Tổng Luận Ý Nghĩa Nhất Tự Chân Ngôn Hrīḥ

25 Tháng Mười 201503:22(Xem: 5844)
TỔNG LUẬN
Ý NGHĨA NHẤT TỰ CHÂN NGÔN HRĪH
***
Phước Nguyên

___________________________________

blank

I/ XUẤT XỨ

I.1. Hê-rị 奚哩

Theo tư tưởng Mật Tông, trong năm vị Phật thiền[1], Đức Phật A-di-đà[2] vị trí ở phía tây, bộ chủ bộ Liên hoa, biểu hiện phương tiện trí của Phật, nhân cách của trí diệu quán sát, trong năm đại là nhân cách của gió theo truyền thừa của Bất Không, hay của nước theo truyền thừa của Thiện Vô Úy.

Do giới hạn và mục tiêu của bài viết này, nên chúng ta không bàn đến chủng tử của Phật A-di-đà trong Thai Tạng giới, mà chỉ nói đến chủng tử của A-di-đà trong Kim Cương giới.

Trong Kim cương giới, chữ  Hrīḥ được dùng làm chủng tử cho Phật A Di Đà. Chữ này thấy xuất hiện trong phần kết của bài tán tiếng Sanskrit về lễ bái phương tây trong Đại Tạng Kinh 18, số hiệu 0866, Kim Cương Đảnh Du Già Trung Lược Xuất Niệm Tụng Kinh 1, Đường Kim Cương Trí dịch. Chân ngôn đó ở đây đọc:

唵 薩婆怛他揭多 布穰(而佉反)鉢 囉末多那耶(轉也) 阿答摩南涅哩夜多 耶冥薩婆怛他揭多 跋折羅達摩(法 也)鉢羅伐多耶摩 含(二合願為我轉 金剛法也)奚哩( 引二合)[3].

Án tát bà đát tha yết đa bố nhưỡng bát ra mạt đa na da a đáp ma nam niết rị dạ đa ya-minh tát bà đát tha yết đa bạt chiết la đạt ma bát la phạt đa da ma hàm hê rị.

Phần kết đó là chữ hê rị奚哩 không có trong bản dịch tương đương ở Đại Tạng Kinh 18, số hiệu 0865, Kim Cương Đảnh Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Đại Giáo Vương Kinh[4], 3 quyển, Đường Bất Không dịch và Đại Tạng Kinh 18, số hiệu 0882, Phật Thuyết Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Tam Muội Đại Giáo Vương Kinh 5[5], Tống Thí Hộ đẳng dịch.

Nguyên bản Sanskrit của Đà-la-ni này chép như sau:

-Devanagari:

ॐ सर्वतथागतपूजमं प्रवर्तनाय आत्मनमं  निर्यातयामि सर्व तथागत वज्रधर्म प्रवार्तय मय्हमं ह्रीहः

(Om sarvatathāgatapūjaṃ pravartanāya ātmanaṃ niryātayāmi sarva tathāgata vajradharma pravārtaya mayhaṃ hrīḥ )

Dịch: Om [6], con xin hiến thân dâng lên cúng dường hết thảy Như Lai. Nguyện hết thảy Như Lai vì con chuyển Kim cương pháp, hrīḥ.

- Bản tất đàn (được chép trong Đại Tạng Kinh 18, số hiệu 0875, Liên Hoa Bộ Tâm Niệm Tụng Nghi Quỹ, 1 quyển, mất tên người dịch) [7]:
blank

Đem chú Sanskrit Devanagari và bản Tất đàn này, đối chiếu với hai bản Tây Tạng hiện tìm được tương đương là:

(1)  རྡོ རྗེ རྩེ མོ ལསདེ བྮིནགྴེགྶཔ ཐམྶཅདཀྱི དེ ཁོ ཉིདབྶྡུསཔ ཞེསབྱ བ རྒྱུདཀྱི རྒྱལཔོ ཆེནཔོ rdo rje rtse mo las de bzhin gshegs pa thams cad kyi de kho nyid bsdus pa zhes bya ba rgyud kyi rgyal po chen po

(2) རྡོ རྗེ རྩེ མོ ལསདེ བྮིནགྴེགྶཔ ཐམྶཅདཀྱི དེ ཁོ ན ཉིདབྶྡུསཔ ཞེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོ rdo rje rtse mo las de bzhin gshegs pa thams cad kyi de kho na nyid bsdus pa zhes bya ba theg pa chen po;

Sự sai biệt về ngôn ngữ, nội dung không đáng kể[8].

Tham chiếu bản dịch Anh ngữ The Adamantine Pinnacle Sutra, dịch bởi Giebel, Rolf W.Berkeley, chân ngôn ở đó được viết tương đồng với bản Kim Cương Đảnh Du Già Trung Lược Xuất Niệm Tụng Kinh 1, do Đường Kim Cương Trí dịch[9].

I.2. Hiệt-rị 頡哩, hột-rị 紇哩, ngật-rị 訖哩

Đại Tạng Kinh 18, số hiệu 0866, Kim Cương Đảnh Du Già Trung Lược Xuất Niệm Tụng Kinh 3, sau khi mô tả qui trình triệu thỉnh các bổn tôn, hướng dẫn phương pháp an vị các bổn tôn ấy, trong đó có việc kết khế ấn Vô Lượng Thọ danh Thắng thượng tam-ma-địa 無量壽 名勝上三摩地 [10] và đọc chân ngôn:

唵 嚧計 攝縛(二合)囉囉闍頡哩(重呼)[11]

Án lộ kế nhiếp phạ ra ra đồ hiệt rị.

