Cúng Dường Mây Cam Lồ

22 Tháng Tư 201514:56(Xem: 5515)

CÚNG DƯỜNG MÂY CAM LỒ

Choden Rinpoche luận giải - Gyalten Deying chuyển ngữ

Thanh Liên &  Mai Tuyết Ánh hiệu đính
Viet Nalanda Foundation 
(For Free Distribution Only)

 

MC LC

cung-duong-may-cam-lo biaLời Giới Thiệu của Dịch Giả (bản Anh ngữ)

PHẦN I: Luận giải về Luyện Tâm Bát Đoạn của Kadampa

Geshe Langri Thangpa Dorje Senge

PHẦN II: Luận giải về Thoát Khi Bn SBám Chp
của Jetsun Drakpa Gyaltsen

PHẦN III: Luận giải về Tonglen, Hành Trì Cho và Nhn

PHẦN IV: Luận giải về Ba Điểm Tinh Yếu của Đường Tu Giác Ng
của Je Tsongkhapa

PHẦN V: Luận giải về Năm Điểm ChGiáo vPháp Chiết

Xut Tinh Cht của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ II,

Gendun Gyatso

Thỉnh cầu các Lama của Dòng Truyền Thừa

Cầu Nguyện

Thuật Ngữ

Thư Mục

Giới Thiệu Về Tác Giả

Phương Danh Ấn Tống

Lời Giới Thiệu của Dịch Giả

(Bản dịch Anh ngữ)

Pháp Luyện Tâm, hay lojong (blo sbyong), theo nguyên văn có nghĩa là “luyện tập hay tịnh hóa tâm”. Nó đề cập đến các pháp thiền quán mà ta áp dụng để tịnh hóa tâm, cũng như loại sách diễn tả những pháp tu này. Những “kỹ thuật” nội tâm này tóm tắt đường tu của Phật pháp, vì chúng trình bày cách phiền não được đối trị ra sao ở mức độ thế tục, và hoàn toàn bị tiêu diệt ở mức độ siêu việt. Vì thế, pháp luyện tâm rút tỉa các điểm cốt tủy, tinh túy từ những lời dạy của Đức Phật.

Truyền thống của pháp luyện tâm đã được vị cao tăng Ấn Độ vĩ đại A-đề-sa (Atisa Dipamkara Srijnana) (982-1054) đưa vào Tây Tạng, người đã du hành đến nước này vào năm 1042.

Trước đó, A-đề-sa đã thu thập các chỉ giáo về pháp luyện tâm (blo sbyong) từ các vị bổn sư chính người Ấn Độ của ngài, gồm có ngài Pháp Xứng (Dharmakirti [Serlingpa]), ngài Dharmaraksita và Đức Di Lặc (Maitreyanatha). Các giáo huấn này đã được A-đề-sa truyền thụ dần cho Dromtonpa (1005- 1064), vị đại đệ tử người Tây Tạng của ngài. Tuy nhiên, những giáo huấn này đã không được tiết lộ hay phổ biến trong công chúng qua nhiều năm, cho đến khi các hành giả có đủ khả năng thực hành các chỉ giáo này.

Choden Rinpoche đã phân chia các giáo huấn này thành năm phần. Phần thứ nhất, thứ hai, thứ tư và năm gồm có luận giải của các tác phẩm luyện tâm chính bằng Tạng ngữ, còn phần thứ ba là các chỉ giáo từ kinh nghiệm tu tập riêng của Rinpoche. Năm phần này kết hợp với nhau, tạo thành những lời khuyên hữu hiệu và thực tiễn về cách khắc phục các cảm thọ tiêu cực, kẻ thù nội tại của chúng ta.

Phần đầu tiên là một luận giải về Luyện Tâm Bát Đoạn (Blo sbyong tshig brgyad ma) của Geshe Langri Thangpa (1054-1123), một đệ tử của Geshe Potowa (1031-1106). Tác phẩm này cũng là nguồn cảm hứng cho bài Luyn Tâm Tht Điểm (blo sbyong don bdun ma) của Geshe Chekawa (1102- 1176), được hoan nghênh khắp nơi. Tám đoạn kệ trình bày cốt tủy tinh túy của pháp luyện tâm. Đồng thời, chúng biểu lộ sự giản dị nhưng khó khăn của việc thực hành các giáo huấn này.

Phần thứ hai là một luận giải về Thoát Khi Bn SBám Chp (Zhen pa bzhi bral), do Jetsun Drakpa Gyaltsen (1147- 1216) sáng tác. Ngài là con trai của Sachen Kunga Nyingpo (1092-1158) và em trai của Sonam Tsemo (1142-1182). Trong năm vị đạo sư tối cao của dòng truyền thừa Sakya (Tát-ca), cha và anh của ngài là hai vị hành giả đứng đầu (Sachen Kunga Nyingpo) và thứ nhì (Sonam Tsemo), còn ngài là vị thứ ba. Tác phẩm này đưa ra bốn cách thức hành trì: cách trở thành một hành giả thực hành Pháp, cách phát tâm xả ly, tâm đại bi và tuệ giác tánh Không.

