Thiền sư Sùng Sơn Nhớ Thầy

27 Tháng Mười Một 201421:55(Xem: 6259)
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt

Thiền sư Sùng Sơn Nhớ Thầy

 

Thiền sư Cổ Phong là một trong những bậc thầy vĩ đại của thế kỷ XX. Sau khi ngài nhận được Ấn khả từ Thiền tổ Mãn Không, và được nối Pháp kế thừa, ngài đã mang Phật giáo Thiền tông Hàn Quốc đến với thế giới. Nhưng ngay cả với nhiều người cùng thời với ngài mà bây giờ lịch sử ít được nhắc đến của gia bảo này đó là một nhà sư bí ẩn. Ngài hiếm khi ban pháp thoại những nơi công cộng, và cũng không thu nhận môn sinh đệ tử một cách dễ dàng. Những người mà ngài chấp nhận, hầu như rất hiếm, và không mấy ai kể về cuộc sống hằng ngày của ngài. Ngài đã không để lại tư liệu bằng văn bản giảng dạy của mình.

 

Vào giữa năm 1980, Thiền sư Sùng Sơn dành cho cuộc phỏng vấn một số thông tin thú vị về hành trạng của nhà sư vĩ đại này. Sư kể:

 

"Sư phụ của tôi là Thiền tổ Cổ Phong, xuất thân từ một gia đình quý tộc tại Hàn Quốc. Ngài rất nghiêm minh và chánh trực . Nếu ngài nhìn thấy một ngọn nến cong veo, ngài liền chỉnh nó lại cho ngay thẳng. Khi nhìn thấy một điểm bụi bẩn, ngài liền lau quét thật sạch ngay. Ngài không có chùa riêng, vì thế mọi người hay cung thỉnh ngài đi đây đó để dạy Thiền cho họ. Ngài thường chống một chiếc gậy tre dài và đi bộ xuống trung tâm Thiền đường. Nếu bạn không ngồi thẳng, hoặc ngủ gà ngủ gật, bạn sẽ lãnh một cú đánh mạnh bằng Thiền trượng trên một phần lưng giữa hai vai và phía dưới gáy cổ của bạn. Phong cách của ngài rất nghiêm và khó! Ngài không bao giờ nói về mình.

Tất cả câu chuyện cuộc đời ngài đã được kể bởi những người khác, chớ ngài không tự biên tự thuật. Ngài thường khá im lặng. Nếu mọi người muốn ngài mở miệng, họ sẽ dâng cho ngài một chai rượu nếp. Ngài sẽ không ban Pháp mà không có uống chút rượu đầu tiên. Sau đó, ngài nói thật đơn giản, súc tích và ngắn gọn, nhưng rất mạnh mẽ. Câu chuyện của ngài không phải là những chuyện tầm phào hài hước. Ngài thường kể về hành trạng các bậc tôn sư tiền bối.

 

Thiền sư Cổ Phong không uống rượu mỗi ngày. Ngài không phải là hạng ghiền mà bạn cho là "con sâu rượu". Ngài chỉ thích uống rượu với bạn bè tri âm, tri kỷ của mình. Như tôi đã nói, người ta dâng rượu cho ngài nên ngài đáp lại bằng cách ban cho họ lời giáo huấn tu tập, nhằm nới lỏng cái lưỡi của mình. Ngày nào mà ngài không uống rượu là ngày đó ngài không mở miệng. Vâng, đôi khi ngài cũng khai thị tại những buổi lễ đặc biệt mà không cần rượu.

 

Thường thì mỗi buổi sáng, Ngài trì tụng Kinh Hoa Nghiêm.

Sư phụ của tôi không có đệ tử xuất gia làm thị giả hầu cận. Vào thời bấy giờ, một số Thiền sư muốn có thật nhiều đệ tử, nhưng Sư phụ của tôi thì không thích như vậy. Tất cả điều mà ngài muốn là chỉ mong được một người đệ tử có mắt tinh nhuệ để truyền thừa mạng mạch Phật pháp là đủ rồi. Đôi khi có những Lão Thiền sư đến thăm ngài với những cuộc đấu Pháp, ngài hỏi họ một Công-án như: “Ý nghĩa ba cân gai của Động Sơn là gì?" Mọi người trả lời đủ cách khác nhau: “Trời xanh; cây xanh." Vâng, đáp án như thế chỉ đúng trên một phương diện nào đó, nhưng không hoàn toàn làm cho thiền sư Cổ Phong hài lòng! Có lần khác, ngài cũng hỏi một ông Tăng: “ Ý nghĩa ba cân gai của Động Sơn là gì?” Vị Tăng đó đưa ra đáp án trùng lắp như trong Bích Nham lục đã ghi: "Phía Bắc có thông xanh; phía Nam có rừng tre nứa."

