Cuộc Đời Niên Thiếu Của Thiền Sư Sùng Sơn

27 Tháng Mười Một 201422:16(Xem: 5884)
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt

CUỘC ĐỜI NIÊN THIẾU CỦA THIỀN SƯ SÙNG SƠN

 

Thiền sư Sùng Sơn thế danh là Lý Đức Nhân sanh ngày 04 Tháng 7 năm 1927, tại làng Sun-Cheon, phía Bắc thủ phủ Bình Nhưỡng, bây giờ là Bắc Triều Tiên. Cha ông là một kỹ sư xây dựng, và mẹ là người nội trợ đảm đang. Cả hai sùng đạo Hội thánh Tin lành Trưởng lão (Presbyterians).

 

Trong thời niên thiếu của mình, Đức Nhân đã theo học tại trường công nghiệp Bình Nhưỡng. Ông có sở trường sửa chữa được mọi thứ, và nhanh chóng nhận được biệt danh “Người có giấc mộng Edison" (Edison’s Dreamer) (*), do khả năng của ông có thể sửa chữa đồng hồ, radio và những máy móc thiết bị điện tử bị hư hỏng, nhặt ra từ phế liệu.

 

Đức-Nhân lớn lên trong môi trường thù địch của người Nhật chiếm đóng Hàn Quốc— Một cuộc xâm lăng kéo dài từ năm 1910 đến năm 1945. Trong thời gian chiếm đóng này, người dân Hàn Quốc bị cấm nói ngôn ngữ riêng của họ và bắt đổi tên tiếng Nhật. Nhiều sinh viên bị buộc phải làm việc trong nhà máy Nhật Bản tại xứ Hàn và phải  hỗ trợ các nỗ lực chiến tranh của Nhật.

 

(*) Thomas Alva Edison (11. 2. 1847 - 18. 12. 1931) là nhà phát minh vĩ đại doanh nhân người Mỹ. Ông đã giữ 1.093 bằng sáng chế tại Hoa kỳ cũng như tại vương quốc Anh, Pháp, và Đức. Ông tạo ra nhiều thiết bị có ảnh hưởng đáng kể trong cuộc sống trên toàn thế giới, bao gồm cả máy quay đĩa, máy quay phim, và bóng đèn điện kéo dài. Được mệnh danh là "The Wizard of Menlo Park, Edison đã góp phần truyền thông đại chúng và đặc biệt ngành viễn thông. Ông tạo ra hệ thống năng lượng cho nhà máy điện đầu tiên trên đường Pearl ở Manhattan, New York.

Đây là bước phát triển quan trọng trong thế giới công nghiệp hiện đại.

Một trong những giáo viên của Đức Nhân dạy ông làm thế nào để thiết lập những tần sóng ngắn radio và những máy điện báo khác — trong khi kiến thức kỹ thuật chuyên môn đã bị từ chối giảng dạy cho hầu hết tất cả người dân Hàn Quốc vào thời đó. Đức Nhân đúc kết cách sử dụng các kỹ năng chuyên môn của mình để thu thập thông tin về các nhà máy chế tạo vũ khí của Nhật Bản và những cuộc chuyển quân bố ráp của họ. Ông đã đưa thông tin này cho các nhà lãnh đạo trong phong trào kháng chiến của Hàn Quốc. Cuối cùng ông đã bị bắt vì giúp đỡ “bọn phản động” và gửi đến một nhà tù ở Bình Nhưỡng.

 

Thời gian Nhật chiếm đóng Hàn Quốc, sự tra tấn và giết hại tù nhân chính trị khá phổ biến. Trong lúc ở tù, Đức Nhân bị thẩm vấn mỗi tuần, mặc dù những kẻ bắt ông không tra tấn ông, họ đã sử dụng các lời đe dọa, khủng bố tinh thần, và khuyến dụ để cố gắng khai thác ông.

