Năm Điểm Chỉ Giáo về Pháp Chiết Xuất Tinh Chất

20 Tháng Mười Một 201409:29(Xem: 6615)
Năm Điểm Chỉ Giáo về Pháp Chiết Xuất Tinh Chất
Đức Dalai Lama thứ Hai, Gendun Gyatso
LUẬN GIẢI 
Choden Rinpoche
Gyalten Deying chuyển Việt ngữ
Thanh Liên, Mai Tuyết Ánh và Chân Thông Tri hiệu đính

Giới thiệu
blank
Ảnh minh họa Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 2
Đề tài hôm nay là chỉ giáo về hành trì chiết xuất tinh chất. Tinh chất có thể được chiết xuất từ hoa, đá, nước và những chất khác, nhưng các giáo huấn sẽ nói về cách chiết xuất  tinh chất của hoa. Thuật ngữ chiết xuất tinh chất nói về việc thọ dụng các viên thuốc bào chế từ hoa, thay vì dùng các chất thô của thức ăn. Sau khi dùng thuốc, ta sẽ tập họp tinh chất của tứ đại đất, nước, gió và lửa, cũng như tinh chất của các tài nguyên phong phú và sựrực rỡ huy hoàng của các cõi thế tục. Khi thọ dụng một chất bằng quan kiến như thế, nó có thể nuôi dưỡng sinh mạng, vì vậy, chúng ta mới nói về“chiết xuất tinh chất”.
Tôi sẽ dựa theo tác phẩm có tựa đề Năm Điểm Chỉ Giáo về Pháp Chiết Xuất Tinh Chất1, do Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Hai, Gendun Gyatso sáng tác.
Xem tiếp toàn nội dung bản văn PDF:

pdf_download_2
Choden Rinpoche - Năm điểm Chỉ Giáo

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 2 là Gendun Gyatso (1475 - 1542). Ngài sanh trong một gia đình nông dân nhưng phụ thân của ngài là hành giả mật tông nổi tiếng của trường phái Ninh mã (Nyingmapa) hay Mũ Đỏ. Khi Gendun Gyatso mới bập bẹ biết nói, ngài nói với song thân rằng tên của ngài là Pema Dorjee (tức tên đời của vị Lạt ma thứ nhất) và nói ngài thích sống ở tu viện Tashi Lhunpo. Cùng lúc đó, phụ thân của ngài cũng nằm mơ thấy có một vị mặc áo trắng nói tên thật của con trai ông là Gendun Drupa.

Sau khi học xong cấp một, vào tuổi 11, cậu bé tự nhận mình là Gendun Drupa tức là Đức Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên, đang thờ ở tu viện Tashi Lhunpo. Năm 1486, ngài xuất gia thọ giới sadi với đạo sư Panchen Lungrig Gyatso và thọ Ty kheo giới với Lạt ma Choje Choekyi Gyaltsen, người đã đặt pháp hiệu cho ngài là Gendun Gyatso. Ngài bắt đầu học đạo ở tu viện Tashi Lhunpo và Drepung.

Năm 1517, Đức Đạt Lai Lạt Ma Gendun Gyatso trở thành viện trưởng tu viện Drepung và chủ trì đại lễ hội Monlam Chenmo cho tất cả chư tăng ni tại ba tu viện lớn của phái Gelugpa là Sere, Drepung và Gaden. Năm 1525, ngài trở thành viện trưởng của tu viện Sera và ngài viên tịch vào năm 1542, hưởng thọ 67 tuổi.
(Trích: http://dieungu.org/p13283a33867/3/chuong-3-truyen-thong-tai-sanh-huyen-bi-cua-cac-lat-ma