Nguyên điển Sanskrit của chú này như sau:

ॐ लोकेस्वर ह्रीह्ः

Oṃ lokesvara hrīḥ.

Đại Tạng Kinh 18, số hiệu 0874, Kim Cương Đảnh Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Đại Giáo Vương Kinh, 2 quyển, Đường Bất Không dịch,[12] cũng có chân ngôn này:

唵(引)路計濕嚩 (二合)囉囉(引) 惹紇哩以(三合)[13]

Án lộ kế thấp phạ ra ra nhạ hột rị ni.

Nguyên điển Sanskrit:

ॐ लोकेसव्रजाज​ ह्रीह्ः

Oṃ lokesavrajāja hrīḥ.

Và ở Đại Tạng Kinh 18, số hiệu 0867, Kim Cương Phong Lâu Các Nhất Thiết Du Già Du Kì Kinh, 2 quyển, Đường Kim Cương Trí dịch cũng có xuất hiện chủng tử Hrīḥ trong các chân ngôn:

唵(引) 嚩 日囉(二合) 路 計 濕嚩 囉 囉 惹阿 儗儞 紇哩[14]

Án phạ nhật ra lộ kế thấp phạ ra ra nhạ a nghi nễ hột rị.

Chân ngôn này nguyên điển Devanagari:

            ॐ वज्र लोकेश्वरराज अग्नि ह्रीहः

            Oṃ vajra lokeśvararāja agni hrīḥ

Chép ở bản Tất đàn như sau:

blank


Ở trong Đại Tạng Kinh 19, số hiệu 0930, Vô Lượng Thọ Như Lai Quán Hành Cúng Dường Nghi Quỹ[15], 1 quyển, Đường Bất Không dịch gọi chân ngôn trên là Vô lượng thọ như lai tâm chân ngôn 無量壽 如來心真言 như sau:

唵(引)路計濕[口*縛](二合)囉囉惹訖哩(二合入引)[16]

Án lô kế thất phạ ra ra nhạ ngật rị.

Nguyên điển Sanskrit của chân ngôn này:

ॐ लोकेस्वरराज​  ह्रीहः

Oṃ lokesvararāja hrīḥ.

I.3. Chủng tử Hrīḥ trong văn hệ Bát-nhã

Ngoài sự xuất hiện của những chân ngôn trong các kinh điển thuộc Kim cương giới, chủng tử hrīḥ còn tìm thấy trong Đại Tạng Kinh 08, số hiệu 0241, Kim Cương Đảnh Du Già Lý Thú Bát Nhã Kinh[17], 1 quyển, Đường Kim Cương Trí dịch, mà bản Sanskrit của nó là अध्यर्धशतिका प्रज्ञापारमिता Adhyardhaśatikā prajñāpāramitā hiện đã tìm được[18], bản Sanskrit này còn gọi là आर्य​-प्रज्ञापारमिता-नय​-शतपञ्चाशतिका Ārya-prajñāpāramitā-naya-śatapañcāśatikā, tức 聖般若 波羅蜜多 理趣百五十(頌) - Thánh Bát-nhã Ba-la-mật-đa Thú Bách Ngũ Thập (Tụng), bên cạnh đó là bản Tây Tạng của kinh này cũng hiện được tìm thấy trong Tây Tạng Đại Tạng Kinh, thuộc Bát-nhã bộ, số hiệu 17, tiêu đề: འཕགས་པ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པའི་ཚུལ་བརྒྱ་ལྔ་བཅུ་པ Ḥphags-pa śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-paḥi tshul brgya-lṅa-bcu-pa[19], cũng có đề cập chủng tử hrīḥ.

Tiếp đó, là hai bản dịch Hán ngữ của अध्यर्धशतिका प्रज्ञापारमिता Adhyardhaśatikā prajñāpāramitā gồm: Kim Cương Đảnh Du Già Lý Thú Bát Nhã Kinh  và Đại Tạng Kinh 08, số hiệu 0240, Thật Tướng Bát Nhã Ba La Mật Kinh[20], 1 quyển, Đường Bồ Đề Lưu Chí dịch, đều đọc phiên âm là hiệt rị 頡唎[21].

