Những Lời Khai Thị Từ Bậc Tôn Quý

08 Tháng Ba 201708:17(Xem: 5502)

NHỮNG LỜI KHAI THỊ TỪ BẬC TÔN QUÝ
Đại sư Garchen Rinpoche
Bản dịch tiếng Anh: Ina Dhargye
Chuyển dịch Việt ngữ: Konchog Kunzang Tobgyal
Hiệu đính tiếng Việt: Konchog Changchup Drolma


Cuốn sách này là tập hợp các lời trích dẫn sâu sắc, các lời nói khích lệ và các lời khuyên chân thành của Tôn sư Garchen Rinpoche – một vị Lạt ma Tây Tạng của dòng truyền thừa Drikung Kagyu, một hành giả đã đạt chứng ngộ cao thâm, một vị thầy thiện xảovị bổn sư yêu quý của nhiều người chúng ta – người mà tôi thân kính gọi là ‘Apala’ (Cha).

Đạo sư Garchen Rinpoche thứ 8 đương thời là hóa thân của một hành giả thâm chứng đã từng sống trong thế kỷ thứ 12 có tên là Gar Chodingpa là một trong các đệ tử tâm truyền của đức Kyobpa Jigten Sumgon Rinpoche, sơ tổ của dòng Drikung Kagyu, vốn được chân truyền từ đại dịch giả – học giả Marpa Lotsawa và đại thi hàohành giả Milarepa. Đại sư Garchen Rinpoche, nổi tiếng với sự chứng ngộ cao thâm, với lòng từ ái và bi mẫn quảng đại, rất được kính trọng không những bởi các đại sưđệ tử của dòng Drikung mà còn cả của các dòng phái khác.

Cuốn sách này bao gồm 108 bài pháp đặc biệt đầy trí huệ về các giáo huấn cốt tủy của Đức Phật liên quan đến Ba mươi bải pháp hành Bồ tát đạo, luật nhân quả không sai chệch và các thực hành tối hậu về Bồ đề tâm tương đốiBồ đề tâm viên mãn. Với ý nguyện duy nhất là mang sự an lạchạnh phúc cho toàn thế giới và mang lại lợi lạc cho toàn bộ chúng sinh không sót một ai, chúng tôi hy vọng rằng các lời trích dẫn về tình yêu thươngtrí huệ có thể lan tỏa thật xa và rộng khắp.

Mỗi bài huấn từ đều được trang nghiêm với một tấm ảnh đặc biệt của đại sư Garchen Rinpoche để chúng ta có thể luôn luôn ghi nhớ một cách sống động, để giúp chúng ta noi theo các đức tính tuyệt vời, các thiện hạnh giác ngộ, các giáo huấn thâm sâu và các lời chỉ dạy trự tiếp đến từ Bổn sư của chúng ta.

Cuốn sách này sẽ không thể ra đời nếu không có sự hỗ trợ vô điều kiện của các đạo sư tâm linh, các huynh đệ, tỉ muội, các dịch giả, thân hữu và các trung tâm ở khắp nơi trên thế giới đã nhiệt tình chia sẻ các huấn từ đặc biệthình ảnh của đại sư Garchen Rinpoche trên các mạng xã hội và kênh thông tin khác nhau. Chúng tôi đặc biệt cám ơn Ina Dhargye đã ghi chép, chuyển dịch qua Anh ngữ và phổ biến cho mọi người các giáo huấn trích dẫn của Rinpoche.

Chúng con xin dâng lên Thầy Garchen Rinpoche lòng biết ơn sâu sắc nhất về các giáo huấn quý báu, đặc biệt là các ví dụ mà Thầy đã minh họa và qua các kinh nghiệm sống mà Thầy đã chia sẻ với chúng con. Nguyện cho chúng con không bao giờ lìa xa Bồ đề tâm trân quý. Ngày nào chúng sinh còn và cõi luân hồi chưa tuyệt dứt thì nguyện cho chúng con mãi mãi được tiếp nối dấu chân của Bậc Tôn quý để mang lại lợi lạc và làm vơi đi khổ đau của toàn bộ chúng sinh.

