.

 

Nhưng nếu người đàn ông mà tôi đánh là một người biết tu hạnh nhẫn nhục, ông không quan tâm. Khi tôi đánh ông, ông chỉ cúi chào xin lỗi. Có thể ông quay qua đưa má khác như Chúa đã dạy. Tôi lại tát ông một lần nữa nhưng ông lại cúi chào một lần nữa. Sau đó, điều này không còn thú vị với hành động không tốt của tôi, buộc tôi phải dừng lại. Vậy thì, do vòng luân hồi này mà tôi đã tạo ra được điểm dừng.

 

Người kia chỉ tụng kinh hoặc trì chú cho chính mình. Vì vậy, nghiệp chướng của ông đã thay đổi và tâm trí sáng suốt của ông được chiếu vào tâm trí của tôi. Thay vì sau cơn giận dữ có thể phát sinh trong tâm tôi như là một kết quả của việc tôi cố đánh ông ta, nhưng sự tu tập của ông ta cho phép ông nhận ra rằng sự tức giận về cơ bản nó là rỗng không—Không chướng ngại. Ngoài ra ông ta suy nghĩ về sự tức giận vốn không— Không cố chấp. Thẩm định của ông là Không, mọi thứ đều không —Không có Tự tánh. Vì vậy, nó không ảnh hưởng đến ông; ông không dính mắc với bất cứ thứ gì xuất hiện trong tâm mình, ông cũng không đuổi theo nó. Kết quả là, nghiệp lực và tâm lực của ông được chiếu sáng rực rỡ trong tâm tôi, nghiệp đồng dạng. Vì vậy, nếu bạn tự cứu một cách chính xác Chân ngã của bạn, sau đó bạn có thể cứu được bạn bè và người thân trong gia đình bạn, và cả những người đồng hương của mình.

 

Như vậy, nếu bạn cố gắng tu tập chăm chỉ, bạn có thể lấy đạo lực chuyển hóa nghiệp lực. Nếu bạn giải đãi buông trôi, bạn không thể tạo ra đạo lực kiểm soát được tâm bạn, không thể kiểm soát sự ham muốn, sự tức giận, và sự thiếu hiểu biết của bạn (thuật ngữ nhà Phật gọi là ba nghiệp: tham-sân- si). Sau đó, ba nghiệp này kiểm soát bạn, và cuộc sống của bạn chỉ quanh quẩn trong cõi luân hồi sanh tử. Nghiệp của bạn đến từ luân hồi, và tạo ra luân hồi, lên lên xuống xuống. Như vậy, ngày sanh tháng đẻ của bạn kiểm soát toàn bộ cuộc sống của bạn những gì hôm nay và mai sau. Nó quyết định tất cả.

 

Điều quan trọng nhất là làm thế nào để bạn giữ được Tâm-hiện tiền? Nếu bạn giữ Tâm-hiện tiền một cách chính xác, bạn có thể thay đổi cuộc sống của bạn. Tất cả mọi thứ trước hết phần lớn được xác định bởi nghiệp của bạn tạo ra từ nơi tâm của bạn. Nhưng khi bạn tham thiền, tâm bạn trở nên rỗng không, và bạn có thể thay đổi cuộc đời của bạn, từng khoảnh khắc. Đây là lý do tại sao chúng ta cần phải tu hành (để được chuyển nghiệp)."
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Tư 2015(Xem: 5923)
Bất lập văn tự ở đây chẳng có nghĩa là hoàn toàn không dụng đến ngôn từ , chữ nghĩa như nhiều người thường nhận lầm, hiểu lầm qua cách định nghĩa từng lời, từng chữ một cách máy móc và giản đơn. Phải hiểu cách rốt ráo, rằng Tông chỉ của Ngài Bồ-đề Đạt-ma không ràng buộc vào ngôn ngữ, chữ nghĩa
19 Tháng Tư 2015(Xem: 12382)
Tất cả chúng ta đều đồng ý là, pháp tu của Đạo Phật, dù phương tiện có thể khác song cứu cánh phải gặp nhau. Nếu hai pháp tu mà phương tiện và cứu cánh đều khác biệt nhau thì, pháp nầy là Đạo Phật, pháp kia hẳn không phải Đạo Phật. Phật giáo Việt Nam đã mang sẵn hai pháp tu Thiền: Thiền Tông và Thiền Nguyên Thủy.
14 Tháng Tư 2015(Xem: 5829)
Một chỗ thấy biết vắng lặng, trong trẻo, bất động, vô ngại, vô biên hốt nhiên hiển hiện trước mắt người con Phật, đồng "một" thực tại phi thời gian, đã làm đảo lộn các chuẩn mực và mọi giá trị qui ước xưa cũ vốn có từ thuở lọt lòng của người ấy, đối với cuộc sống và cảnh giới này.
10 Tháng Tư 2015(Xem: 8435)
Huệ Năng đang gánh củi bỗng nghe được câu kinh mà ngộ. Ông xin vào tu trong chùa, suốt tám tháng chỉ được thầy giao cho công việc giã gạo dưới bếp. Ngày kia, thầy họp Tăng chúng, bảo mỗi người làm ngay một bài kệ về sở học của mình, ai được thầy chọn sẽ được truyền cho y bát.
02 Tháng Tư 2015(Xem: 8450)
Đa số chúng ta có lẽ đều biết câu truyện này. Có một vị thiền sư được những người chung quanh ca tụng là người sống trong sạch. Một gia đình sống ở gần đấy có một cô con gái xinh đẹp. Một hôm cha mẹ cô gái khám phá ra rằng cô có thai
26 Tháng Ba 2015(Xem: 11659)
Tình cờ một quyển sách nằm trong tầm tay. A Glimpse of Nothingness – chợt nhận, thoáng nhận ra Không tính – tên tác giả lạ hoắc, không phải hàng Sư tổ của thiền. Chính vì chỗ này mà cách diễn tả gần gũi.
20 Tháng Ba 2015(Xem: 8231)
Thường thường với tâm lý người thế gian hễ làm việc gì cũng mong muốn có kết quả, được thành tựu cái gì đó mới chịu, mới hăng hái làm. Trong đạo, người tu thì muốn đắc quả, muốn chứng đạo, cho nên có những danh từ đắc đạo, đạt đạo, chứng đạo, thành đạo v.v… Vậy thật sự có đạo để chứng, để thành hay không?
27 Tháng Hai 2015(Xem: 12674)
Như giữa ban ngày, cảnh vật rành rành trước mắt. Thoáng giấc ngủ say, mọi thứ đưa vào cơn mộng. Cũng vậy, tâm sáng nơi mỗi chúng ta, luôn luôn hiện tiền trên mọi sinh hoạt.
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 7343)
Đọc Thiền sử, chúng ta thấy dưới cửa Lục tổ Huệ Năng có bốn mươi ba (43) vị đắc pháp, trong đó Nam Nhạc–Hoài Nhượng, Thanh Nguyên–Hành Tư và Hà Trạch–Thần Hội là ba trường phái nổi bật nhất.