Sông Hằng: Lời dạy Tâm Yếu Về Đại Thủ Ấn

26 Tháng Mười Một 201415:28(Xem: 7843)
GARCHEN RINPOCHE
Khai Thị
“SÔNG HẰNG - LỜI DẠY TÂM YẾU VỀ ĐẠI THỦ ẤN”
Ganges Mahamudra
tại đạo tràng Drikung, Sóc Sơn, Hà nội ngày 12-13/1/2014
nhân chuyến hoằng pháp lần thứ nhì tại Việt Nam vào tháng 1/2014


SÔNG HẰNG: LỜI DẠY TÂM YẾU VỀ ĐẠI THỦ ẤN
Bên bờ Sông Hằng, những lời giảng này được Ngài Tilopa dạy cho Naropa.
Chánh văn bằng Phạn Ngữ (Sanskrit): Mahamudra Upadesham.
Tạng Ngữ: Chaggya Chenpo Menngag.
Bản tiếng Anh do Ari Kiev chuyển ngữ: Essential Instructions on Mahamudra.
Bản tiếng Việt do Cư Sĩ Nguyên Giác chuyển ngữ.

Khai thị của Garchen Rinpoche 

blank
Ngài Garchen Rinpoche tại đạo tràng Drikung,
Sóc Sơn, Hà nội ngày 12-13/1/2014
Đại chúng đọc “Sông Hằng: Lời dạy Tâm Yếu Về Đại Thủ Ấn” – Bên bờ sông Hằng, những lời giảng này được Ngài Tilopa dạy cho Naropa. 
 
Đây là điều vô cùng quan trọng và cát tường để chúng ta cùng nhau đọc tụng văn bản này. Văn bản này được tụng đọc bởi rất nhiều đạo sư tâm linh khác nhau và các ngài đã gìn giữ những lời giáo huấn này trong tâm khảm của các ngài xuyên qua nhiều thế hệ khác nhau. Nhiều người cũng đã tu tập dựa trên những lời khai thị này của Sông Hằng – Đại Thủ Ấn. Do đó, năng lực gia trì của văn bản này thật vô cùng mạnh mẽ. Khi chúng ta cùng nhau tụng đọc những lời khai thị này thì có thể những giáo huấn và tinh túy của những lời khai thị này sẽ đi vào trong tâm khảm của chúng ta. 

Có những người tuy không phải Phật tử nhưng sau khi họ đọc những lời khai thị trong những tập sách nhỏ bé này thì tâm họ trở nên hoan hỉ, hạnh phúc. Chúng ta có thể hỏi: “Ồ, sao lại như vậy?” Thực sự thì năng lực gia trì của những lời khai thị này vô cùng mạnh mẽ. Những lời khai thị này muốn nói đến bản tâm, chân tâm của chúng ta. Chân tâm thì ai ai cũng có, và vì thế cho nên, khi một số người đọc được những lời khai thị này, tâm của họ có thể bị đánh động, nó sẽ ngân vang trong tâm của họ và sẽ là một nguyên nhân khiến họ có thể quán sát được tâm của mình, sẽ quán chiếu được bản tâm là như thế nào. Bởi thế cho nên những lời khai thị này thật vô cùng lợi lạc và có thể giúp cho bất kỳ ai có được một số cảm nhận về chân tâm là như thế nào. 
pdf_download_2
Xem chi tiết nội dung phiên bản PDF:
Sông Hằng: Lời dạy Tâm Yếu Về Đại Thủ Ấn
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 6232)
Khi chúng ta có ước muốn theo đuổi con đường tâm linh, ta phải hiểu thấu vì sao lại chọn đi con đường này, động lực của ta là gì, con đường này sẽ dẫn ta tới đâu, bằng cách nào ta có thể đi tới đích. Mục đích và đích đến của con đường Phật Pháp là giải thoát khỏi tất cả khổ đau và đạt tới sự giác ngộ hoàn toàn
18 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5782)
Sau khi an tọa trên bảo tòa, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dạy rằng, Tám Đại Luận Mật thừa không giành cho tất cả mọi người. “Đây là những Tantra tối thượng và chỉ giới hạn cho những ai phát nguyện thực hành nghiêm cẩn.
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5548)
Ngày nay, thế giới đang tăng trưởng mạnh mẽ về vật chất. Nhưng Tây Tạng vẫn còn trong tình trạng hỗn loạn. Phần lớn chúng ta đang phải sống ở nước ngoài, nhưng chúng ta không chỉ duy trì được đời sống mà vẫn có thể trì giữ truyền thống của mình.
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5175)
Tác giả của bộ luận này là Tôn giả Zhamar Pandita, Gendun Tenzin Gyatso sinh năm 1852, tám tuổi xuất gia, học đạo với nhiều bậc Thầy lỗi lạc. Ở tuổi 20, Ngài tinh thông ngũ minh và được xưng tụng là Đại Pandita. Sau đó vâng lời Thầy, Ngài vân du đó đây giảng pháp. Ngài ẩn cư tu hành.
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5753)
Học Bồ tát hạnh, tu Bồ tát đạo là niềm khoắc khoải thiết tha của những Phật tử mong muốn tìm cầu sự an lạc giải thoát cho chính mình, và cho tất cả chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ.
02 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6295)
Truyền thừa Sakya là một trong bốn truyền thống tâm linh vĩ đại tại Tây Tạng. Truyền thống này đóng một vai trò quan trọng trong sự trì giữ và phát triển giai đoạn tân Tantra vào thế kỷ thứ 11.Truyền thống Sakya được trì giữ và hoằng dương rộng lớn, sản sinh nhiều bậc thánh tăng, Thành tựu giả và học giả vĩ đại.
25 Tháng Mười 2015(Xem: 5894)
Theo tư tưởng Mật Tông, trong năm vị Phật thiền, Đức Phật A-di-đà vị trí ở phía tây, bộ chủ bộ Liên hoa, biểu hiện phương tiện trí của Phật, nhân cách của trí diệu quán sát, trong năm đại là nhân cách của gió theo truyền thừa của Bất Không, hay của nước theo truyền thừa của Thiện Vô Úy.
20 Tháng Mười 2015(Xem: 8645)
Karmapa có nghĩa là "bậc thực hành Phật hạnh” hay "hiện thân tất thảy Phật hạnh”. Các đời Karmapa đã tái sinh trong hình tướng Hóa thân tới nay 17 đời, và tất cả đều đóng một sứ mệnh quan trọng nhất trong việc trì giữ và hoằng dương giáo pháp của đức Phật nơi vùng xứ Tuyết.
20 Tháng Mười 2015(Xem: 6839)
Đức Dalai Lama từng nhiều lần dạy rằng, Phật giáo Kim cương thừa không phải là Lạt-ma giáo. Một trong những lý do chủ yếu Phật giáo Kim cương thừa phát triển ở miền đất Tuyết chính là người thực hành có tri kiến thanh tịnh đối với bậc Thầy. Kim cương thượng sư là Bậc Thầy trong Phật giáo Kim cương thừa