Trung tâm Drikung Dharma Surya biên tập năm 2013 và giữ mọi bản quyền.
Trung tâm Drikung Dharma Surya
Centreville, Virginia, USA
Tháng 11, 2013




pdf_download_2
nhung-loi-khai-thi-tu-bac-ton-quy
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Ba 2015(Xem: 14376)
Dharmakāya (Pháp thân), thân tối thượng, tạo thành nền tảng của mọi phẩm hạnh của vị Phật, và nền tảng năng lực của các ngài để hoạt động. Bản tánh của Pháp thân thì thanh tịnh tự trạng thái nguyên thủy của nó và thuần tịnh không bị mọi ô nhiễm ngẫu nhiên. Siêu vượt tư tưởng và sự biểu lộ bằng ngôn từ,
25 Tháng Giêng 2015(Xem: 6264)
Trong “Một Quyển Sách Hướng dẫn đến Các Thung lũng Ẩn dấu Dremoshong và Khenpalung,” Pema Lingpa (1450-1521) đã viết rằng có bốn thung lũng vô cùng thiêng liêng và ẩn dấu trong rặng Hy Mã Lạp Sơn:
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5514)
Pháp tu Tonglen, hay cho (tong) và nhận (len), là một pháp tu của chư Bồ tát, những đứa con thiện nam tín nữ dũng cảm nhất của các đấng chiến thắng, là hành trì tất yếu để thành tựu Phật quả. Về mặt hành trì, thậm chí chỉ cần nghe tên của pháp tu này thôi cũng là điều may mắn rồi, vì thế nên Đạo Sư Tịch Thiên
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7848)
Đại chúng đọc “Sông Hằng: Lời dạy Tâm Yếu Về Đại Thủ Ấn” – Bên bờ sông Hằng, những lời giảng này được Ngài Tilopa dạy cho Naropa. Đây là điều vô cùng quan trọng và cát tường để chúng ta cùng nhau đọc tụng văn bản này. Văn bản này được tụng đọc bởi rất nhiều đạo sư tâm linh khác nhau và các ngài đã gìn giữ những lời giáo huấn này trong tâm khảm của các ngài xuyên qua nhiều thế hệ khác nhau.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9619)
Tập sách nhỏ “Du-già Tây Tạng, Giáo Lý và Tu Tập” này được dịch từ bản văn tiếng Anh có nhan đề là “Teachings of Tibetan Yoga” do Giáo sư Garma C. C. Chang – giảng sư của Tu viện Kong Ka ở miền Đông Tây Tạng khoảng trước năm 1950 – biên dịch từ Hoa ngữ, do nhà xuất bản Carol Publishing Group ấn hành năm 1993 tại New York, Hoa Kỳ.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6616)
Đề tài hôm nay là chỉ giáo về hành trì chiết xuất tinh chất. Tinh chất có thể được chiết xuất từ hoa, đá, nước và những chất khác, nhưng các giáo huấn sẽ nói về cách chiết xuất tinh chất của hoa. Thuật ngữ chiết xuất tinh chất nói về việc thọ dụng các viên thuốc bào chế từ hoa, thay vì dùng các chất thô của thức ăn.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12091)
Chúng ta đã có được kiếp sống lý tưởng, hỗ trợ cho các tự do và thuận lợi rất khó tìm. Ta đã gặp được giáo huấn quý báu vốn khó gặp của Đức Phật, đã tìm ra các vị thầy tâm linh khó tìm của Đại thừa. Ở một thời điểm như vậy, ta nên hành động khá hơn loài thú, bằng cách hành trì giáo pháp thanh tịnh.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 10144)
Ngài Tịch Thiên được sinh tại thành phố Saurastra, phương bắc của Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya). Ngài là con trai Vua Kushalavarma và Hoàng Hậu Vajrayogini. Từ tuổi thơ hoàng tử trẻ Shantivarman (tên của ngài lúc sinh) biểu lộ tài năng đặc biệt trong tất cả các lãnh vực kiến thức. Khi mới 6 tuổi ngài gặp một du già sư và thọ nhận lễ điểm đạo và các giáo pháp tu tập theo ngài Văn Thù (Manjushri). Khi tu tập pháp này, ngài đã tri nhận Ngài Văn Thù (Phật Bảo Hộ Trí Tuệ; Wisdom Deity) và đã nhận được trực tiếp nhiều giáo pháp từ ngài Văn Thù.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 6536)
Nhiều người tu tập Phật Giáo cảm thấy hoang mang khi nghe nói có các vị thầy Phật Giáo không tuân thủ một số giới luật, chẳng hạn như uống rượu, sống chung với các thành viên khác trong tập thể tu hành, v.v. Có những trường hợp ngoại lệ nào cho phép không tuân thủ giới luật hay không?