Sông Hằng: Lời dạy Tâm Yếu Về Đại Thủ Ấn

26 Tháng Mười Một 201415:28(Xem: 7798)
GARCHEN RINPOCHE
Khai Thị
“SÔNG HẰNG - LỜI DẠY TÂM YẾU VỀ ĐẠI THỦ ẤN”
Ganges Mahamudra
tại đạo tràng Drikung, Sóc Sơn, Hà nội ngày 12-13/1/2014
nhân chuyến hoằng pháp lần thứ nhì tại Việt Nam vào tháng 1/2014


SÔNG HẰNG: LỜI DẠY TÂM YẾU VỀ ĐẠI THỦ ẤN
Bên bờ Sông Hằng, những lời giảng này được Ngài Tilopa dạy cho Naropa.
Chánh văn bằng Phạn Ngữ (Sanskrit): Mahamudra Upadesham.
Tạng Ngữ: Chaggya Chenpo Menngag.
Bản tiếng Anh do Ari Kiev chuyển ngữ: Essential Instructions on Mahamudra.
Bản tiếng Việt do Cư Sĩ Nguyên Giác chuyển ngữ.

Khai thị của Garchen Rinpoche 

blank
Ngài Garchen Rinpoche tại đạo tràng Drikung,
Sóc Sơn, Hà nội ngày 12-13/1/2014
Đại chúng đọc “Sông Hằng: Lời dạy Tâm Yếu Về Đại Thủ Ấn” – Bên bờ sông Hằng, những lời giảng này được Ngài Tilopa dạy cho Naropa. 
 
Đây là điều vô cùng quan trọng và cát tường để chúng ta cùng nhau đọc tụng văn bản này. Văn bản này được tụng đọc bởi rất nhiều đạo sư tâm linh khác nhau và các ngài đã gìn giữ những lời giáo huấn này trong tâm khảm của các ngài xuyên qua nhiều thế hệ khác nhau. Nhiều người cũng đã tu tập dựa trên những lời khai thị này của Sông Hằng – Đại Thủ Ấn. Do đó, năng lực gia trì của văn bản này thật vô cùng mạnh mẽ. Khi chúng ta cùng nhau tụng đọc những lời khai thị này thì có thể những giáo huấn và tinh túy của những lời khai thị này sẽ đi vào trong tâm khảm của chúng ta. 

Có những người tuy không phải Phật tử nhưng sau khi họ đọc những lời khai thị trong những tập sách nhỏ bé này thì tâm họ trở nên hoan hỉ, hạnh phúc. Chúng ta có thể hỏi: “Ồ, sao lại như vậy?” Thực sự thì năng lực gia trì của những lời khai thị này vô cùng mạnh mẽ. Những lời khai thị này muốn nói đến bản tâm, chân tâm của chúng ta. Chân tâm thì ai ai cũng có, và vì thế cho nên, khi một số người đọc được những lời khai thị này, tâm của họ có thể bị đánh động, nó sẽ ngân vang trong tâm của họ và sẽ là một nguyên nhân khiến họ có thể quán sát được tâm của mình, sẽ quán chiếu được bản tâm là như thế nào. Bởi thế cho nên những lời khai thị này thật vô cùng lợi lạc và có thể giúp cho bất kỳ ai có được một số cảm nhận về chân tâm là như thế nào. 
pdf_download_2
Xem chi tiết nội dung phiên bản PDF:
Sông Hằng: Lời dạy Tâm Yếu Về Đại Thủ Ấn
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Tư 2015(Xem: 5636)
Ngài Tịch Thiên (Shantideva) là một trong những vị luận sư lỗi lạc nhất của thời kỳ sau trong quá trình phát triển tông phái Đại thừa, tác giả của bộ luận quan trọng là Nhập Bồ-tát hạnh.
21 Tháng Ba 2015(Xem: 14292)
Dharmakāya (Pháp thân), thân tối thượng, tạo thành nền tảng của mọi phẩm hạnh của vị Phật, và nền tảng năng lực của các ngài để hoạt động. Bản tánh của Pháp thân thì thanh tịnh tự trạng thái nguyên thủy của nó và thuần tịnh không bị mọi ô nhiễm ngẫu nhiên. Siêu vượt tư tưởng và sự biểu lộ bằng ngôn từ,
25 Tháng Giêng 2015(Xem: 6223)
Trong “Một Quyển Sách Hướng dẫn đến Các Thung lũng Ẩn dấu Dremoshong và Khenpalung,” Pema Lingpa (1450-1521) đã viết rằng có bốn thung lũng vô cùng thiêng liêng và ẩn dấu trong rặng Hy Mã Lạp Sơn:
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5481)
Pháp tu Tonglen, hay cho (tong) và nhận (len), là một pháp tu của chư Bồ tát, những đứa con thiện nam tín nữ dũng cảm nhất của các đấng chiến thắng, là hành trì tất yếu để thành tựu Phật quả. Về mặt hành trì, thậm chí chỉ cần nghe tên của pháp tu này thôi cũng là điều may mắn rồi, vì thế nên Đạo Sư Tịch Thiên
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9557)
Tập sách nhỏ “Du-già Tây Tạng, Giáo Lý và Tu Tập” này được dịch từ bản văn tiếng Anh có nhan đề là “Teachings of Tibetan Yoga” do Giáo sư Garma C. C. Chang – giảng sư của Tu viện Kong Ka ở miền Đông Tây Tạng khoảng trước năm 1950 – biên dịch từ Hoa ngữ, do nhà xuất bản Carol Publishing Group ấn hành năm 1993 tại New York, Hoa Kỳ.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6580)
Đề tài hôm nay là chỉ giáo về hành trì chiết xuất tinh chất. Tinh chất có thể được chiết xuất từ hoa, đá, nước và những chất khác, nhưng các giáo huấn sẽ nói về cách chiết xuất tinh chất của hoa. Thuật ngữ chiết xuất tinh chất nói về việc thọ dụng các viên thuốc bào chế từ hoa, thay vì dùng các chất thô của thức ăn.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11909)
Chúng ta đã có được kiếp sống lý tưởng, hỗ trợ cho các tự do và thuận lợi rất khó tìm. Ta đã gặp được giáo huấn quý báu vốn khó gặp của Đức Phật, đã tìm ra các vị thầy tâm linh khó tìm của Đại thừa. Ở một thời điểm như vậy, ta nên hành động khá hơn loài thú, bằng cách hành trì giáo pháp thanh tịnh.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 9849)
Ngài Tịch Thiên được sinh tại thành phố Saurastra, phương bắc của Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya). Ngài là con trai Vua Kushalavarma và Hoàng Hậu Vajrayogini. Từ tuổi thơ hoàng tử trẻ Shantivarman (tên của ngài lúc sinh) biểu lộ tài năng đặc biệt trong tất cả các lãnh vực kiến thức. Khi mới 6 tuổi ngài gặp một du già sư và thọ nhận lễ điểm đạo và các giáo pháp tu tập theo ngài Văn Thù (Manjushri). Khi tu tập pháp này, ngài đã tri nhận Ngài Văn Thù (Phật Bảo Hộ Trí Tuệ; Wisdom Deity) và đã nhận được trực tiếp nhiều giáo pháp từ ngài Văn Thù.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 6496)
Nhiều người tu tập Phật Giáo cảm thấy hoang mang khi nghe nói có các vị thầy Phật Giáo không tuân thủ một số giới luật, chẳng hạn như uống rượu, sống chung với các thành viên khác trong tập thể tu hành, v.v. Có những trường hợp ngoại lệ nào cho phép không tuân thủ giới luật hay không?