Trong phần thứ ba, Choden Rinpoche đưa ra giải thích chi tiết về hành trì Cho và Nhận (gtong len), từ kinh nghiệm tu tập riêng của ngài. Nói một cách ngắn gọn thì đây là pháp luyện tâm chính yếu, qua đó ta nhận những nỗi khổ của tất cả chúng sanh khi hít vào, và trao tặng tất cả những thiện hạnh cùng công đức của mình cho chúng sanh khi thở ra. Pháp tu này cũng được miêu tả như pháp tu tập bình đẳng ngã tha và hoán chuyển ngã tha. Chỉ giáo này cô đọng lại những lời khuyên trong hai tác phẩm giáo pháp đầu.

Phần thứ tư là một luận giải về Ba Điểm Tinh Yếu ca Đường Tu Giác Ng(Lam gtso rnam gsum) của Lama Tông Khách Ba (Je Tsongkhapa) (1357-1419). Tác phẩm của ngài Tông Khách Ba chính là một luận giải về tác phẩm Đèn Soi No Giác của đại sư A-đề-sa (Atisa), bộ luận chính gốc của truyền thống Lamrim ở Tây Tạng, giải thích về các giai đoạn (rim) của đường tu (lam) giác ngộ. Hai tác phẩm này có chút ít khác biệt, vì trong khi Đèn Soi Nẻo Giác giải thích về ba loại chúng sanh (sơ căn, trung căn và thượng căn), thì Ba Điểm Tinh Yếu của Đường Tu Giác Ngộ lại chú trọng vào ba loại tâm thức mà các chúng sanh trung căn và thượng căn cần phải phát triển, đó là tâm xả ly, bồ đề tâm và tuệ giác tánh Không.

Phần thứ năm là một luận giải về Năm Điểm ChGiáo vPháp Chiết Xut Tinh Cht (Bcud len gyi dgams pa rim pa lnga pa'i khrid) của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Hai, Gendun Gyatso (1475-1542). Chiết xuất (len) tinh chất (bcud) nói về các pháp tu cho phép chúng ta hành trì Pháp bằng cách tự nuôi dưỡng mình bằng thực phẩm vi tế, như tinh chất của các loại hoa, các khoáng chất và v.v... Nó cũng được áp dụng cho sức khỏe và sự trường thọ. Đoạn sách này đề cập đến các đề mục như cách tìm kiếm và nhận ra nguyên liệu để làm thuốc, cách chế tạo thuốc và cách dùng thuốc sau khi chế tạo xong.

Năm phần này minh họa các đề mục trong một phạm vi rộng lớn, liên quan đến pháp luyện tâm và cách một hành giả cần phải phát triển nhiều kỹ năng khác nhau trong quá trình luyện tâm. Mặc dù tinh túy của đường tu đã được tóm tắt theo hai khía cạnh phương tiện và trí tuệ, việc phát triển phương tiện và trí tuệ đòi hỏi vô số cách thức khác nhau, bởi vì tâm thức cần được tôi luyện của chúng ta rất phức tạp và đa dạng, đồng thời lại sâu rộng.

Các đoạn văn không nằm trong các ngoặc vuông thuộc về bản chánh văn tiếng Tây Tạng của Choden Rinpoche. Những chữ trong ngoặc vuông là từ ngữ bổ sung của dịch giả trong bản Anh ngữ để làm rõ câu văn. Lun Gii Truyn Khu ca Choden Rinpoche

Choden Rinpoche tôn quý, Losang Gyalten Jikdrel Wangchuk, đã ban các luận giải truyền khẩu về các tác phẩm trên và chỉ giáo của ngài đã được ghi chép lại. Bản viết tay đã được chính Rinpoche hiệu đính và ấn tống bằng Tạng ngữ, trong một quyển sách với nhan đề Cúng Dường Mây Cam L:

Một Sưu Tập Giáo Hun vPháp Luyện Tâm và các Đề Tài Khác. Bản văn này chuyển dịch tác phẩm của Rinpoche ra Anh ngữ. Geshe Gyalten là người khởi xướng và cố vấn cho đề án này.