 

Khi ở trong tù, Đức Nhân bắt đầu thắc mắc những giáo điều quan trọng về đạo Thiên Chúa mà ông đã nêu ra qua suy nghĩ của mình: "Nếu thực sự có một Đức Chúa Trời yêu thương, thì tại sao Ngài có thể để cho người dân Hàn Quốc phải chịu đựng nhiều nghiệt ngã khổ đau như vậy?"

 

Bổng dưng, vào mùa Xuân năm 1944, sau bốn tháng rưỡi tù giam, Đức Nhân đã được cứu thoát, do phần lớn vào sự can thiệp giúp đỡ của một trong những thầy giáo và hiệu trưởng trường học của mình, cả hai đều tin tưởng vào thế hệ trẻ đầy hứa hẹn ở tương lai tốt đẹp. Trong khi ông được biết rằng ông đã bị lãnh một bản án tử hình vì tội tiếp tay chống Nhật, và sẽ thi hành án lệnh vào lúc ông đủ mười tám tuổi.

 

Sau khi thoát khỏi ngục tù, Đức Nhân tiếp tục học và tốt nghiệp trung học, ông được nhận vào trường Cao đẳng Công nghiệp Dae Dong. Chiến tranh kết thúc vài tháng sau đó. Nhanh chóng đảng Cộng sản Bắc Hàn, với sự cấu kết thông đồng của cánh thân Liên Xô, bắt đầu tập hợp và tổ chức những chi bộ trong từng vùng. Họ truy lùng các thành phần trí thức, địa chủ và sinh viên. Chính vì vậy, do hoàn cảnh gia đình, Đức Nhân đã liên tục bị quấy rối. Với tên tuổi của ông thường xuyên xuất hiện trên danh sách các đối tượng bị nghi ngờ theo dõi, bạn bè và gia đình ông đã thúc giục ông phải bỏ chạy. Bất đắc dĩ, trong thời gian lánh nạn, ông tham gia vào một làn sóng di tản lịch sử của hàng chục ngàn người khác trốn khỏi chế độ Cộng sản. Ông đi xuống Nam Hàn, tuyên bố sẽ quay trở lại khi tình hình được cải thiện.

 

Nhưng điều đó chưa từng xảy ra. Và từ đó ông không bao giờ nhìn thấy mặt cha mẹ và gia đình mình một lần nữa. Năm 1946, ông vào học Đại học Đông Quốc (Dong Guk), đó là trường đại học Phật giáo duy nhất ở Seoul và là một trong những trường đại học hàng đầu tại Hàn Quốc. Ông tự bảo hộ mình bằng những khả năng kỹ thuật sửa chữa các tiện ích và thiết bị điện tử.

 

Đức Nhân để dành tiền và thành lập một nhóm hỗ trợ cho những người tị nạn khác từ miền Bắc vào Nam, vì họ đã bắt đầu bị phân biệt đối xử dưới bàn tay của những người anh em phía Nam Hàn của họ. Trong khi đó, tình hình chính trị càng không ổn định. Cuộc sống hàng ngày đã trở thành bạo lực và hỗn loạn. Thể chế Xã hội Tân Tự Do đang sụp đổ xung quanh mình. Đức Nhân mất hết niềm tin vào con người và đi vào núi sâu, thề không bao giờ quay trở lại cho đến khi ông đạt được Chân lý tối hậu để tự cứu lấy mình và giúp đỡ cho dân tộc mình.

Ở Hàn Quốc, trong các ngôi chùa có truyền thống từ xưa, thường cung cấp nơi ăn chốn ở cho những sinh viên và công chức đang theo học khóa tập huấn, chuẩn bị cho các kỳ thi. Nó là nơi trú ẩn bình yên cho Đức Nhân nương náu trong một thời gian ngắn. Tại thời điểm này, Đức Nhân không có ý định trở thành một nhà sư Phật giáo, ông chỉ muốn tìm hiểu câu trả lời thỏa đáng qua cách sống sâu sắc với các tác phẩm Kinh điển của triết học phương Tây và Khổng giáo. Ông nghĩ rằng Phật giáo đã bị biến thái quá nhiều với những hình thức mê tín dị đoan, hơn là sự tìm kiếm Chân lý đích thực. Nhưng qua các nghiên cứu (Triết học và Đạo học của mình), ông đã không hài lòng với nền chính trị của tư tưởng Nho giáo cũng như siêu hình học của triết lý phương Tây. Sau ba tháng nghiên cứu thâm sâu, ông đến một ngôi chùa nhỏ “Sang Won Am” trên núi để tìm hiểu về Phật giáo.

