Tuệ Giác trong Thiền Ba Khóa Học về Thiền Toán

27 Tháng Mười Một 201421:59(Xem: 5344)
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt

Tuệ Giác trong Thiền
Ba Khóa Học về Thiền Toán

  

Một Thiền sinh tại Trung Tâm Thiền New Haven đã từng hỏi Thiền sư Sùng Sơn:

–Sư phụ nói rằng, Con người cần phải quay trở lại cái tâm của một đứa hài nhi. Chúa Giêsu cũng nói như thế. Vậy thì vai trò trí thức trong đời sống tâm linh là gì? Và vai trò tuệ giác trong việc tìm hiểu Thiền là gì?

 

Thiền sư Sùng Sơn đáp:

–Vậy bây giờ bạn muốn điều gì?

–Con muốn được hòa bình và yên tĩnh.

–Hòa bình ư? Hòa bình là gì?

–Theo con thì không có bất ổn. Không có biến động.

Thiền sư Sùng Sơn nói:

–Vâng, điều mong muốn đó không phải là xấu. Hòa bình là một từ ngữ rất tốt đẹp. Nhưng chính xác nó có nghĩa là gì? Hòa bình đích thực là gì?

Đôi khi chúng ta sử dụng máy tính. Nếu đã có một con số trên màn hình rồi, bạn không thể tạo ra một phép tính khác với máy tính. Câu trả lời sẽ không vượt ra lẽ phải. Vì vậy, đây là lý do tại sao có một dấu nhấn 'C'. Nếu bạn nhấn 'C', màn hình hiển thị trở nên rõ ràng: nó trở về số không (0). Sau đó, bất kỳ loại tính toán nào khác là có thể.

Nếu bạn giữ một tâm sáng suốt, tức thì bạn sẽ nhận được hạnh phúc ở khắp mọi nơi. Điều này là hoàn toàn bình an, không biến động, giống như tâm của một đứa hài nhi, không có lưu giữ thứ gì gọi là ký ức. Vì vậy, luôn luôn chỉ cần nhấn điểm 'C'. Nếu tâm trí của bạn tức giận, bấm 'C' tức thì tâm trí của bạn trở nên sáng suốt. Tâm không–biết là tâm bấm 'C’. Nếu bạn có rất nhiều suy nghĩ, chỉ đi thẳng, không–biết; sau đó suy nghĩ của bạn sẽ tan biến.

Nhưng khi bạn không quay về với tâm 'không', từng khoảnh khắc, bạn có thể không nhìn thấy vũ trụ này như nó đang là. Nếu bạn đang suy nghĩ, thì ngay cả một ngọn núi xuất hiện trước mắt bạn, bạn cũng không quan tâm đến nó; bạn chỉ nhìn thấy những suy nghĩ đau khổ của bạn. Nếu bạn khởi một tâm tư buồn bã và ôm giữ nó, sau đó ngay cả một quang cảnh đẹp hiện ra, bạn cũng không biết thưởng thức nó. Vì “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?” Bạn chỉ chạy đuổi theo suy nghĩ của bạn, cho nên bạn không thấy được cuộc sống nhiệm mầu trong từng khoảnh khắc.

 

Tôi luôn luôn nói, Khi bạn đang suy nghĩ, bạn bị mất đi đôi mắt của bạn. Bạn có đôi mắt, nhưng khi bạn nhìn vào một cái gì đó với tâm tràn đầy suy nghĩ, âu lo và uẩn khúc, tức nhiên bạn không thể nhìn thấy rõ điều đó hiển hiện trước mắt bạn. Ngoài ra, bạn không nghe được hoàn toàn, không ngửi được hoàn toàn, không nếm được hoàn toàn, hoặc không cảm giác được hoàn toàn. Nó giống như một máy tính có số lượng hình ảnh bị treo cứng (hang up, stay stuck) trên màn hình, bạn không thể làm bất cứ sự tính toán mới nào. Đây là lý do tại sao Thiền dạy bạn phải quay về tâm ban đầu của bạn trong từng khoảnh khắc. Điều này đang nhấn nút 'C'. Chúng tôi gọi đây là "Chỉ không–biết."