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Tư 2015(Xem: 5681)
Ngài Tịch Thiên (Shantideva) là một trong những vị luận sư lỗi lạc nhất của thời kỳ sau trong quá trình phát triển tông phái Đại thừa, tác giả của bộ luận quan trọng là Nhập Bồ-tát hạnh.
21 Tháng Ba 2015(Xem: 14366)
Dharmakāya (Pháp thân), thân tối thượng, tạo thành nền tảng của mọi phẩm hạnh của vị Phật, và nền tảng năng lực của các ngài để hoạt động. Bản tánh của Pháp thân thì thanh tịnh tự trạng thái nguyên thủy của nó và thuần tịnh không bị mọi ô nhiễm ngẫu nhiên. Siêu vượt tư tưởng và sự biểu lộ bằng ngôn từ,
25 Tháng Giêng 2015(Xem: 6262)
Trong “Một Quyển Sách Hướng dẫn đến Các Thung lũng Ẩn dấu Dremoshong và Khenpalung,” Pema Lingpa (1450-1521) đã viết rằng có bốn thung lũng vô cùng thiêng liêng và ẩn dấu trong rặng Hy Mã Lạp Sơn:
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5513)
Pháp tu Tonglen, hay cho (tong) và nhận (len), là một pháp tu của chư Bồ tát, những đứa con thiện nam tín nữ dũng cảm nhất của các đấng chiến thắng, là hành trì tất yếu để thành tựu Phật quả. Về mặt hành trì, thậm chí chỉ cần nghe tên của pháp tu này thôi cũng là điều may mắn rồi, vì thế nên Đạo Sư Tịch Thiên
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7843)
Đại chúng đọc “Sông Hằng: Lời dạy Tâm Yếu Về Đại Thủ Ấn” – Bên bờ sông Hằng, những lời giảng này được Ngài Tilopa dạy cho Naropa. Đây là điều vô cùng quan trọng và cát tường để chúng ta cùng nhau đọc tụng văn bản này. Văn bản này được tụng đọc bởi rất nhiều đạo sư tâm linh khác nhau và các ngài đã gìn giữ những lời giáo huấn này trong tâm khảm của các ngài xuyên qua nhiều thế hệ khác nhau.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9617)
Tập sách nhỏ “Du-già Tây Tạng, Giáo Lý và Tu Tập” này được dịch từ bản văn tiếng Anh có nhan đề là “Teachings of Tibetan Yoga” do Giáo sư Garma C. C. Chang – giảng sư của Tu viện Kong Ka ở miền Đông Tây Tạng khoảng trước năm 1950 – biên dịch từ Hoa ngữ, do nhà xuất bản Carol Publishing Group ấn hành năm 1993 tại New York, Hoa Kỳ.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12085)
Chúng ta đã có được kiếp sống lý tưởng, hỗ trợ cho các tự do và thuận lợi rất khó tìm. Ta đã gặp được giáo huấn quý báu vốn khó gặp của Đức Phật, đã tìm ra các vị thầy tâm linh khó tìm của Đại thừa. Ở một thời điểm như vậy, ta nên hành động khá hơn loài thú, bằng cách hành trì giáo pháp thanh tịnh.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 10143)
Ngài Tịch Thiên được sinh tại thành phố Saurastra, phương bắc của Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya). Ngài là con trai Vua Kushalavarma và Hoàng Hậu Vajrayogini. Từ tuổi thơ hoàng tử trẻ Shantivarman (tên của ngài lúc sinh) biểu lộ tài năng đặc biệt trong tất cả các lãnh vực kiến thức. Khi mới 6 tuổi ngài gặp một du già sư và thọ nhận lễ điểm đạo và các giáo pháp tu tập theo ngài Văn Thù (Manjushri). Khi tu tập pháp này, ngài đã tri nhận Ngài Văn Thù (Phật Bảo Hộ Trí Tuệ; Wisdom Deity) và đã nhận được trực tiếp nhiều giáo pháp từ ngài Văn Thù.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 6535)
Nhiều người tu tập Phật Giáo cảm thấy hoang mang khi nghe nói có các vị thầy Phật Giáo không tuân thủ một số giới luật, chẳng hạn như uống rượu, sống chung với các thành viên khác trong tập thể tu hành, v.v. Có những trường hợp ngoại lệ nào cho phép không tuân thủ giới luật hay không?