 

Khi ông hỏi vị trú trì về giáo lý đạo Phật, ông được trao cho bản kinh Kim Cương có bìa mạ vàng. Mở kinh ra, ông đọc đến đoạn: "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như lai” Nghĩa là, Tất cả mọi sự vật xuất hiện trong vũ trụ này đều là hư dối không thật. Nếu thấu rõ tất cả các hình tướng chắng phải hình tướng, sau đó bạn sẽ nhận ra Chân tánh (Như lai) của mình”.

 

Ông kể lại rằng khi đọc xong lời Kinh này, ngay lập tức ông cảm thấy một gánh nặng rất lớn được buông xuống nhẹ nhàng, và một sự bất mãn sâu thẳm trong lòng hầu như vơi cạn. Ông đã sớm nhận ra rằng tất cả các giáo lý Phật giáo rất uyên thâm vi diệu, có thể được tìm thấy trong cụm từ này.

 

Một ngày nọ, đang ngồi trong rừng tụng kinh Kim Cang, ông gặp một nhà sư hỏi tại sao ông thích nghiên cứu Phật giáo?

Đức Nhân nói:

– Thưa thầy, tôi nghĩ rằng xã hội chúng ta hiện giờ trở nên hoàn toàn thối đọa. Con người đã đánh mất phương hướng của họ không tìm được đường về, nhưng tôi tin rằng thông qua sự học hỏi về Phật giáo, tôi có thể tìm hiểu được phương thức làm thế nào để cứu giúp nhân loại.

 

–Bạn không thể cứu độ bất cứ ai bằng cách học hỏi về Phật giáo. Đó là bởi vì Phật giáo không quan tâm đến kiến thức hiểu biết. Nhà sư đáp.

 

Những lời này đánh mạnh một cách chính xác vào tâm ông. Vì vậy ông hỏi: "Thế thì con đường nghiên cứu tu học của Phật giáo là gì?"

 

Nhà sư tiếp tục:

– Nghiên cứu Chân lý Phật giáo là không cần quan tâm đến việc học hỏi nhiều hơn để có học vị kiến thức. Nghiên cứu Phật giáo nhằm mục đích thực hành, cắt đứt hoàn toàn mọi vọng tưởng. Ông phải buông bỏ tất cả mọi suy nghĩ tạp niệm. Chỉ bằng cách này ông mới có thể đạt được Chân ngã của ông và chuyển hóa những quan niệm sai lầm từ bản thân mình."

 

Đức Nhân tràn đầy niềm cảm hứng từ việc trao đổi này, và quyết tâm nguyện trở thành một nhà sư. Tuy nhiên, ông phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng, bởi vì ông là con trai duy nhất trong gia đình. Nếu ông trở thành một nhà sư, (chối bỏ đạo Tin Lành, phản lại tín ngưỡng của cha mẹ,) thì gia đình cảm thấy xấu hổ vì ông, và dòng họ của ông sẽ tuyệt tự, không người nối dõi. Nhưng ông tự hóa giải, mặc dù nó sẽ không đem lại niềm vui cho gia đình, một khi ông trở thành tu sĩ Phật giáo. Tuy nhiên, nếu tu tập chăm chỉ và tỏ ngộ Tự tánh, điều này sẽ phục vụ cho toàn thể đại gia đình nhân loại, rộng lớn hơn bất cứ điều gì mà ông coi như là một chủ hộ nhỏ nhoi.

 

Đức Nhân được thâu nhận xuất gia và thụ giới chính thức trở thành một tu sĩ Phật giáo vào tháng 10, năm 1948. Ngay lập tức ông lên núi cao thanh vắng phát nguyện nhập thất, ẩn tu đơn độc một trăm ngày. Ông chỉ ăn lá thông nghiền thành bột, rau rừng và cà sống, (không nấu nướng). Trong hai mươi giờ mỗi ngày, ông tọa thiền, trì tụng Đại bi Tâm chú và tắm mình trong nước giá lạnh.