Khi lần đầu tiên Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc, ngài được triệu thỉnh vào hoàng cung để gặp Lương Võ đế. Hoàng đế này đáng được chú ý, (bởi vì ông là một Phật tử thuần thành, tu hạnh Bồ tát tại gia, ăn chay trường và ban hành lệnh cấm tử hình). Ông cũng đã thực hiện rất nhiều điều tuyệt vời để hỗ trợ việc truyền bá đạo Phật ở nước mình. Ông cho xây dựng nhiều ngôi chùa lớn, cúng dường bốn món cần dùng là ăn, mặc, ở, bệnh cho hàng ngàn chư Tăng và tài trợ phiên dịch kinh điển từ tiếng Ấn Độ sang tiếng Trung Hoa.

 

Vì vậy, hoàng đế có một chút tò mò, bèn hỏi Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ mới sang:

– Trẫm làm như thế có được bao nhiêu công đức?

Bồ Đề Đạt Ma trả lời: “Không có công đức gì cả.”

 

Hoàng đế hoàn toàn bị sốc, bởi vì điều này dường như đối nghịch lại những gì ông suy nghĩ về Phật giáo đã quan tâm khuyến tấn mà ông từng nghe được, đó là sự tích lũy công đức thông qua những hành động thiện lành tốt đẹp. Do vậy Đế hỏi:

 

–Nếu việc làm của trẫm đã không thể hiện một chút công  đức nào, thì sự thật thánh thiện cao quý nhất của giáo lý đạo Phật là gì?"

Bồ Đề Đạt Ma đáp:

–Chả có gì là thánh thiện cả, chỉ rỗng không bao la.

 

Hoàng đế càng thêm sửng sốt. Bèn hỏi:

–Nếu nói rỗng không, vậy người đang đối diện trẫm là ai?

Bồ Đề Đạt Ma trả lời: “ Không biết.”

Bồ Đề Đạt Ma đã đem lại cho hoàng đế lời khai thị rất cao cấp: Tâm không–biết. Tâm không–biết của Lương Võ đế, Tâm không–biết của Bồ Đề Đạt Ma, Tâm không–biết của bạn, và Tâm không–biết của Đức Phật đều giống nhau.

 

Tâm không–biết, nghĩa là tất cả mọi suy nghĩ bị cắt đứt, mọi vọng tưởng được quét sạch. Khi tất cả suy nghĩ đã cắt đứt, mọi vọng tưởng đã quét sạch, tâm hoàn toàn rỗng không. Tâm rỗng không là trước khi khởi tưởng, suy nghĩ. Trước khi khởi tưởng, suy nghĩ là tâm ban đầu của bạn. Vì vậy, nếu bạn muốn sử dụng một máy tính, trước tiên bạn phải bấm nút 'C'. Sau đó, chỉ về số không (0) xuất hiện trên màn hình. Đây là “tâm không”. “Tâm không” rất quan trọng, bởi vì “tâm không” này có thể làm nên mọi thứ: 

1 x 0 = 0 ; 2 x 0 = 0 ; 1,000 x 0 = 0

            Núi x 0 = 0; Tức giận x 0 = 0; Mong muốn x 0 = 0

          

 Nếu tâm của bạn trở về số không, tức thì tất cả mọi thứ đều là số không. Mọi thứ đều rỗng không, hoàn toàn không chướng ngại. Sau đó tâm gương rỗng không của bạn có thể phản ánh vũ trụ này như nó đang là. Đó là điều Chúa Giêsu muốn nói khi ngài rao giảng Phúc âm: “Nếu bạn muốn vào Nước Trời, bạn phải trở thành tâm hồn của đứa trẻ thơ lần nữa." Tâm của trẻ thơ hoàn toàn rỗng không: (Không cố chấp, không thù hận, không đam mê, không đắm nhiễm….) nó có thể nhìn thấy thế giới này chỉ như vậy. Tuy nhiên, khi bạn ôm giữ một cái gì trong tâm, bạn không thể phản ánh thế giới này như nó đang hiện hữu. Do đó, bạn sanh lòng ích kỷ, không thể giúp đỡ cho người khác.  Thay vì bạn luôn luôn nhận lãnh bao nỗi khổ niềm đau đến với mình.

Cho nên tâm rỗng không này không phải là không có gì.  Chúng tôi nói bầu trời là rỗng không, nhưng bầu trời không phải là không có gì. Bạn có thể nhìn thấy bầu trời. Có bầu trời ban ngày và bầu trời ban đêm. Vâng, bầu trời chỉ là bầu trời, nhưng bầu trời ban ngày thì màu xanh lơ, có mặt trời chiếu sáng. Còn bầu trời ban đêm thì tối thẳm, nhưng lộ ra hằng hà sa tinh tú lấp lánh. Ngay bây giờ, bầu trời trên đầu chúng ta ở đây tại Hoa Kỳ là màu sáng xanh lơ, trong khi bầu trời ở Hàn Quốc vào giờ này lại vào nửa đêm tối đen như mực. Tại sao vậy? Chung quy, bầu trời thì như nhau. Ai làm bầu trời xanh? Ai tạo ra bầu trời tối? Màu sắc của bầu trời ban đầu là gì? Ai tạo màu sắc? Câu trả lời là, bạn đã tạo ra. Bầu trời không bao giờ nói: "Tôi sáng xanh." Hoặc: "Vâng, tôi tối đen." Chính bạn tạo ra điều đó.

 

Nhưng nếu bạn nhấn nút 'C' của bạn: Chỉ không–biết, sau đó không có "màu sáng xanh" không có "màu tối đen". Tất cả mọi thứ “Chỉ là–như–vậy”. Khi chúng ta nhìn thấy bầu trời trong ngày, tâm rỗng không của chúng ta phản ánh màu xanh này; khi nhìn vào ban đêm, tâm chúng ta  phản ánh bóng tối, có tinh tú lung linh. Đó là tất cả.

 

Thiền sinh im lặng một lúc, rồi nói:

–Con hiểu được lời nói của Sư phụ, nhưng con không tin Sư phụ. Trong thực tế, nếu Sư phụ bước đi đụng vào một bức tường, nó có cảm giác đau. Bức tường là có thực, cho dù Sư phụ muốn tin vào nó hay không. Chủ nghĩa duy tâm mà Sư phụ nói không thực hiện trong thực tế.

 

Thiền sư cười:

–Vâng, chính vì vậy, khi bạn bước đi đụng vào bức tường, chỉ có "Ối cha!" Là chính xác. Ha ha ha !! (Tiếng cười từ khán giả). Bạn hiểu quá nhiều, vì vậy bạn giỏi hơn so với tôi! Ha ha ha !!! Tôi không hiểu những điều này, nhưng bạn hiểu rất nhiều. Hiểu quá nhiều! Vì vậy, tôi hỏi  bạn, tại sao trên bầu trời nước Mỹ hiện tại là màu xanh, còn trên bầu trời Hàn Quốc bây giờ thì đen tối? Nó cùng một bầu trời. Nhưng tại sao khác biệt như vậy?”

Thiền sinh im lặng. Sau đó, anh ta nhún vai. Sư Sùng Sơn nói tiếp:

–Vâng, bạn hiểu quá nhiều, vậy mà một câu hỏi như thế trở nên khó khăn cho bạn. Thôi thì chúng tôi sẽ cố gắng giảng theo cách này: một cộng hai bằng ba; một cộng hai bằng không. Cái nào đúng? "

 

Thiền sinh cho biết:

– Một cộng hai bằng ba, tất nhiên rồi.

            –Đúng vậy! Tuy nhiên, "một cộng với hai bằng không" cũng đúng nữa. Bạn phải hiểu điều này. Bạn không biết, phải không? Vì vậy, bạn phải đến trường tiểu học Thiền, Được chứ? Ha ha ha! Các trường học phổ thông trên thế giới chỉ dạy rằng một cộng hai bằng ba. Tuy nhiên, trong trường Thiền của chúng tôi, đầu tiên bạn phải đạt được một cộng với hai bằng không. Đây là một khóa học rất quan trọng và cao cấp. Nó hao tốn rất nhiều, bởi vì nó làm cho cơ thể của bạn chịu khó nhọc để đến đây và ngồi! Nhưng bạn phải hiểu rằng một cộng hai bằng không.

 

Trước khi được sinh ra, bạn đã là không. Bây giờ bạn là một. Trong tương lai bạn sẽ chết và một lần nữa trở thành số không. Do đó, 0 = 1; 1 = 0. Vì vậy 1 + 2 = 0. Đây là Thiền học. Bây giờ bạn hiểu rồi. Vì vậy, tôi hỏi bạn, 1 + 2 = 3; 1 + 2 = 0. Cái nào đúng? Cả hai đều đúng, phải không?

            Nhưng thêm một bước nữa là cần thiết. Trong bài học tiếp theo, nếu tôi hỏi bạn cái nào đúng và bạn trả lời rằng cả hai đều đúng, tôi sẽ đánh bạn ba mươi hèo. Nếu bạn cho là cả hai đều không đúng, tôi cũng sẽ đánh bạn ba mươi hèo. Vậy bạn có thể làm gì?

Thiền sinh thở ra thật dài, "A, i" và đôi bàn tay đưa lên một cách yếu ớt trong tư thế xoa nhè nhẹ. "Hưnm ..."

 

Thiền sư với đôi mắt lấp lánh, cúi người về phía anh ta:

 –Được rồi, tôi hỏi bạn, là số không, hay một?

–Thưa, không hẳn như thế, Thiền sinh nói. "Lẫn có và không, con cho là vậy."

–Nếu bạn cho đó là một con số, thì nó là một con số. Còn như bạn nói không phải là một con số, thì nó không phải là một con số.

–Không hẳn. Thiền sinh khẳng định nhanh chóng.

–Bạn nói “không hẳn," Tôi sẽ đánh bạn. Nếu bạn nói rằng đó là một con số, tôi cũng sẽ đánh bạn. Hoặc bạn nói rằng nó không phải là một con số, tôi cũng sẽ đánh bạn. Bởi vì nếu bạn hoàn toàn đạt được số không—có nghĩa là, nếu bạn hoàn toàn đạt được bản thể của không—thì không có Phật, không có Chúa, không có tâm, không có tôi, không có bạn, không có tên, không có hình thức, tất cả không có thứ gì. Và như vậy trong cái thật không, nếu bạn mở miệng để diễn tả bất cứ điều gì, bạn hoàn toàn sai lầm. Đây là khóa học thứ hai.

 

Vì vậy, chỉ làm ngay, không–biết. Tâm không–biết này là trước khi suy nghĩ. Trước khi suy nghĩ không có lời nói, không có chữ nghĩa. Khi bạn mở miệng để diễn tả bất cứ điều gì về nó đã là một sai lầm lớn. Tâm không–biết là nguyên điểm của bạn. Có thể ai đó nói rằng nguyên điểm này chính là "Tâm", "Phật" hay "Chúa", "ý thức" hay "tuyệt đối", "năng lượng" hay "bản thể", "tự nhiên", "tất cả mọi thứ". Nhưng nguyên điểm thật sự không có tên và không có hình thức. Không có lời nói hoặc chữ nghĩa cho nó. Nếu bạn giữ một Tâm không–biết, trở về trước khi suy nghĩ. Trước khi suy nghĩ là bản thể của bạn và bản thể  này vốn rỗng không. Vậy bạn có thể làm gì?

 

Khi có người hỏi Đại Thiền Sư Lâm Tế, "Phật là gì?" Ông chỉ hét to: "Katz” Ai hỏi Thiền Sư Đức Sơn câu ấy, ông chỉ đánh người hỏi với một chiếc gậy thiền – Bùm! Và khi ai hỏi Thiền sư Câu Chi như vậy, ông chỉ đơn giản đưa lên một ngón tay. Các vị Thiền sư này đã không mở miệng. Họ không dùng lời nói và chữ nghĩa: chỉ truyền đạt trong im lặng sấm sét, vô ngôn. Tuy nhiên, nhiều người nghĩ rằng sự truyền đạt này từ tâm đến tâm là một cái gì đó khó hiểu hoặc bí ẩn. Thực ra không phải thế.

 

Tôi thường diễn tả nó như thế này: khi lần đầu tiên tôi sống ở Mỹ, tôi bắt đầu nhận thấy một chiếc xe tải nhỏ, lái chầm chậm qua trung tâm thiền vào mỗi buổi chiều và mở nhạc lạ. Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra, mà nó đã xảy ra tại cùng một thời điểm như thế mỗi ngày. Trong khi tôi đang ngồi thiền, cho nên tôi không thể nhìn thấy bất cứ điều gì bên ngoài cửa sổ, và chỉ nghe có nhiều trẻ em chạy về phía chiếc xe, chúng la lên: "Ô! Kem! Kem!"

 

Vì vậy, tôi đã hiểu ra. Người đàn ông bán kem không mở miệng. Ông chỉ mở âm nhạc. Sau đó tất cả mọi người hiểu: Kem! Kem! Người đàn ông bán kem đã sử dụng âm nhạc để truyền tải tâm bán kem đến tâm trẻ em, mà chúng đã hiểu. Đây là một loại truyền đạt không lời.

 

Trên đây, đang trình bày về không, về tâm zero: “Zero bằng một, một bằng zero." Tiếp theo, nếu bạn không dừng lại ở đó, và hoàn toàn đạt được zero, không có nói năng. Chỉ đánh, chỉ hét 'KATZ!' Chỉ giơ một ngón tay và ngay đó bạn đã lãnh hội.

 

Một ngày nọ, Đức Phật đã sẵn sàng ban Pháp thoại. Hơn một ngàn đệ tử vân tập, chờ đợi bài Pháp thoại của Ngài. Trong chúng nhiều người muốn biết: "Hôm nay không rõ đức Thế tôn ban cho chúng ta chân lý nào nhỉ?" "Loại Giáo pháp gì?" Nhưng Đức Phật không mở miệng. Một vài phút trôi qua. Rồi năm phút. Mười phút. Điều gì xảy ra ở đây? Có lẽ đức Thế tôn hôm nay bị bệnh chăng? Họ nghĩ như thế. Sau đó, Đức Phật cúi xuống bên chậu hoa và nhặt một bông hoa, cầm nó đưa lên khỏi đầu mình trong im lặng. Tất cả đại chúng nhìn Ngài ngơ ngác. Chỉ trừ một đệ tử, đó là Trưởng lão Ma ha Ca Diếp, ngồi ở phía sau xa của hội trường, với vẻ mặt hân hoan, mỉm cười khúc khích, Thấy vậy, Đức Phật tuyên bố:

–Hôm nay, Như lai thực sự đã trao truyền Chánh pháp Nhãn tạng cho thầy Ma ha Ca Diếp.

 

Khi Đức Phật nhặt một bông hoa đưa lên và Trưởng lão Ma ha Ca Diếp nhìn thấy và mỉm cười. Cuộc đối thoại đã được hoàn tất. Đây là Thiền. Vì vậy, nếu bạn đạt được zero (0), sau đó tâm bạn đã rỗng không. Tâm rỗng không có nghĩa là tâm của bạn sáng suốt như hư không. Sáng suốt như hư không là rõ ràng trong vắt như một tấm gương, phản ánh tất cả mọi thứ. Khi một quả bóng màu đỏ đến trước gương, thì bóng màu đỏ xuất hiện; khi một quả bóng trắng đến, thì bóng trắng xuất hiện. Một người nào đó đang buồn, tôi buồn. Một người nào đó hạnh phúc, tôi vui. Đây là hạnh Bồ Tát: không ham muốn cho bản thân mình, hành động của tôi là chỉ vì tất cả chúng sanh. Đây là Đại từ bi và Đại Bồ tát Đạo. Đây là thế giới hòa bình và bình an thực sự của bạn. Ban đầu bạn nói rằng bạn muốn 'hòa bình', vì vậy tôi chỉ ra  những gì thật sự là hòa bình.

 

Mỗi tôn giáo và con người có những ý tưởng khác nhau về hòa bình. Tất cả khác nhau, bởi vì nó hoàn toàn dựa vào suy nghĩ. Vì vậy, họ đang chiến đấu theo nếp nhìn, nếp nghĩ của họ về hòa bình. Đó không phải là hòa bình đích thực! Vì vậy, nếu bạn muốn thực sự hòa bình chính xác, bạn phải đến trung tâm thiền và thấu đạt một cộng với hai bằng không (1 + 2 = 0). Sau đó, bạn hoàn toàn phải đạt không này, và tiếp đến, đạt được “Chân lý Chính là Như vậy”. Trời xanh, cây xanh. Tâm bạn như một tấm gương rỗng suốt, và nhận thức thế giới này như chính nó đang là. Rồi kể từ đây, bạn có thể hoạt động Từ bi phụng sự tất cả chúng sanh.