Choden Rinpoche

cung-duong-may-cam-lo-2Choden Rinpoche tôn quý là một hành giả du già, học giả và một vị thầy danh tiếng trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Ngài ra đời năm 1931 ở miền Đông Tây Tạng, trong một gia đình mộ đạo, nổi tiếng về công phu thiền quán. Lúc còn nhỏ, ngài đã được Reting Rinpoche xác nhận là vị tái sanh của Lama Choden ở Tu Viện Rongpo Rabten. Reting Rinpoche là một vị lama rất được tôn kính, người đã được chấp nhận là một ứng viên trong việc tìm kiếm vị tái sanh của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Mười Hai. Vào lúc 7 tuổi, Choden Rinpoche thọ giới Sa di với Phabongkha Rinpoche và được đặt tên Losang Gyalten Jikdrel Wangchuk. Theo lời khuyên của Phabongkha Rinpoche, ngài gia nhập Tu Viện Sera Je lúc 15 tuổi. Trong thời gian này, các vị thầy chính của ngài là Trijang Rinpoche, Phabongkha Rinpoche và các vị lama lỗi lạc khác. Những vị lama này đã ban cho ngài các lễ quán đảnh và truyền khẩu, cũng như các chỉ giáo cốt tủy để giúp ngài phát triển các thực chứng về giáo pháp. Năm 28 tuổi, ngài hoàn tất chương trình tu học năm đề tài chính, và mặc dù Trijang Rinpoche khuyên ngài nên nhanh chóng tham dự cuộc thi tốt nghiệp ngay lúc ấy, ngài đã theo lời khuyên của vị trụ trì Tu Viện Sera Je vào lúc đó và tiếp tục chương trình tu học của mình. Không lâu sau đó, việc người dân Tây Tạng nổi dậy để phản đối Trung Hoa xâm chiếm Tây Tạng đã làm gián đoạn việc học của ngài, và ngài đã nhập thất trong một gian phòng nhỏ, biệt lập ở Lhasa trong hơn mười chín năm, dựa vào các kinh sách mà ngài đã học thuộc lòng. Năm 1985, Rinpoche trốn thoát sang Ấn Độ. Thể theo lời yêu cầu của Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài tiếp tục giảng dạy tại Tu Viện Sera ở miền Nam Ấn Độ, trên khắp thế giới và ở trung tâm Phật giáo của ngài tại California.

pdf_download_2
Cúng Dường Mây Cam Lồ, Choden Rinpoche, Gyalten Deying dịch


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 6221)
Khi chúng ta có ước muốn theo đuổi con đường tâm linh, ta phải hiểu thấu vì sao lại chọn đi con đường này, động lực của ta là gì, con đường này sẽ dẫn ta tới đâu, bằng cách nào ta có thể đi tới đích. Mục đích và đích đến của con đường Phật Pháp là giải thoát khỏi tất cả khổ đau và đạt tới sự giác ngộ hoàn toàn
18 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5777)
Sau khi an tọa trên bảo tòa, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dạy rằng, Tám Đại Luận Mật thừa không giành cho tất cả mọi người. “Đây là những Tantra tối thượng và chỉ giới hạn cho những ai phát nguyện thực hành nghiêm cẩn.
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5538)
Ngày nay, thế giới đang tăng trưởng mạnh mẽ về vật chất. Nhưng Tây Tạng vẫn còn trong tình trạng hỗn loạn. Phần lớn chúng ta đang phải sống ở nước ngoài, nhưng chúng ta không chỉ duy trì được đời sống mà vẫn có thể trì giữ truyền thống của mình.
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5163)
Tác giả của bộ luận này là Tôn giả Zhamar Pandita, Gendun Tenzin Gyatso sinh năm 1852, tám tuổi xuất gia, học đạo với nhiều bậc Thầy lỗi lạc. Ở tuổi 20, Ngài tinh thông ngũ minh và được xưng tụng là Đại Pandita. Sau đó vâng lời Thầy, Ngài vân du đó đây giảng pháp. Ngài ẩn cư tu hành.
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5743)
Học Bồ tát hạnh, tu Bồ tát đạo là niềm khoắc khoải thiết tha của những Phật tử mong muốn tìm cầu sự an lạc giải thoát cho chính mình, và cho tất cả chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ.
02 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6287)
Truyền thừa Sakya là một trong bốn truyền thống tâm linh vĩ đại tại Tây Tạng. Truyền thống này đóng một vai trò quan trọng trong sự trì giữ và phát triển giai đoạn tân Tantra vào thế kỷ thứ 11.Truyền thống Sakya được trì giữ và hoằng dương rộng lớn, sản sinh nhiều bậc thánh tăng, Thành tựu giả và học giả vĩ đại.
25 Tháng Mười 2015(Xem: 5883)
Theo tư tưởng Mật Tông, trong năm vị Phật thiền, Đức Phật A-di-đà vị trí ở phía tây, bộ chủ bộ Liên hoa, biểu hiện phương tiện trí của Phật, nhân cách của trí diệu quán sát, trong năm đại là nhân cách của gió theo truyền thừa của Bất Không, hay của nước theo truyền thừa của Thiện Vô Úy.
20 Tháng Mười 2015(Xem: 8636)
Karmapa có nghĩa là "bậc thực hành Phật hạnh” hay "hiện thân tất thảy Phật hạnh”. Các đời Karmapa đã tái sinh trong hình tướng Hóa thân tới nay 17 đời, và tất cả đều đóng một sứ mệnh quan trọng nhất trong việc trì giữ và hoằng dương giáo pháp của đức Phật nơi vùng xứ Tuyết.
20 Tháng Mười 2015(Xem: 6825)
Đức Dalai Lama từng nhiều lần dạy rằng, Phật giáo Kim cương thừa không phải là Lạt-ma giáo. Một trong những lý do chủ yếu Phật giáo Kim cương thừa phát triển ở miền đất Tuyết chính là người thực hành có tri kiến thanh tịnh đối với bậc Thầy. Kim cương thượng sư là Bậc Thầy trong Phật giáo Kim cương thừa