 

Lúc đầu, bao tạp niệm dấy khởi và những mối nghi ngờ kéo đến làm ông muốn thoái chuyển nhiều lần. Kế tiếp, ông đã bị ma quỷ hiện ra quấy phá, và sau đó là hình ảnh chư Phật và Bồ tát quang lâm giáo hóa. Một hôm, chỉ còn một tuần lễ nữa là kết thúc kỳ ẩn tu, ông ra ngoài để Thiền hành theo lối mòn nhỏ hẹp trong núi. Bỗng nhiên có hai cậu bé khoảng 11, 12 tuổi xuất hiện bên đường, ăn mặc đẹp đẽ với vẻ mặt siêu phàm, chúng cúi chào ông rồi đi theo hai bên khá lâu, sau đó chúng biến mất. Trong suốt thời gian Thiền hành, họ giữ im lặng, tâm ông bừng sáng. Làn da của ông chuyển sang màu xanh như lá thông, và dần dần cơ thể của ông trở nên khỏe khoắn, mạnh mẻ hơn.

 

Vào ngày cuối cùng, ông đang tụng kinh, bất ngờ thần thức ông thoát xác, thể nhập vào cảnh giới không tịch và an trú trong trạng thái ấy một hồi lâu, ông vẫn nghe rõ tiếng mõ lời kinh mình đang tụng. Khi thần thức trở về thân xác thì ông nhận ra rằng, cảnh núi sông vạn vật ông được thấy, âm thanh ông được nghe, tất cả đều lưu xuất từ Chân tánh của mình. Chúng hiện ra trong tính Như Thật.

 

Khi ông xuống núi, tìm gặp đại Thiền sư Cổ Phong để cầu mong khai thị, nhưng đã bị từ chối việc thu nạp ông làm đệ tử xuất gia. Vì vị Thiền sư này chủ yếu là giảng dạy cho các hàng Phật tử cư sĩ tại thời điểm đó, đã xác định rằng nhiều tu sĩ bây giờ tu hành giải đãi, lười biếng lại thường hay kiêu căng ngạo mạn, khó dạy, khó bảo.

 

Nhưng khi ông trở về gặp lại Thiền Sư Cổ Phong để thẩm tra sự tỏ ngộ của mình lần thứ hai và ông đã vượt qua nhiều Công án. Tuy nhiên, vẫn còn một Công án cuối cùng ông không thể trả lời được: "Chuột ăn thức ăn của mèo, nhưng bát đựng thức ăn cho mèo bị vỡ bể. Điều này có nghĩa là gì?" Ông đã cố gắng đưa ra nhiều đáp án, nhưng Thiền sư Cổ Phong từ chối tất cả. Sau thời gian im lặng, bất chợt câu trả lời chính xác xuất hiện. Chàng tu sĩ trẻ này đã đạt ngộ! Ngay sau đó, Cổ Phong đã truyền Tâm Pháp cho ông và ban Pháp hiệu là Sùng Sơn. Vị minh sư đã nhìn thấy ông sau này là một người ung dung tự tại, giáo hóa lan rộng khắp nơi trên thế giới.

 

Thiền sư Sùng Sơn là người đệ tử xuất gia duy nhất của Thiền tổ Cổ Phong. Ông được ấn chứng, nối truyền Tổ vị (đời thứ 78 trong Thiền tông từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni), đã trở thành Thiền sư vào năm 22 tuổi.
blank
Cúng dường Thập phương Vô lượng Pháp
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10224)
Phật cùng chúng sinh một tâm không khác. Tỷ như hư không, không tạp loạn, không hư hoại. Như vầng nhật lớn chiếu khắp thiên hạ; khi mặt trời lên chiếu sáng khắp nơi, hư không chưa từng sáng. Lúc mặt trời lặn u tối khắp nơi, hư không chưa từng tối. Cảnh sáng tối tự tranh nhau, còn tính của hư không thì rỗng rang không thay đổi. Tâm của Phật và tâm của chúng sinh cũng như vậy.
25 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11047)
"BÂY GIỜ ĐẠI THIỀN SƯ đã nhập diệt, chúng ta chỉ còn lại những câu chuyện. Và, may mắn thay, cuốn sách này là hiện thân như ngài còn sống, cho những ai chưa từng có cơ hội gặp được ngài. Qua các trang sách này, nếu bạn lưu tâm suy gẫm và để cho chúng thấm sâu vào tâm hồn bạn, bạn sẽ thực sự thấy ngài trong lời khai thị mà mình không thể bắt chước được và có lẽ quan trọng hơn nhiều, đó là niềm mong mỏi của ngài, bạn sẽ gặp lại chính mình."
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14330)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5923)
Người học Phật, trước tiên cần thấy tính. Thấy tính, không phải là nói về cái có thể nhìn thấy. Gọi là thấy, là thấy cái ở những nơi không thể nhìn thấy. Cho nên, nhìn thấy "cái thấy không thể thấy" thì chân tính sẽ hiện ra. Bản tính của cái thấy là vô sinh, nên "cái thấy sinh nẩy" là không có. Cũng không có sự thực hữu của tính, mà cái thấy chân thực thì không thay đổi, cho nên mới nói: thấy tính một cách chân thực.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 13283)
Phương pháp của Thiền là cắt đứt con đường nói năng và dập tắt khung trời khái niệm trong đó ý thức cứ tiếp tục tư duy và đi tìm kiếm những ý niệm để cố gắng tìm hiểu thực tại (ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt). Ngôn ngữ đạo đoạn là cắt đứt con đường ngôn ngữ. Tâm hành xứ diệt nghĩa là dập tắt vùng trời của sự suy tư bằng khái niệm, đừng để tâm ý đi tìm những ý niệm: có-không, sanh-diệt,…
30 Tháng Chín 2014(Xem: 15364)
Đạo Phật nước Việt Nam chúng ta ngày nay có hai pháp môn tu chính là Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Hai pháp môn Thiền và Tịnh cùng xuất phát trong hệ kinh tạng Đại Thừa, nói có hai pháp môn nhưng cùng cứu cánh cùng đi đến thành quả là hết khổ đau sanh già bệnh chết cho chính mình và cho mọi người.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 9031)
Từ khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma qua trung quốc truyền tâm ấn đạo lý giác ngộ theo truyền thuyết thì sơ Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền cho vị đệ tử kế thừa là ngài Thần Quang Huệ Khả bộ kinh Lăng-già tâm ấn. Nhưng phải chờ đến hơn ba trăm năm sau và qua sáu vị Tổ thì đạo giác ngộ mới nở hoa kết trái. Tuy nhiên hạt giống của Tổ Bồ-đề-đạt-ma gieo trên đất Trung Hoa là kinh Lăng-già nhưng nở hoa kết trái lại là kinh Kim cang. Tại sao lại có sừ sai biệt như vậy, dù rằng cả hai bộ kinh đều do Như Lai Thế Tôn thuyết giảng.
27 Tháng Chín 2014(Xem: 13253)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, tuyệt vời. Tôi có nhiều cơ duyên với ngài... ngay cả từ thời rất là thơ trẻ, khi còn ở trong nước và khi chỉ mới đọc các bài báo sơ sài về ngài. Đất nước Tây Tạng và vị lãnh đạo này là một thế giới kỳ bí, không chỉ vì xa xôi cách biệt nhưng cũng vì niềm tin của dân tộc này rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma là hóa thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát.
22 Tháng Chín 2014(Xem: 11772)
Quyển Lâm Tế Ngữ Lục song ngữ này được soạn thảo cho lớp Phật pháp tiếng Anh và cho giới trẻ người Việt học Phật. Đây là một phần việc trong chương trình giới thiệu những bản dịch hiện nay về văn bản Thiền cổ điển.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 8764)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà.