Thông điệp của Dzongsar Jamyang Khyentse

08 Tháng Giêng 201603:10(Xem: 5880)

Một Thông điệp của Dzongsar Jamyang Khyentse
Về việc Đức Chatral Rinpoche Thị tịch
Thanh Liên dịch sang Việt ngữ

 

Ngày 5 tháng Giêng, 2016

Dzongsar Khyentse Rinpoche đã yêu cầu Khyentse Foundation and Siddhartha’s Intent công bố thông điệp này vào ngày 5 tháng Giêng, 2016.

Chatral Rinpoche
Chatral Rinpoche

Việc thị tịch của Chatral Sangye Rinpoche đánh dấu sự chấm dứt của một kỷ nguyên. Bỗng nhiên chúng ta mất đi một lính gác nhiệt tâm canh giữ Phật pháp nói chung, Kim cương thừa nói riêng, và đặc biệt là Phật giáo Tây Tạng và dòng truyền thừa Nyingma.

Từ chatral ngụ ý về một yogi (hành giả) khổ hạnh từ bỏ tất cả. Thường thì các tên gọi được đưa ra như những danh hiệu. Nhưng ở vị đang thị nhập Niết bàn này, cái tên Chatral không chỉ là một danh hiệu. Ngài là mẫu mực và hiện thân của điều mà từ chatral thực sự muốn nói tới.

Chatral Rinpoche 3Trong thọ mạng dài hơn 102 năm của ngài, đây là một người đã làm rất nhiều, đã liên kết với một số những đấng vĩ đại, và đã trở thành Đạo sư của các Đạo sư, kể cả việc giảng dạy và trở thành guru (Đạo sư) của Yongzin Gyaltsab Radreng Rinpoche, là vị đã tìm ra Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso. Chính ngài lại đang quản lý một tu viện, học viện, hay trung tâm Giáo pháp trong tình trạng nghèo nàn. Quanh ngài, đồ dùng cá nhân như các mái mạ vàng và Pháp tòa chẳng được tìm thấy ở nơi đâu. Ngài là một Chatral trong ý nghĩa đích thực.

Nhưng chớ có lầm lẫn: Nhiều Lạt ma như bản thân tôi, những kẻ tạo nên những tiếng vang ầm ĩ, phô diễn những hình ảnh mâu thuẫn nhất, và du hành trên mọi tấc đất và xó góc trong thế giới, lại hầu như không thành tựu được gì so với vị này, người dường như chẳng bao giờ làm gì ngoài việc giữ nệm thiền không bị thấm lạnh. Và nếu ngài thể hiện bằng hành động, đây là người đã dành ra 99,99% công sức để cứu vớt sinh mạng của các thú vật. Vì thế đối với những kẻ vô minh như chúng ta đang cố gắng và biểu lộ những phẩm tính vĩ đại của đấng giác ngộ này, điều đó không khác gì đang cố gắng đo lường sự thẳm sâu và rộng lớn của bầu trời.                               

Chatral Rinpoche 2Và tuy thế, nếu tôi có thể diễn tả từ vốn liếng ít ỏi mà tôi biết về con người này thì đó là: Phật pháp có rất nhiều thách thức, bao gồm mọi kẻ bất tài hoàn toàn làm tổn hại hình ảnh của Giáo pháp. Những điều này có thể được chiến thắng bởi những vị dường như làm điều tốt lành, những vị có vẻ an tĩnh, đúng đắn, đạo đức, và những vị không bao giờ gây phiền nhiễu cho bất kỳ ai. Nhưng điều đó thường đưa ta đến thách thức khác khó vượt qua hơn nữa. Bởi trong khi làm các sự việc một cách nghiêm chỉnh, đúng đắn và đạo đức, và trong khi chịu đựng gánh nặng của việc không làm chúng sinh đau khổ, ta trở thành nạn nhân của sự đúng đắn có tích cách chính trị và trở nên đạo đức giả. 

Trong cuộc đời hữu hạn của tôi, tôi đã nhìn thấy rất ít người chống lại thói đạo đức giả, và ngài là một người trong số đó. Ngài có ý định nghiêm túc, không có thỏa hiệp, và dĩ nhiên là ngài không bao giờ đổi chác dù chỉ một từ về Pháp để lấy tiền. Đã nhiều lần ngài từ chối cúi đầu trước kẻ uy quyền.

Ngài đã làm cho rất nhiều kẻ đạo đức giả trong chúng ta phải rùng mình. Chỉ nghĩ đến việc ngài đã sống và thở ở nơi nào đó giữa Siliguri và Pharping đã khiến trái tim chúng ta run lên. Mặc dù chúng ta không bao giờ được gặp ngài, đặc biệt là vào khoảng thời gian cuối đời ngài – và bản thân tôi đã bị từ chối tiếp kiến 20 lần hay hơn nữa – sự hiện diện đơn thuần của ngài trên trái đất này đã đập tan thói đạo đức giả.

Để bày tỏ sự sùng kính, tôn trọng và khẩn cầu của chúng ta, cầu mong chúng ta, các đệ tử của vị Thầy này, duy trì sự thực hành giải thoát chúng sinh hữu tình trong cuộc đời mình, chẳng hạn việc phóng sanh cá, và đặc biệt là trong tháng này./.  

Nguyên tác: “A Message from Dzongsar Jamyang Khyentse Upon the Passing of Chatral Rinpoche” by Dzongsar Khyentse Rinpoche

http://khyentsefoundation.org/2016/01/losingasentry/

Thanh Liên dịch sang Việt ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5782)
Sau khi an tọa trên bảo tòa, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dạy rằng, Tám Đại Luận Mật thừa không giành cho tất cả mọi người. “Đây là những Tantra tối thượng và chỉ giới hạn cho những ai phát nguyện thực hành nghiêm cẩn.
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5548)
Ngày nay, thế giới đang tăng trưởng mạnh mẽ về vật chất. Nhưng Tây Tạng vẫn còn trong tình trạng hỗn loạn. Phần lớn chúng ta đang phải sống ở nước ngoài, nhưng chúng ta không chỉ duy trì được đời sống mà vẫn có thể trì giữ truyền thống của mình.
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5174)
Tác giả của bộ luận này là Tôn giả Zhamar Pandita, Gendun Tenzin Gyatso sinh năm 1852, tám tuổi xuất gia, học đạo với nhiều bậc Thầy lỗi lạc. Ở tuổi 20, Ngài tinh thông ngũ minh và được xưng tụng là Đại Pandita. Sau đó vâng lời Thầy, Ngài vân du đó đây giảng pháp. Ngài ẩn cư tu hành.
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5753)
Học Bồ tát hạnh, tu Bồ tát đạo là niềm khoắc khoải thiết tha của những Phật tử mong muốn tìm cầu sự an lạc giải thoát cho chính mình, và cho tất cả chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ.
02 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6293)
Truyền thừa Sakya là một trong bốn truyền thống tâm linh vĩ đại tại Tây Tạng. Truyền thống này đóng một vai trò quan trọng trong sự trì giữ và phát triển giai đoạn tân Tantra vào thế kỷ thứ 11.Truyền thống Sakya được trì giữ và hoằng dương rộng lớn, sản sinh nhiều bậc thánh tăng, Thành tựu giả và học giả vĩ đại.
25 Tháng Mười 2015(Xem: 5893)
Theo tư tưởng Mật Tông, trong năm vị Phật thiền, Đức Phật A-di-đà vị trí ở phía tây, bộ chủ bộ Liên hoa, biểu hiện phương tiện trí của Phật, nhân cách của trí diệu quán sát, trong năm đại là nhân cách của gió theo truyền thừa của Bất Không, hay của nước theo truyền thừa của Thiện Vô Úy.
20 Tháng Mười 2015(Xem: 8643)
Karmapa có nghĩa là "bậc thực hành Phật hạnh” hay "hiện thân tất thảy Phật hạnh”. Các đời Karmapa đã tái sinh trong hình tướng Hóa thân tới nay 17 đời, và tất cả đều đóng một sứ mệnh quan trọng nhất trong việc trì giữ và hoằng dương giáo pháp của đức Phật nơi vùng xứ Tuyết.
20 Tháng Mười 2015(Xem: 6837)
Đức Dalai Lama từng nhiều lần dạy rằng, Phật giáo Kim cương thừa không phải là Lạt-ma giáo. Một trong những lý do chủ yếu Phật giáo Kim cương thừa phát triển ở miền đất Tuyết chính là người thực hành có tri kiến thanh tịnh đối với bậc Thầy. Kim cương thượng sư là Bậc Thầy trong Phật giáo Kim cương thừa
05 Tháng Mười 2015(Xem: 7308)
Một ngày nọ, khi Milarepa đang ở trong hang động một mình thì hai vị khách tìm đến hỏi han. - Ông ở một mình à? Ông không thấy cô đơn sao? - Tôi luôn luôn sống với một người nào đó, không bao giờ đơn độc. Ngài trả lời. - Nhưng ông sống với ai? Người trẻ tuổi hơn trong hai người hỏi ngài.