 

Trường hợp này, thiền sư Cổ Phong liền gõ đầu ông Tăng và nói: "Không đúng! Đừng nhai lại cặn bã của người xưa". Nhiều Thiền sinh tự hào, bởi vì họ đã ngồi thiền lâu năm. Họ vặn hỏi lại ngài: "Tại sao không đúng? Tại sao?!" Họ tỏ ra tức giận và bỏ đi vì ngài không chấp nhận họ.

 

Khi tôi có một cuộc tham vấn với Thiền sư Cổ Phong, sau đó tôi đã vượt qua một số Công án, cuối cùng ngài hỏi tôi:" Con chuột ăn thức ăn của mèo. Nhưng bát của mèo bị vỡ bể. Điều này có yếu nghĩa gì? "

Lúc đó tôi tự nghĩ: Thức ăn dụ cho vật nuôi dưỡng  của cái tôi nhỏ. (Tiểu ngã) Được chứ? Chuột cũng là "Tiểu ngã". Sau đó, khi "Tiểu ngã 'bị vỡ tan, tức thì Chánh đạo xuất hiện. Vâng, đây không phải là điều khó khăn. Vì vậy, Chánh đạo là gì? Chánh đạo là "Như Thị”: Bức tường trắng, sàn nhà nâu". Hoặc “trời xanh , cỏ xanh”. Tôi bèn trả lời như thế.

Nhưng Thiền sư Cổ Phong bảo: "Không! Không! Không! Ngài chỉ nói "Không! "

Tôi cũng khá nhạy cảm bèn nói lớn giọng: “Đã có bốn vị Đại Thiền sư Ấn khả cho con và khẳng định bước đột phá của con trong sự tu tập. Tại sao bây giờ thầy bảo “Không”?   

 

Tôi cũng đã nghe một số Đại Thiền sư trong nước khi các vị đã chấp thuận chính thức sự tỏ ngộ của tôi, các ngài nói rằng: "Ồ! Thật tuyệt vời! Ông đã sớm tỏ ngộ ở độ tuổi trẻ như vậy!" Tôi cũng dâng lên niềm hoan hỷ.

Vì vậy, khi Thiền sư Cổ Phong không chấp nhận đáp án của tôi, tôi liền phản biện như thế. Tôi cũng có một câu hỏi lớn, một nghi ngờ lớn. Sự nóng giận này đã phản ánh và nghi ngờ lớn trong phong cách Thiền xuất hiện trong tôi.

 

Qua những ngày chiến tranh tạm dứt, Sư phụ của tôi đã uống rất nhiều rượu, vì vậy đôi khi ông đã sử dụng lời phát biểu khá gay gắt: "Thời nay, các Tăng sĩ là những kẻ không ra gì, toàn là hạng bát nháo vớ vẩn! Không ai thật tâm tu hành chăm chỉ nữa. Nhiều người tuy ngồi thiền, tuy giảng đạo, nhưng có hiểu một cách chính xác về Tâm Phật, Ý Tổ không?”

 

Trong lúc hỗn loạn giao thời của sự phục hồi đất nước qua 35 năm chiếm đóng của Nhật Bản, việc đào tạo tu sĩ Phật giáo đã khá phức tạp, nếu không muốn nói là tệ nạn, càng trở nên suy yếu nghiêm trọng. Ngoài ra, một số các nhà sư đứng tuổi lại có niềm kiêu hãnh, dâng cao tự ngã cho mình là bậc trưởng thượng tu lâu… Nhiều người khác lại bị dính mắc với "con đường tu sĩ" - "Tôi là bậc tôn sư, các ông chỉ là hàng học trò tiểu tử" Cũng có nhiều chướng ngại với lối sống của họ, họ dính mắc về kinh điển và dính mắc về âm thanh sắc tướng. Hầu hết các sư tự hào là họ đã tạo ra một “căn nhà” trong tâm họ và bám víu ở đó. Bạn không dễ dàng đột nhập vào “căn nhà” của một vị sư già. Họ cho rằng "Tôi đã tỏ ngộ rồi" và lạm dụng từ Thiền sư để tự xưng cho mình.