Đây là một Khóa Thiền ba cấp: tiểu học, trung học và đại học! Ha ha ha! "

 

Thiền sinh cũng cười theo và cúi đầu đảnh lễ. "Cảm ơn Sư phụ đã Từ bi khai thị."
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10224)
Phật cùng chúng sinh một tâm không khác. Tỷ như hư không, không tạp loạn, không hư hoại. Như vầng nhật lớn chiếu khắp thiên hạ; khi mặt trời lên chiếu sáng khắp nơi, hư không chưa từng sáng. Lúc mặt trời lặn u tối khắp nơi, hư không chưa từng tối. Cảnh sáng tối tự tranh nhau, còn tính của hư không thì rỗng rang không thay đổi. Tâm của Phật và tâm của chúng sinh cũng như vậy.
25 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11047)
"BÂY GIỜ ĐẠI THIỀN SƯ đã nhập diệt, chúng ta chỉ còn lại những câu chuyện. Và, may mắn thay, cuốn sách này là hiện thân như ngài còn sống, cho những ai chưa từng có cơ hội gặp được ngài. Qua các trang sách này, nếu bạn lưu tâm suy gẫm và để cho chúng thấm sâu vào tâm hồn bạn, bạn sẽ thực sự thấy ngài trong lời khai thị mà mình không thể bắt chước được và có lẽ quan trọng hơn nhiều, đó là niềm mong mỏi của ngài, bạn sẽ gặp lại chính mình."
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14330)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5923)
Người học Phật, trước tiên cần thấy tính. Thấy tính, không phải là nói về cái có thể nhìn thấy. Gọi là thấy, là thấy cái ở những nơi không thể nhìn thấy. Cho nên, nhìn thấy "cái thấy không thể thấy" thì chân tính sẽ hiện ra. Bản tính của cái thấy là vô sinh, nên "cái thấy sinh nẩy" là không có. Cũng không có sự thực hữu của tính, mà cái thấy chân thực thì không thay đổi, cho nên mới nói: thấy tính một cách chân thực.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 13284)
Phương pháp của Thiền là cắt đứt con đường nói năng và dập tắt khung trời khái niệm trong đó ý thức cứ tiếp tục tư duy và đi tìm kiếm những ý niệm để cố gắng tìm hiểu thực tại (ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt). Ngôn ngữ đạo đoạn là cắt đứt con đường ngôn ngữ. Tâm hành xứ diệt nghĩa là dập tắt vùng trời của sự suy tư bằng khái niệm, đừng để tâm ý đi tìm những ý niệm: có-không, sanh-diệt,…
30 Tháng Chín 2014(Xem: 15364)
Đạo Phật nước Việt Nam chúng ta ngày nay có hai pháp môn tu chính là Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Hai pháp môn Thiền và Tịnh cùng xuất phát trong hệ kinh tạng Đại Thừa, nói có hai pháp môn nhưng cùng cứu cánh cùng đi đến thành quả là hết khổ đau sanh già bệnh chết cho chính mình và cho mọi người.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 9031)
Từ khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma qua trung quốc truyền tâm ấn đạo lý giác ngộ theo truyền thuyết thì sơ Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền cho vị đệ tử kế thừa là ngài Thần Quang Huệ Khả bộ kinh Lăng-già tâm ấn. Nhưng phải chờ đến hơn ba trăm năm sau và qua sáu vị Tổ thì đạo giác ngộ mới nở hoa kết trái. Tuy nhiên hạt giống của Tổ Bồ-đề-đạt-ma gieo trên đất Trung Hoa là kinh Lăng-già nhưng nở hoa kết trái lại là kinh Kim cang. Tại sao lại có sừ sai biệt như vậy, dù rằng cả hai bộ kinh đều do Như Lai Thế Tôn thuyết giảng.
27 Tháng Chín 2014(Xem: 13254)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, tuyệt vời. Tôi có nhiều cơ duyên với ngài... ngay cả từ thời rất là thơ trẻ, khi còn ở trong nước và khi chỉ mới đọc các bài báo sơ sài về ngài. Đất nước Tây Tạng và vị lãnh đạo này là một thế giới kỳ bí, không chỉ vì xa xôi cách biệt nhưng cũng vì niềm tin của dân tộc này rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma là hóa thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát.
22 Tháng Chín 2014(Xem: 11772)
Quyển Lâm Tế Ngữ Lục song ngữ này được soạn thảo cho lớp Phật pháp tiếng Anh và cho giới trẻ người Việt học Phật. Đây là một phần việc trong chương trình giới thiệu những bản dịch hiện nay về văn bản Thiền cổ điển.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 8765)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà.