Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi

17 Tháng Hai 201708:58(Xem: 5928)
PHỔ KHUYẾN TỌA THIỀN NGHI
Những Lời Khuyên Phổ Quát Về Toạ Thiền  
Hy Huyền Đạo Nguyên | Norman Wadell Và Abe Masao Dịch
Thiện Tri Thức dịch Việt


blankĐạo vốn viên mãn và ở khắp cả. Làm sao nó có thể lệ thuộc vào thực hành và chứng ngộ? Pháp thì tự dovô ngại. Nó đâu có cần gì nỗ lực tập trung của con người? Thật ra cái toàn thể thì vượt xa khỏi bụi bặm của thế gian. Ai có thể tin có một phương tiện phủi lau nào làm cho nó sạch? Nó có bao giờ lìa cách người ta mảy lông sợi tóc, thế thì bỏ đi chỗ này chỗ kia để thực hành há có ích gì?

Tuy nhiên, chỉ một chút lệch nhỏ nhất, thì Đạo cách xa như trời đất. Nếu chút ưa ghét khởi lên, bèn lạc mất Tâm trong mê mờ. Gỉa sử ngừơi ta hiểu và tự mãn với cái ngộ của mình, thoáng thấy trí huệ soi suốt mọi sự, đạt Đạo và rõ Tâm, phát nguyện leo thấu bầu trời thì người ta cũng chỉ mới bắt đầu những cuộc dạo chơi nhỏ nơi vùng biên giới mà vẫn thiếu cái gì trong Đạo giải thoát.

Tôi có cần đề cập đến đức Phật, vị đã có trí huệ vô sanh? Ảnh hưởng của sáu năm ngồi thẳng của Ngài vẫn còn đáng ghi nhận. Hay sự trao truyền tâm ấn của Bồ-đề Đạt-ma? Tiếng tăm ngồi chín năm quay mặt vào vách vẫn còn được tôn vinh cho đến ngày nay. Những vị Thánh ngày xưa đã thế, làm sao người ngày nay có thể bỏ qua sự thương lượng, giải quyết với Đạo?

Thế nên các ông cần dẹp bỏ sự thực hành đặt trên hiểu biết tri thức, đuổi theo ngôn ngữ lời nói, và học lùi lại xoay ánh sáng vào trong để soi sáng chính mình. Thân và tâm sẽ rơi rụng mất, và khuôn mặt xưa nay của các ông sẽ hiển lộ. Nếu các ông muốn đạt được tánh Như, các ông cần thực hành tánh Như không chậm trễ.

Một phòng yên tĩnh là thích hợp cho việc tham thiền (sanzen). Hãy ăn uống điều độ. Hãy để qua một bên mọi lo toan và ngừng dứt mọi việc. Chớ nghĩ tốt hay xấu. Chớ để ý đúng sai. Hãy ngừng mọi động tâm, mọi đánh giá. Không có tư tưởng thành Phật. Tham thiền chẳng liên quan gì đến ngồi hay nằm.

ngoithien5
Ngồi kiểu kiết già

Trải một tấm đệm lên chỗ bạn thường ngồi và đặt một cái gối trên đó. Hãy ngồi trong tư thế kiết già hoặc bán già. Kiết già là trước để chân phải lên đùi trái và chân trái lên đùi phải. Trong bán già, bạn chỉ đặt chân trái lên đùi phải. Y áo và thắt lưng cần nới lỏng và xếp có trật tự. Rồi đặt tay phải lên chân trái và tay trái lên tay phải, ngửa lên và ngón tay cái chạm nhau. Ngồi thẳng như thế, không nghiêng hai bên hay trước sau. Hãy chắc rằng hai tai thẳng đứng với hai vai và mũi trên một đường thẳng đứng với rốn. Đặt lưỡi lên vòm miệng, môi răng ngậm lại. Mắt luôn luôn khép hờ, và thở nhẹ qua mũi.

Một khi đã điều chỉnh thân hãy hít vàothở ra một hơi sâu, lắc lư thân qua phải và qua trái rồi ngồi yên, vững chắc, bất động. Hãy nghĩ đến cái không suy nghĩ. Làm sao bạn nghĩ đến cái không suy nghĩ? Không suy nghĩ (vô niệm) tự bản thân nó là nghệ thuật thiết cốt của ngồi thiền.

Ngồi thiền tôi nói đây không phải là học thiền định. Nó đơn giản chỉ là pháp môn của nghỉ ngơi và an lạc, sự chứng ngộ ngay khi thực hành của giác ngộ vô thượng. Nó là sự biểu lộ của thực tại tối hậu. Những vướng mắc, hầm bẫy không bao giờ có ở chỗ này. Một khi nắm được tâm yếu, bạn giống như con cọp vào rừng. Bạn phải biết rằng chỉ ngồi đó thì chánh pháp tự biểu lộ và ngay từ đầu, hôn trầmphóng dật đã bị dẹp bỏ.

Khi bạn thôi ngồi, đứng lên, hãy chuyển động nhẹ nhàng và yên lặng, bình antỉnh giác. Chớ đứng lên đột ngột. Khi xem lại quá khứ, chúng ta thấy rằng sự siêu việt khỏi mê và ngộ, và cả sự chết khi đang ngồi hoặc đang đứng, tất cả đều hoàn toàn nương dựa vào sức mạnh của ngồi thiền.

Thêm nữa, việc làm cho ngộ xảy ra nhờ một ngón tay, một cờ phướn, một mũi kim hay một cái vồ, và ngộ với sự giúp đỡ của một tiếng hét, một nắm tay, một cây gậy thì người suy nghĩ phân biệt không hiểu được. Nó phải vượt khỏi thấy và nghe của con người – nó chẳng phải là một nguyên lý có trước kiến thứctri giác của con người sao?

Với ngộ thì thông minh hay kém thông minh chẳng là vấn đề gì, trí bén hay trí lụt không có phân biệt. Nếu bạn tập trung nỗ lực một cách chuyên nhất, tự thân việc này là thương lượng với Đạo. Hành (thực hành) và chứng (chứng ngộ) là một và vốn vô nhiễm. Cứ tiến lên phải là việc hàng ngày.

Nói chung, thế giới này và những thế giới khác dều tốt, cả cõi Tây phương và cõi Đông phương đều nắm giữ ấn Phật và sự ưu việt của tông phái này được phổ biến, tất cả chỉ là hiến mình cho việc ngồi thiền, dấn thân toàn bộ vào việc ngồi yên. Dù có nói rằng có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu tâm thức khác biệt, thì tất cả họ đều phải tiếp xúc với Đạo chỉ trong toạ thiền. Tại sao lại bỏ chỗ ngồi trong nhà bạn để lang thang vô ích đến những nơi bụi bặm của những xứ khác? Nếu bạn bước lầm một bước, bạn bèn lạc khỏi Đạo mà nó vốn ở ngay trước mắt bạn.

Bạn đã có may mắn tiên quyết là được làm người. Chớ phí thời gian cho những chuyện không đâu. Bạn đang duy trì công việc thiết cốt của Phật đạo. Ai lại thích thú một cách lãng phí với những tia li ti từ viên đá lửa? Ngoài ra, sắc chất thì giống như sương trên cổ, mạng số thì như tia chớp- trống không trong phút chốc, tan biến trong một chớp sáng.

Những người học Thiền đáng kính, đã lâu mò mẫm con voi là gì, xin chớ nghi ngờ về con rồng đích thực. Hãy cống hiến tất cả năng lực của mình cho một con đường chỉ ra một cách trực tiếp cái tuyệt đối. Hãy tôn kính người đạt đạo, họ thì vượt khỏi thói thường. Hãy hài hoà với giác ngộ của chư Phật; nối tiếp dòng chánh định của chư Tổ. Hãy thực hiện thường trực theo cách đó và bạn chắc chắn là một người trong các vị. Kho tàng của bạn sẽ tự nó mở ra, và bạn sẽ dùng tuỳ thích.