Và ở trong nguyên điển Sanskrit आर्य​-प्रज्ञापारमितानयशतपञ्चशतिका Ārya –prajñā-pāramitānayaśata-pañca-śatikā, và bản dịch Tây Tạng tương đương của nó là འཕགས་པ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་-ཏུ་ཕྱིན་པའི་ཚུལ་བརྒྱ་-ལྔ་བཅུ་པ Ḥphags-pa śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-paḥi tshul brgya lṅa-bcu-pa[22], thuộc Tây Tạng Đại Tạng Kinh, số hiệu 489, cũng nói đến chủng tử hrīḥ. Bản dịch Hán ngữ của आर्य​-प्रज्ञापारमितानयशतपञ्चशतिका Ārya –prajñā-pāramitānayaśata-pañca-śatikā, thuộc Đại Tạng Kinh 08, số hiệu 0243, Đại Lạc Kim Cương Bất Không Chân Thật Tam Ma Da Kinh[23], 1 quyển, Đường Bất Không dịch kinh phiên âm là hột rị 紇唎[24], và Đại Tạng Kinh 08, số hiệu 0244, Phật Thuyết Tối Thượng Căn Bổn Đại Lạc Kim Cương Bất Không Tam Muội Đại Giáo Vương Kinh 2[25], Tống Pháp Hiền dịch, phiên âm là hột lị 紇哩[26]

Còn riêng về Đại Tạng Kinh 08, số hiệu 0242, Phật Thuyết Biến Chiếu Bát Nhã Ba La Mật Kinh[27], 1 quyển, Tống Thí Hộ dịch, có xuất hiện phiên âm hột lăng 紇凌[28], cho ta một ấn tượng về âm Sanskrit là ह्रीम् hrīm, đây cũng chỉ là ức đoán nguyên ngữ, vì hiện tại chưa thấy bản Sanskrit hay Tây Tạng của kinh này.

Lý thú bát nhã thuộc Lý thú hội trong chín hội của mạn đà la Kim cương giới[29].

 

 

II/NGỮ NGUYÊN VÀ Ý NGHĨA

Về ý nghĩa của chủng tử Hrīḥ ấy, Đại Tạng Kinh 19, số hiệu 1003, Đại Lạc Kim Cương Bất Không Chân Thật Tam Muội Da Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Lý Thú Thích[30], 2 quyển, Đường Bất Không dịch, viết: "Chữ hột rị gồm đủ bốn chữ mà thành một chân ngôn…"[31].

Nói như vậy, có nghĩa trong tiếng Sanskrit từ Hrīḥ vừa là một chủng tử vừa là một chân ngôn, gồm có bốn chữ cái, tức:

blank


Nếu là chân ngôn thì gọi là chân ngôn một chữ, hay nhất tự chân ngôn.

II.1. Chữ H

Về ý nghĩa bốn chữ cái này, Đại Lạc Kim Cương Bất Không Chân Thật Tam Muội Da Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Lý Thú Thích viết tiếp:

-          "Chữ  H chỉ hết thảy các pháp nhân bất khả đắc"[32].

Xét theo ngữ pháp Sanskrit, thì đây là giải thích ý nghĩa mẫu tự H như là phụ âm căn bản của từ Sanskrit हेतु hetu: có nghĩa là nhân hay nguyên nhân. Giải thích này cũng được tìm thấy tương tự trong Đại Tạng Kinh 18, số hiệu 0848, Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Kinh 2, Đường Thiện Vô Úy Nhất Hành dịch, hay gọi tắt là kinh Đại Nhật, phẩm Nhập mạn đồ la cù duyên chân ngôn[33]. Và ở trong nguyên điển Sanskrit của Kinh này, tiêu đề: महाव्ऐरोचनाभिसमंबोधिविकुर्विताधिष्थानव्ऐपुल्यसूत्रेन्द्रराज​-नाम​-धर्मपर्याय Mahāvairocanābhisaṁbodhi-vikurvitādhiṣthānavaipulyasūtrendrarāja-nāma-dharma-paryāya​, và bản dịch Tây Tạng tương đương là རྣམ་པར་སྣང་མཛད་ཆེན་པོ་མངོན་པར་རྫོགས་པར་བྱང་ཆུབ་པ་རྣམ་པར་སྤྲུལ་བ་བྱིན་-གྱིས་རློབ་པ་ཤིན་ཏུ་རྒྱས་པ་མདོ་སྡེའི་དབང་པོའི་རྒྱལ་པོ་ཞེས་བྱ་བའི་ཆོས་ཀྱི་རྣམ་གྲངས Rnam-par-snaṅ-mdsad chen-po mṅon-par-rdsogs-par byaṅ-chub-pa rnam-par-sprul-ba byin-gyis-rlob-pa śin-tu rgyas-pa mdo-sdeḥi dbaṅ-poḥi rgyal-po shes-bya-baḥi chos-kyi rnam-graṅs, do Dpal brtsegs và Śīlendrabodhi dịch, thuộc Đại Tạng Kinh Tây Tạng, số hiệu 494[34], cũng đều đề xuất ý nghĩa tương tự.

II.2. Chữ R

Về chữ R, Đại Lạc Kim Cương Bất Không Chân Thật Tam Muội Da Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Lý Thú Thích viết:

-          “Chữ R là chỉ hết thảy các pháp lìa trần cấu[35]. Kinh nói thêm: “Trần ở đây là năm trần cảnh, cũng chỉ cho hai loại chấp trước về năng thủ và sở thủ"[36].

Ý nghĩa chữ R này cũng được giải thích tương tợ trong Đại Tạng Kinh 18, số hiệu 0848, Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Kinh 2, Đường Thiện Vô Úy Nhất Hành dịch, phẩm Nhập mạn đồ la cù duyên chân ngôn, theo đó thì R chỉ hết thảy các pháp vốn xa lìa tất cả nhiễm ô trần cấu[37].

Theo ngữ pháp Sanskit, khi được nói như vậy là vì khi đọc lên âm R, ta liên tưởng đến từ रजस rajas có nghĩa là bụi bặm hay trần cấu.

II.3. Chữ Ī

Về chữ Ī, Đại Lạc Kim Cương Bất Không Chân Thật Tam Muội Da Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Lý Thú Thích viết tiếp:

-          "Chữ Ī là tự tại bất khả đắc"[38].

Căn cứ theo ngữ pháp Sanskrit, được giải nghĩa như thế vì chữ Ī là chữ bắt đầu của từ Īśvara, có nghĩa là đấng tự tại, īśvara còn có nghĩa là: Vị hướng dẫn tối tôn, Bậc điều khiển tối thượng, Đấng tối thượng, Đấng toàn diện, vị Chúa tể…

II.4. Chữ .

Cuối cùng là chữ Ḥ, thường được viết trong tiếng Sanskrit bằng hai dấu chấm (visarga), Đại Lạc Kim Cương Bất Không Chân Thật Tam Muội Da Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Lý Thú Thích nói:

-          "Ý nghĩa của hai chấm chữ ác, chữ ác này chỉ cho niết bàn"[39].

Dấu visarga, thuộc nhị trùng âm, tức hai chấm,  mà dịch bản Hán văn thường phiên âm là ác 惡, được các kinh điển Mật giáo gọi là chấm niết bàn, nên cũng có nghĩa là Niết bàn.

II. 5. Giải thích tổng hợp

Giải thích tổng hợp cả bốn chữ cái H, R, I và ÿ, Đại Lạc Kim Cương Bất Không Chân Thật Tam Muội Da Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Lý Thú Thích viết tiếp:

-          "Do giác ngộ các pháp bản lai không sinh, nên hai loại chấp trước loại trừ, chứng được pháp giới thanh tịnh"[40].

Mặt khác, căn cứ theo văn phạm tiêu chuẩn Sanskrit, nếu hiểu Hrīḥ như một từ ngữ thông dụng, thì nó có nghĩa là sự hổ thẹn.

Nên Đại Lạc Kim Cương Bất Không Chân Thật Tam Muội Da Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Lý Thú Thích giải thích tiếp: "Chữ hột rị cũng có nghĩa là xấu hổ. Nếu có đủ hổ thẹn thì không làm các việc bất thiện, tức đầy đủhết thảy pháp vô lậu. Cho nên Liên hoa bộ cũng gọi là Pháp bộ. Do sựgia trì của chữ này, nên ở thế giới Cực Lạc, nước chim cây rừng đều diễn pháp âm, chi tiết như trong kinh (A Di Đà) có nói. Nếu ai trì một chữ chân ngôn này, có thể trừ hết thảy tai họa, bệnh tật, sau khi mạng chung sẽ vãng sinh quốc độ an lạc, thượng phẩm thượng sinh"[41].

Đây là một giải thích tổng hợp kết liên tư tưởng Mật giáo với Tịnh độ giáo.

Ngoài Đại Lạc Kim Cương Bất Không Chân Thật Tam Muội Da Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Lý Thú Thích, Kim Cương Giới Mạn-đồ-la hiện đồ sao tư đề xuất một lối giải thích khác:

"Chữ hrīḥ này do bốn chữ:
blank

“Hiệp thành, chỉ cho bốn đức ở bốn phương đông tây nam bắc. Phải chăng vì Phật Di Đà nổi tiếng đầy đủ phương tiện nên đầy đủ bốn đức ấy? Nói về thể của chữ, thì nhân nghiệp là chữ Ha, trần cấu là chữ Ra, tai họa là chữ Ī, đương thể phàm phu làm rõ viễn ly là chữ Ah. Như vậy, toàn thể phàm phu là có nghĩa viễn ly, thanh tịnh, không trần cấu. Điều đó đã rõ".

Bốn đức nói đến trong giải thích này là chỉcho bốn đức thanh tịnh mô tả trong Đại Lạc Kim Cương Bất Không Chân Thật Tam Muội Da Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Lý Thú Thích, đó là:

- रागविशुद्ध​  rāgaviśuddha: ái nhiễm thanh tịnh;

- द्वेसविशुद्ध​ dvesaviśuddha: sân thanh tịnh;

- मलविशुद्ध​ malaviśuddha cấu uế thanh tịnh;

- पपविशुद्ध​  papaviśuddha: tội thanh tịnh.

Sự sai biệt trong giải thích ở đây với Đại Lạc Kim Cương Bất Không Chân Thật Tam Muội Da Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Lý Thú Thích dẫn trên là ở ý nghĩa của mẫu âm Ī.

Căn cứ theo ngữ pháp Sanskrit mẫu âm Ī được nói là có nghĩa tai họa, tức âm của chữ ईतिस् Ītis.

III. KẾT LUẬN: PHƯƠNG THỨC HÀNH TRÌ

Về việc sử dụng chủng tử này trong qui trình quán tưởng thì Đại Tạng Kinh 18, số hiệu 0874, Kim Cương Đảnh Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Đại Giáo Vương Kinh mô tả như sau: "Chữ hột rị ở nơi miệng, tức quán tưởng thành hoa sen tám cánh, quán thân mình thành hoa sen, trong thân đó có vô số vi trần, tưởng thành pháp kimcang, toàn thân dùng miệng để lạy, tay kim cương để ở đỉnh đầu, kính dâng lên đức Vô Lượng Thọ, khắp tưởng tất cả các đức Phật cùng hội lại đểchuyển pháp luân"[42].

Trong Giác thiền sao 6, của ngài Giác Thiền, thuộc Chân Ngôn Tông, Nhật Bản, có ghi thêm lối quán của Đại Tạng Kinh 19, số hiệu 1003, Đại Lạc Kim Cương Bất Không Chân Thật Tam Muội Da Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Lý Thú Thích, nói rằng: "Hoặc thời tưởng bản thân mìnhlà chữ hrīḥ hoa sen támcánh ở trong Thai tạng, rồi tưởng pháp Kim cương, ở trên tám cánh sen ấy tưởng có támvị Phật hoặc thời trên thân người khác, tưởng chữ hūm có chày kim cương năm chỉa, ở giữa đem đặt mười sáu vị đại Bồ tát được quán tưởng, để cho hai thân thể là kim cương bản thân mình và hoa sen của người kia hòa hiệp thành định tuệ. Cho nên trong Du già quảng phẩmnói một cách kín đáo là hai căn giao hội thì ngũ trần thành việc Phật lớn".

Ngoài ra, Giác thiền sao 6 còn ghi ba lối quán khác nữa liên hệ đến chữ hrīḥ, tóm tắt như sau:

-Một lối quán mệnh danh là do khẩu truyền, gần tương tự như lối quán của Đại Lạc Kim Cương Bất Không Chân Thật Tam Muội Da Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Lý Thú Thích: "Vành trăng từ tâm mình có chữ hrīḥ biến thành hoa sen tám cánh, vành trăng tha tâm thì quán chữ hūm :

blank

biến thành chày kim cương năm chỉa. Miệng hoa sen mới nở của vành trăng mình và năm chỉa kim cương của vành trăng tha tâm, nhập thành 

một thể, để biến thành A Di Đà quán..." 

-Về đạo tràng quán, thì sau khi kết ấn diệu quán sát, "quán tưởng trước tâm có chữ hrīḥ trở thành hoa sen lớn tám cánh biến khắp pháp giới, tức thế giới Cực Lạc, trong đó có chữ Ah biến thành cái lầu báu năm nóc tám cột. Trong cung điện ấy có chữ hrīḥ trở thành hoa sen lớn. Trên hoa sen có mạn đà la, trên mạn đà la có chữ Ah thành vành trăng tròn. Vành trăng tròn cũng có chữ hrīḥ biến thành hoa sen tám cánh, trên đó có chữ hrīḥ phóng ra những ánh sáng lớn chiếu khắp pháp giới. Hữu tình trong pháp giới ấy gặp ánh sáng đó thì không ai là không được tội chướng tiêu trừ. Chữ hrīḥ  đó biến thành hoa sen đỏ tám cánh, lấy kim cang năm chỉa làm cọng và nằm ngang trên năm chỉa đó... Hoa sen ấy tràn đầy cảpháp giới, cũng phóng ánh sáng lớn, trong ánh sáng có vô lượng hóa Phật đang thuyết pháp độ sinh. Hoa sen đỏ biến thành Quán Tự Tại Vương Như Lai, thân lượng rộng lớn vô lượng do tuần, kết ấn trí diệu quán sát, thân màu vàng như vàng diêm phù đàn, từ các lỗ chân lông tuôn ra vô số ánh sáng. Cổ và lưng có hào quang. Trong hào quang có vô số hóa Phật, Quan Âm, Thế Chí v.v...hai mười lăm vị bồ tát cho đến vô lượng vô biên quyến thuộc các thánh chúng bồ tát, trước sau vây quanh. Thế giới Cực Lạc dùng bảy báu làm đất,nước, chim, cây, rừng".

-Về tự quán, Giác thiền sao 6 mô tả: "Kết A Di Đà định ấn, rồi vào tamma địa Quán Tự Tại Bồtát, trên vành trăng tâm mình có chữ hrīḥ phóng ánh sáng lớn. Chữ đó biến thành hoa sen támcánh. Đài hoa có Bồ tát Quán Tự Tại tướng hảo rõ ràng, tay trái cầm hoa sen, tay phải làm thế hoa sen nở. Trên mỗi tám cánh hoa sen có các đức NhưLai đang ngồi kết già nhập định, mặt hướng về Bồ tát Quán Tự Tại, cổ có hào quang, thân như màu vàng sáng chói rực rỡ. Tất cả hữu tình trong thân đều đầy đủ hoa sen giác ngộ ấy, thanh tịnh pháp giới không vướng phiền não. Hoa sen đó lớn dần khắp pháp giới. Ai đươc rọi chạm tới thì đều đư ợc thoát khổ đặng vui, chứng được giải thoát giống như Bồtát Quán TựTại. Rồi thì dần dần thu lại ngang với thân mình thì phép quán chấm dứt”.

Đại Tạng Kinh 18, số hiệu 0866, Kim Cương Đảnh Du Già Trung Lược Xuất Niệm Tụng Kinh 1, Đường Kim Cương Trí dịch, khi hướng dẫn qui trình quán tưởng các tôn vị trong mạn đà la Kim cương giới, thì về Liên hoa bộ đã viết: "Lại bộ Liên hoa có ba chữ chủng tử. Ở trung ương quán tưởng chữ ma hàm (मह्यम् mahyam), bên trái và phải quán tưởng chữ hột-rị-dị (hrīḥ). Dùng ba chữ chủng tử ấy kết thành bộ Liên hoa, dùng khổng tước làm tòa (...) ở phương tây có khổng tước tòa vừa nói, quán tưởng đức Phật A Di Đà ngồi ở trên"[43].

Và ở trong Đại Tạng Kinh 19, số hiệu  Vô lượng thọ Như Lai Quán Hạnh Cúng Dường Nghi Quĩ[44], cũng nói đến phép quán hột-rị (hrīḥ ) sau khi thực hiện qui trình mười tám phương thức tu tập, mà thuật ngữ Trung quốc gọi là thập bát đạo. Phép quán này có những nét tương tự với phép quán đạo tràng của Giác thiền sao 6.

Đại Tạng Kinh 19, số hiệu 0932, Kim cương đỉnh kinh du già quán tự tại vương Như Lai tu hành pháp[45], do Kim Cương Trí dịch cũng sử dụng chủng tử Hrīḥ, trong khi mô tả qui trình phép tu quán Quán Tự Tại Vương Như Lai.

Trên đây giới thiệu tổng quát về các chủng tử hrīḥ của Phật A-di-đà trong Kim Cương giới Mật giáo và cách sử dụng chúng trong các phép quán.
___________________________________________________________________________________________________________________________

 

PHỤ LỤC I.

 

Bản Tây Tạng (1)  རྡོ རྗེ རྩེ མོ ལསདེ བྮིནགྴེགྶཔ ཐམྶཅདཀྱི དེ ཁོ ཉིདབྶྡུསཔ ཞེསབྱ བ རྒྱུདཀྱི རྒྱལཔོ ཆེནཔོ rdo rje rtse mo las de bzhin gshegs pa thams cad kyi de kho nyid bsdus pa zhes bya ba rgyud kyi rgyal po chen po (Quyển 1-3, trang 2a~536b)

 blank

 

Bản Tây Tạng (2) རྡོ རྗེ རྩེ མོ ལསདེ བྮིནགྴེགྶཔ ཐམྶཅདཀྱི དེ ཁོ ན ཉིདབྶྡུསཔ ཞེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོ rdo rje rtse mo las de bzhin gshegs pa thams cad kyi de kho na nyid bsdus pa zhes bya ba theg pa chen po; (Quyển 1~2 , tr. 229a~251a)

 

blank

 

 

 

 _____________________________________________________________________________________________________________________

 

PHỤ LỤC 2

 

blank

Phật A-di-đà trên tòa khổng tước

(Ri đa tăng nghiệt ra ngũ bộ tâm quán)

 blank

 

Vị trí chín hội trong Kim cang giới mạn đà la

(Lưỡng Bộ Mạn Đà La Tư Sao)

*Chú thích đồ hình 2:

1. Hội Thành thân  ; 2. Hội Yết ma;  3. Hội Tammuội da

4. Hội Cúng dường ; 5. Hội Tứ ấn;  6. Hội Nhất ấn

7. Hội Lý thú ;  8. Hội Hàng tam thế yết ma

9. Hội Hàng tam thế tam muội da



Chú Thích:
[1]
Skt. ध्यानिबुद्ध​ dhyānibuddha.

[2] Cf. A sa phược sao 53: tên Sanskrit của Phật A Di Đà ở Thai tạng giới: là आर्यामिताभायतथागत āryāmitābhāyatathāgata (Thánh Vô Lượng Quang Như Lai); Tên Tây  Tạng: དེབྴིནགྶེགྶྤ ཧྥགྶཔ ཧོདདྤགམེད​ Debshin gśegspa ḥphags pa hod dpag med; trong Kim cương giới : là ळोकेश्वरराजतथागत Lokeśvararājatathāgata (Thế Tự Tại Vương Như Lai), tên Tạng ngữ: དེ བྴིནགྶེགྶྤ ཧྗིགྲྟེནདྦནྥྱུགརྒྱལཔོ De bshin gśegspa ḥjigrten dbaṇphyug rgyal po. Tên  आर्यामिताभायतथागत āryāmitābhāyatathāgata, trong A sa phược sao 53 chép bị sai, chép đúng phải là आर्यामिताभातथागत​ Aryāmitābhātathāgata. Cả hai vị Như Lai ấy đều có mật hiệu là Thanh Tịnh Kim cương (Cf. Thai Tạng Kim Cương giới pháp danh hiệu, Giác thiền sao 6)

[3] Đại 18, No. 0866, tr. 0225c02ff, 金剛頂瑜伽中略出念誦經卷第一, 大唐南印度三藏金剛智譯.

[4] T18n0865: 金剛頂一切如來真實攝大乘現證大教王經, 開府儀同三司特進試鴻臚, 卿肅國公食邑三千戶 賜紫贈司空諡大鑒正號大廣智大興善寺三藏沙門不空奉 詔譯.

[5] T18n0882, tr. 0352b05: 佛說一切如來真實攝大乘現證三昧大教王經卷第五 , 西天譯經三藏朝奉大夫試光祿 卿傳法大師賜紫沙門臣施護等奉 詔譯

[6] Om nhiều nghĩa, không dịch. Sẽ bàn ở bài sau.

[7] Cf. T18, No. 0875: 蓮華部心念誦儀軌.

[8] Cf. Tây Tạng Đại Tạng Kinh, bộ Mật Giáo, Kyoto. Xem phụ lục 1, phía sau.

[9] Cf. The Adamantine Pinnacle Sutra, Two Esoteric Sutras, Giebel, Rolf W.Berkeley, Numata Center for Buddhist Translation and Research, 2001.

[10] T18n0866, tr. 0242b23. Có lẽ bản Hán phiên âm không chuẩn với Sanskrit, dẫn bên dưới, theo đây phải nên đọc là: 唵 嚧計 攝縛 (二合)囉頡哩(重呼) Án lô kế nhiếp phạ ra hiệt rị, bản ở Kim Cương Đảnh Du Già Trung Lược Xuất Niệm Tụng Kinh 3 dư chữ: 囉闍.

[11] Op.cit.,tr. 0242b24.

[12] T18n0874: 金剛頂一切如來真實攝大乘現證大教王經卷下 , 唐特進試鴻臚卿三藏沙門不空奉 詔譯.

[13] Op.cit., p. 0317b10,

[14] Cf. 金剛峯樓閣一切瑜伽瑜祇經卷下唐南天竺國三藏沙門金剛智譯, T18, No. 0867, tr. 0264c08.

[15] T19n0930: 無量壽如來觀行供養儀軌 , 開府儀同三司特進試鴻臚卿肅國公食邑三千 戶賜紫贈司空諡大鑒正號大廣智大興善寺三藏沙門不空奉 詔譯

[16] Op.cit., p.0072b08.

[17] Cf. T08, No. 0241: 金剛頂瑜伽理趣般若經,唐南天竺三藏金剛智依梵本於中天譯

[18] Cf. Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ ( part 1) ,  Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning , Darbhanga Year, 1961.

[19] Tây Tạng ĐTK., Kyoto, No. 17, 34Ka, p. 133a1-139b6.

[20] T08n0240, tr. 0776a04: 實相般若波羅蜜經, 唐天竺三藏菩提流志譯.

[21] Op.cit. p. 0777c06: 「頡唎(長呼)」; T08n0241, tr. 0779b22: 「頡唎(二合、長聲)」, tr. 0780b23: 「頡唎(二合、引)」.

[22] Idid., 85Ta, No.489 , p. 266a1-272a7. Tương đương: 1/Tạng Peking: Rgyud (ta)277b-284b; 2/ Tạng Nại đường:Śer-phyin sna-tshogs (ka)240a-249bRgyud (ña)466a-476b; Tham khảo thêm 德格版:Śes-phyin (ka)133a-139bRgyud-ḥbum (ta)266a-272a ; 拉薩版:Śer-phyin sna-tshogs (ka)236a-246aRgyud (ja)288a-299a 卓尼版:Rgyud (ta)300a-309a.

[23] T08, No. 243: 大樂金剛不空真實三麼耶經 開府儀同三司特進試鴻臚卿肅國公食邑 三千戶賜紫贈司空謚大 正監號大廣智大 興善寺三藏沙門不空奉 詔譯 , 般若波羅蜜多理趣品.

[24] Op.cit. 0785a02: 「紇唎(二合、引、入)」, nay cũng đọc là hột lợi紇唎.

[25] T08n0244, tr. 0790b03: 佛說最上根本大樂金剛不空三昧大教王經卷第二 , 西天譯經三藏朝奉大 夫試光祿卿明教大師臣法賢奉 詔譯

[26] Op.cit. p. 0791c24: 紇哩 (二合、引), p. 0792a12: …, 謂:紇哩(二合)、室哩(二合)、儗(引)、提(引).

[27] T08n0242, tr. 0781c11: 佛說遍照般若波羅蜜經 , 西天譯經三藏朝散大夫試鴻臚卿傳法大師臣施護奉 詔譯.

[28] Op.cit., p.0783c04:「唵(引)紇凌(二合)

[29] Xem phụ lục 2, phía sau.

[30] T19n1003:大樂金剛不空真實三昧經般若波羅蜜多理趣釋, 開府儀同三司特進試鴻 臚卿肅國公食邑三千戶賜紫贈司空諡 大鑒正號大廣智大興善寺三藏沙門不空奉 詔譯

[31]Op.cit., tr. 0612b20: 等同聖者紇利字具四字成一真。

[32] Op.cit., 言賀字門者 (p. 0612b21) 一切法因不可得義.

[33] T18n0848, tr. 0010b18: 訶字門一切諸法因不可得故。訶字門一切諸法因 不可得故

[34] TT.ĐTK., 86Tha ,  No.494 , tr. 151b2-260a7. Cf. Peking: Rgyud (tha)115b-225b.  Xem thêm  奈塘版:Rgyud (ta)301a-455a;  德格版:Rgyud-ḥbum (tha)151 b-260a ; 拉薩版:Rgyud (ña)176b-341a ; 卓尼版:Rgyud (tha)142a-269b.

[35] T19n1003, tr. 0612b21: 囉字門者一切法離塵義.

[36] Op.cit. p.0612b22: 塵者所 謂五塵。亦名能取 所取二種執著。

[37] Cf. T18n0848, tr. 0010b14: 囉字門一切諸法離一切諸塵染故.

[38] T19n1003, tr. 0612b23: 伊字門者自在不可得.

[39] Op.cit.: 二點惡字義。(p. 0612b24) 惡字名為涅槃.

[40] Op.cit. 由覺悟諸 法本不生故。二種 執著皆遠離。 (p.0612b25) 證得法 界清淨.

[41] Op.cit. p0612b25:紇利字亦云慚義…- …p.0612c01: 命終已後當生安樂國土得上品上生.

[42] T18n0874, tr. 0311b26- 0311c01: hrīḥ 觀紇哩字於口 /即想八葉蓮 / 觀身為蓮華 /身中微塵數 / 想成金剛法/ 全身以口禮 / 金剛掌於頂 /奉獻無量壽 / 遍想諸佛會/ 而請轉法輪.

[43]T18, No. 0866, tr. 0227b14, tiếp theo: 又蓮花部有三種子字。於其中央想摩含(二合)字。 左右想頡唎異(三合) 以此三種子字所成蓮花部中。以孔雀為座。(…) 於其西方如上所說孔雀座。想阿彌陀佛而坐其上.

[44] T19n0930, tr. 0067b23: 無量壽如來觀行供養儀軌

[45] T19n0932, tr. 0075a16: 金剛頂經瑜伽觀自在王如來修行法 , 唐南天竺國三藏金剛智譯.

Ý kiến bạn đọc
14 Tháng Tám 202023:55
Khách
На этой странице представлены все свежие серии выпусков телепроекта http://bitly.com/37FyPBv - «Дом-2»
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 6174)
Khi chúng ta có ước muốn theo đuổi con đường tâm linh, ta phải hiểu thấu vì sao lại chọn đi con đường này, động lực của ta là gì, con đường này sẽ dẫn ta tới đâu, bằng cách nào ta có thể đi tới đích. Mục đích và đích đến của con đường Phật Pháp là giải thoát khỏi tất cả khổ đau và đạt tới sự giác ngộ hoàn toàn
18 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5732)
Sau khi an tọa trên bảo tòa, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dạy rằng, Tám Đại Luận Mật thừa không giành cho tất cả mọi người. “Đây là những Tantra tối thượng và chỉ giới hạn cho những ai phát nguyện thực hành nghiêm cẩn.
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5502)
Ngày nay, thế giới đang tăng trưởng mạnh mẽ về vật chất. Nhưng Tây Tạng vẫn còn trong tình trạng hỗn loạn. Phần lớn chúng ta đang phải sống ở nước ngoài, nhưng chúng ta không chỉ duy trì được đời sống mà vẫn có thể trì giữ truyền thống của mình.
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5127)
Tác giả của bộ luận này là Tôn giả Zhamar Pandita, Gendun Tenzin Gyatso sinh năm 1852, tám tuổi xuất gia, học đạo với nhiều bậc Thầy lỗi lạc. Ở tuổi 20, Ngài tinh thông ngũ minh và được xưng tụng là Đại Pandita. Sau đó vâng lời Thầy, Ngài vân du đó đây giảng pháp. Ngài ẩn cư tu hành.
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5705)
Học Bồ tát hạnh, tu Bồ tát đạo là niềm khoắc khoải thiết tha của những Phật tử mong muốn tìm cầu sự an lạc giải thoát cho chính mình, và cho tất cả chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ.
02 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6240)
Truyền thừa Sakya là một trong bốn truyền thống tâm linh vĩ đại tại Tây Tạng. Truyền thống này đóng một vai trò quan trọng trong sự trì giữ và phát triển giai đoạn tân Tantra vào thế kỷ thứ 11.Truyền thống Sakya được trì giữ và hoằng dương rộng lớn, sản sinh nhiều bậc thánh tăng, Thành tựu giả và học giả vĩ đại.
20 Tháng Mười 2015(Xem: 8570)
Karmapa có nghĩa là "bậc thực hành Phật hạnh” hay "hiện thân tất thảy Phật hạnh”. Các đời Karmapa đã tái sinh trong hình tướng Hóa thân tới nay 17 đời, và tất cả đều đóng một sứ mệnh quan trọng nhất trong việc trì giữ và hoằng dương giáo pháp của đức Phật nơi vùng xứ Tuyết.
20 Tháng Mười 2015(Xem: 6772)
Đức Dalai Lama từng nhiều lần dạy rằng, Phật giáo Kim cương thừa không phải là Lạt-ma giáo. Một trong những lý do chủ yếu Phật giáo Kim cương thừa phát triển ở miền đất Tuyết chính là người thực hành có tri kiến thanh tịnh đối với bậc Thầy. Kim cương thượng sư là Bậc Thầy trong Phật giáo Kim cương thừa
05 Tháng Mười 2015(Xem: 7261)
Một ngày nọ, khi Milarepa đang ở trong hang động một mình thì hai vị khách tìm đến hỏi han. - Ông ở một mình à? Ông không thấy cô đơn sao? - Tôi luôn luôn sống với một người nào đó, không bao giờ đơn độc. Ngài trả lời. - Nhưng ông sống với ai? Người trẻ tuổi hơn trong hai người hỏi ngài.