 

Đây là những gì mà Thiền sư Cổ Phong nghĩ đến khi ông phát biểu tiếp: "Ngày nay, các tu sinh không có chất lượng, thiếu phẩm hạnh, đạo đức. Điều gì đang xảy ra với Phật giáo Hàn Quốc? Đâu là giáo lý Chân chánh của đạo Phật đúng nghĩa?"

Do vậy, bất cứ khi nào chư Tăng ni đến gặp để nhờ ngài khai thị hoặc kiểm tra sự hiểu biết của họ, ngài đã nhìn thấy xuyên qua tất cả sự việc trong tâm họ, và cắt dứt, cắt dứt, cắt đứt, không giao tiếp. Ngài rất nghiêm khắc với tất cả mọi người, do đó ngài trở nên nổi tiếng về chuyện này. Và tất nhiên, ngài không bao giờ chấp nhận Ấn khả cho bất cứ ai. Nhiều nhà sư nghĩ: "Có lẽ ông ấy điên!"

 

Nhưng tại sao tất cả các vị tu hành lâu năm già giặn đều kính nể ngài? Ngay cả những vị Thiền sư khác đến, họ cũng không dám mở miệng trước mặt ngài! Nếu họ đã bùng vỡ khai ngộ, họ đã hoàn toàn buông bỏ, có thể đến xin thỉnh vấn. Ấy thế mà ngài cũng tỏ ra quá tàn nhẫn, coi như họ không thể đấu Pháp được ngài. Ngay cả những vị Thiền sư lãnh đạo cũng tỏ ra kiêng nể ngài. Thế rồi, khi mọi người nhận ra rằng: "Hừm! Ông ta chả có gì là điên cả! Ông ta không muốn ai lạm dụng, hoặc nhân danh ông để lũng đoạn Phật giáo và dẫn đạo lệch hướng.” Do vậy, ngài không bao giờ chứng nhận Ấn khả cho bất cứ một ai.

 

Lúc đó tôi đến đảnh lễ tham vấn cầu ngài khai hóa, tôi không hiểu gì về thế giới của Thiền tông. Tuy nhiên, tôi giống như một con chó nhỏ không sợ hãi khi đối diện với con sư tử to lớn. Một chú chó con không biết rằng sư tử rất mạnh mẽ và dữ tợn; Chú chó con không biết bất cứ điều gì! Vì vậy, chú có thể xông vào đùa cợt với sư tử và thậm chí cố gắng tấn công sư tử! Có lẽ những con chó lớn tuổi hơn sẽ hiểu sức uy mãnh của sư tử, vì vậy không có cách nào chúng dám đến gần, ngay cả sự cố gắng làm một điều gì đó như thể chúng chỉ muốn tháo chạy. Tuy nhiên, với một con chó nhỏ nó không biết bất kỳ chuyện gì tốt hơn, nó muốn ở lại để thách thức sư tử.

 

Tôi giống như một con chó nhỏ. Lúc ấy tôi còn là một thanh niên khá trẻ. Tôi không biết rằng nhà sư này rất tuyệt vời, rất mạnh mẽ và rất nổi tiếng đáng nể sợ. Tôi nghĩ rằng một Thiền sư thì cũng giống như bao nhiêu Thiền sư khác. Con chó nhỏ không sợ chiến đấu với sư tử, vì vậy sư tử chỉ cười.

 

Do đó, Thiền sư Cổ Phong từ chối đáp án của tôi. Ngài nói "Không! Không!" Và tôi nhớ mình đang suy nghĩ, "Tại sao không đúng?" Im lặng nhìn nhau trôi qua hơn mười lăm phút. Sau đó, tâm tôi bùng vỡ, và tôi đã trả lời thẳng thắn: “Chính thật như vậy đó”. Tôi nhớ lại những giọt nước mắt của ngài chảy xuống đôi gò má. Ngài tỏ ra rất hạnh phúc và bảo rằng: “Ngươi là một bông hoa còn ta là con ong”. Chúng tôi gọi đó là Thiền Pháp hỷ lạc.

 

Như các bạn biết, Sư phụ của tôi lúc đó đã cao tuổi rồi, ngài không có đệ tử. Ngài nói, "Có lẽ ta sẽ sớm ra đi mà không truyền Pháp được cho ai." Ngài đã không có một cảm giác tốt về việc này. Và đột nhiên đây là một người thanh niên trẻ như tôi, một cậu bé thực sự chỉ mới hai mươi hai tuổi, đã trả lời chính xác Công–án cuối cùng. Ngài chấp nhận Ấn khả cho tôi và như thế ngài đã xong việc trong cuộc đời mình. Vì vậy, Thiền sư Cổ phong rất hạnh phúc! 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Chín 2014(Xem: 9400)
Tánh thấy là tánh giác biểu lộ nơi sự thấy. Tánh giác thì vốn sẵn, thanh tịnh xưa nay thế nên tánh thấy cũng vốn sẵn, thanh tịnh xưa nay. Thế thì tại sao lại có ra cái thấy phiền não, sanh tử khổ đau? Cái thấy của chúng ta đã bị nhiễm ô bởi tham, sân, si, kiêu căng, đố kỵ… để thành ra các tướng sai biệt đến độ tranh chấp nhau không thể hoà giải. Đó là cái thấy sai lầm.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 9067)
Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 7640)
Đốn ngộ tiệm tu là một vấn đề căn bản quan trọng trong Thiền tông, vì đó cũng là con đường Thiền tông. Thiền sư Phổ Chiếu (1158-1210) trong Tu Tâm Quyết nói:
01 Tháng Tám 2014(Xem: 6903)
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 10353)
Trong những lời dạy của Lục tổ trong kinh Pháp Bảo Đàn, ngài đã đề cập và trích từ nhiều kinh luận như Duy Ma Cật, Kim Cương, Đại Bát Niết Bàn, Thành Duy Thức Luận, Đại Bát Nhã…. Trong kinh này, ngài nói đến nhiều chủ đề của Đại thừa như Ba Thân Phật, Vô tướng, Vô trụ, Vô niệm, Thiền định, quy y, phát tâm, sám hối…
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 14096)
Thực tại Thiền không phải là cái gì mới lạ. Đó là Phật tánh trong kinh Đại Bát Niết Bàn, là Tri Kiến Phật hay Thật tướng của các pháp trong kinh Pháp Hoa, là Như Lai Tạng trong kinh Lăng Nghiêm, Thắng Man, là Pháp Giới Tánh trong kinh Hoa Nghiêm, là Tánh Giác trong kinh Viên Giác, là Tánh Không trong kinh Đại Bát Nhã, là Thánh Trí Tự Giác trong kinh Lăng Già…
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 15219)
Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền (Dōgen Kigen) Nhật Bản thế kỷ mười ba là một nhà cải cách tôn giáo, một Phật tử thành tựu, một tư tưởng gia sâu sắc và một người viết văn sáng chói. Tác phẩm chính yếu của ngài, Shōbō-genzō, viết bằng một thể văn phức tạp, cách tân, được yêu thích trong thời gian gần đây không chỉ vì những thành tựu triết lý của nó mà còn do sự tuyệt hảo văn chương của nó, thuộc về những bản văn Thiền được quý chuộng nhất.
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 11971)
Chúng sanh mê lầm quên tâm chạy theo vật, hướng ra ngoài gọi là theo duyên, do đó bị cảnh duyên chuyển quên mất gốc, nhận lầm các pháp là thật có, nên gọi là cái thấy điên đảo. Điên đảo là cái thấy lộn ngược, cái giả cho là thật, cái thật thì không nhận thấy.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 6026)
Trong sự đi hoang nào đó của tư tưởng, cảm xúc, ngôn ngữ, thì bản chất của ngôn ngữ, âm thanh đều là vô thường, giới hạn, và không thật, vì nó không có thực tính độc lập, phải nương với nhau mà thành, nhờ vào căn, trần, thức mở lối nên mới hiện hữu.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 11340)
Đây là nhắc nhở cho tất cả về ý nghĩa "Đưa Tâm Về Nhà". Bây giờ mình phải ngược dòng lưu chuyển để đưa tâm về nhà. Như đã nói, hiện tại mình đang ở đây nhưng tâm mình thì đang lang thang ở quê người, đó gọi là xa quê, xa nhà, là mất gốc.