(NGỒI KHÔNG 
Những tác phẩm thiết yếu của thực hành Thiền Chỉ Quản đả tọa
Việt ngữ: Thiện Tri Thức, 2010 - NXB Thời Đại)

Bài đọc thêm:
Bình giảng về phổ khuyến tọa thiền nghi
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Tám 2014(Xem: 9071)
Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 7646)
Đốn ngộ tiệm tu là một vấn đề căn bản quan trọng trong Thiền tông, vì đó cũng là con đường Thiền tông. Thiền sư Phổ Chiếu (1158-1210) trong Tu Tâm Quyết nói:
01 Tháng Tám 2014(Xem: 6905)
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 10356)
Trong những lời dạy của Lục tổ trong kinh Pháp Bảo Đàn, ngài đã đề cập và trích từ nhiều kinh luận như Duy Ma Cật, Kim Cương, Đại Bát Niết Bàn, Thành Duy Thức Luận, Đại Bát Nhã…. Trong kinh này, ngài nói đến nhiều chủ đề của Đại thừa như Ba Thân Phật, Vô tướng, Vô trụ, Vô niệm, Thiền định, quy y, phát tâm, sám hối…
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 14099)
Thực tại Thiền không phải là cái gì mới lạ. Đó là Phật tánh trong kinh Đại Bát Niết Bàn, là Tri Kiến Phật hay Thật tướng của các pháp trong kinh Pháp Hoa, là Như Lai Tạng trong kinh Lăng Nghiêm, Thắng Man, là Pháp Giới Tánh trong kinh Hoa Nghiêm, là Tánh Giác trong kinh Viên Giác, là Tánh Không trong kinh Đại Bát Nhã, là Thánh Trí Tự Giác trong kinh Lăng Già…
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 15223)
Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền (Dōgen Kigen) Nhật Bản thế kỷ mười ba là một nhà cải cách tôn giáo, một Phật tử thành tựu, một tư tưởng gia sâu sắc và một người viết văn sáng chói. Tác phẩm chính yếu của ngài, Shōbō-genzō, viết bằng một thể văn phức tạp, cách tân, được yêu thích trong thời gian gần đây không chỉ vì những thành tựu triết lý của nó mà còn do sự tuyệt hảo văn chương của nó, thuộc về những bản văn Thiền được quý chuộng nhất.
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 11976)
Chúng sanh mê lầm quên tâm chạy theo vật, hướng ra ngoài gọi là theo duyên, do đó bị cảnh duyên chuyển quên mất gốc, nhận lầm các pháp là thật có, nên gọi là cái thấy điên đảo. Điên đảo là cái thấy lộn ngược, cái giả cho là thật, cái thật thì không nhận thấy.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 6030)
Trong sự đi hoang nào đó của tư tưởng, cảm xúc, ngôn ngữ, thì bản chất của ngôn ngữ, âm thanh đều là vô thường, giới hạn, và không thật, vì nó không có thực tính độc lập, phải nương với nhau mà thành, nhờ vào căn, trần, thức mở lối nên mới hiện hữu.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 11344)
Đây là nhắc nhở cho tất cả về ý nghĩa "Đưa Tâm Về Nhà". Bây giờ mình phải ngược dòng lưu chuyển để đưa tâm về nhà. Như đã nói, hiện tại mình đang ở đây nhưng tâm mình thì đang lang thang ở quê người, đó gọi là xa quê, xa nhà, là mất gốc.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 11620)
Tất cả quý Phật tử học Phật pháp lâu rồi nhưng có thấy được chân giáo pháp chưa? Nếu học Phật pháp theo kiểu lật từng trang kinh này qua trang kinh nọ, hay là nhai từng lời của những vị Tổ này đến những vị Tổ nọ, hoặc là nghe buổi giảng này đến buổi giảng kia v.v… thì quý vị có thấy chân giáo pháp không? Mà nếu không thấy thì nghe giảng để làm chi? Cho nên đây phải nhớ: giảng giải là chỉ nói về pháp thôi !