Nếu Chỉ Có Nghi Lễ, Giá Trị Tu Học Phật Giáo Kim Cang Thừa Sẽ Lụi Tàn

07 Tháng Tư 201711:53(Xem: 4814)
Tiến sĩ Khangser Rinpoche:
“NẾU CHỈ CÓ NGHI LỄ,
GIÁ TRỊ TU HỌC PHẬT GIÁO KIM CANG THỪA SẼ LỤI TÀN”
Sơn Thoại | Giác Ngộ


Khangser Rinpoche
Tiến sĩ Khangser Rinpoche
Tiến sĩ Khangser Rinpoche, pháp tự Tenzin Tsultrim Palden, sinh năm 1975, được các Lama của Viện Phật học Tây Tạng Sera Jey công nhận là chuyển đời thứ 8 của dòng Gelug.

Hiện tại Tiến sĩ Khangser Rinpoche tham gia công tác giảng dạy Triết học Phật giáo cho tu sĩ tại Viện Phật học Sera Jey cùng các tu viện của dòng Cổ mật Nyingma và Kagyu ở Dharamsala (Ấn Độ) và Nepal. Ngoài ra, thầy còn tham gia thuyết giảng cho các trường đại học, trung tâm Phật giáo và cơ sở cộng đồng của nhiều nước trên thế giới.

Nhân dịp Tiến sĩ Khangser Rinpoche đến Việt Nam tham dự tọa đàm khoa học “Truyền thống Phật giáo Kim Cang thừa và mối liên hệ với Phật giáo Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam thuộc Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tổ chức, PV Giác Ngộ đã có cuộc trò chuyện với thầy về Phật giáo Kim Cang thừa. Khi được đề nghị giới thiệu sơ nét về Phật giáo Kim Cang thừa, thầy cho biết:

- Khi nói đến Phật giáo Kim Cang thừa thì cần hiểu đó là một pháp môn tu học Đại thừa. Ví dụ như cá nhân tôi, một tu sĩ Phật giáo sinh ra tại Nepal, ứng dụng các phương pháp của Kim Cang thừa nhưng nếu đó ai hỏi thì tôi tự cho mình là tu sĩ Đại thừa. Cũng như nhiều pháp môn khác, Kim Cang thừa được hình thành nên từ 3 yếu tố chính: triết lý, sự tu chứngnghi lễ thực hành.

Tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất cần biết về pháp môn này ở chỗ Kim Cang thừa chính là phương pháp tu tập hướng đến việc đào luyện tâm thức của mỗi người. Trong phương pháp này, người tu tập cần sử dụng tâm vi tế, tâm quang minh để hướng đến chứng ngộ tánh Khôngcuối cùngđạt được quả vị giải thoát.

Tánh Không trong Kim Cang thừa được hiểu như là tâm Bát-nhã trong Đại thừa Phật giáo. Nếu xét theo các tạng kinhPhật thuyết thì tánh Không của Kim Cang thừa giống như tánh Không được chỉ dẫn trong kinh Bát-nhã, kinh Kim cang của Đại thừa. Và theo nghiên cứu của riêng tôi, tánh Không này không chỉ được sử dụng trong Phật giáo mà còn được đề cập trong tư tưởng của một số tôn giáo, hệ tư tưởng khác dù cách hiểu không hề giống nhau.

hành giả xuất gia tu tập theo Kim Cang thừa từ nhỏ, xin thầy giới thiệu thêm về lịch sử hình thành và phát triển của pháp môn này...

- Pháp môn Kim Cang thừa do chính Đức Phật thuyết giảng cho vua Đế Thích Bồ-đề và khuyên răn việc thực tập cần được bí mật nên mọi người thường gọi là mật giáo. Khi còn tại thế, Đức Thế Tôn đã có chỉ dẫn cần chọn những người phù hợp để thực tu theo pháp môn này. Ở Ấn Độ, các ngài Long ThọThánh Thiên đã từng viết các bộ luận về Kim Cang thừa và sau đó là các học giả lỗi lạc như ngài Atisha, Naropa nối gót.

Từ Ấn Độ, Kim Cang thừa lan tỏa ra nhiều nước với nhiều dòng truyền thừa khác nhau, tu tậpMông Cổ, Nepal, Trung Quốc, Bhutan và tôi được biết đất nước Việt Nam cũng đã tiếp cận truyền thống này từ rất sớm. Đến nay, Kim Cang thừa đã được truyền bá sang các nước phương Tây và rất được quan tâm, chú trọng trong môi trường sinh hoạt Phật giáo.

Khi còn Phật học viện Nalanda, Kim Cang thừa có 4 phương pháp hành trì chính gồm: tác bộ, hành bộ, du-già bộ và vô thượng du-già bộ, v.v… Theo thời gian, các phương pháp hành trì này thâm nhập đến các vùng miền khác nhau và trong đó hành giảTây Tạng đã có những hướng tiếp cận sâu sắc. Từ đây, các vị Tổ của Kim Cang thừaTây Tạng đã lập nên 4 dòng truyền thừa mà ta thường hay nghe đến gồm: Nyingma, Gelug, Sakya và Kagyud.

Nyingma được biết đến là trường phái Cổ mật và hiện có rất nhiều nhánh truyền thừa; Sakya do 5 vị Tổ đồng sáng lập và hình thành sau Nyingma; tiếp sau đó là trường phái Kagyud do Tổ sư Marpa sáng lập và hiện nay có hơn 12 nhánh nhỏ; trường phái Gelug được hình thành sau cùng và cũng có nhiều hệ khác nhau.

Cá nhân tôi, xuất thân từ Gelug nhưng có cơ hội tiếp cận pháp môn thực tập của cả 4 trường phái trên. Hiện tại, tôi đang ứng dụng pháp môn luyện tâm được phát tích bởi ngài Atisha - bị lãng quên một thời gian dài, nay muốn khôi phục lại nó. Lý do tôi muốn khôi phục phương pháp luyện tâm này vì nó không quá chú trọng vào nghi lễ, cúng bái mà hướng đến việc tu chứng từ nội tâm.

* Theo thầy, tình hình tu học và hướng đi của Kim Cang thừa hiện tại ra sao?

- Xin không đề cập đến các khu vực khác trên thế giới nhưng riêng tại Nepal thì việc tu học pháp này rất tốt. Ở đây đã hình thành nên nhiều tu viện chuyên đào tạo tu sĩ và dành cho người có nhu cầu sống trong không khí và hơi thở của Kim Cang thừa.

Và cũng khó mà có những con số thống kê chính xác về số lượng người và tình hình tu học Kim Cang thừađạo Phật được xem như là liều thuốc chữa trị căn bệnh trong tâm và những nỗi khổ của con người. Khi nào còn loài người với những căn bệnh của tâm thức thì Phật giáo sẽ tồn tạiKim Cang thừa là một pháp môn được ứng dụng.

Tuy nhiên có một thực tế cần nhìn nhận là hiện tại đang có xu hướng đề cao và xiển dương tính nghi lễ của Kim Cang thừa. Nếu chỉ chú trọng vào các nghi lễ, việc cúng bái không thôi thì những giá trị cốt lõi của Kim Cang thừa sẽ bị lu mờ và đến một lúc nào đó các triết lý hướng thượng sẽ dần mai một và bị lãng quên. Trong trường hợp này, khi Kim Cang thừa không còn được đề cao ở phương diện tu tập thực chứng thì khi đó không còn là Kim Cang thừa đúng nghĩa.

Bởi lẽ các pháp môn tu tập của Phật giáo phải được duy trì và chuyển tải theo hướng làm lợi lạc cho tất cả mọi người bằng việc hành trì, vì Phật giáo không phải một tôn giáo của hình thức cầu cúng. Chính vì đi theo hướng này nên tôi không nghĩ nhiều đến hướng đi tương lai của Kim Cang thừachỉ quan tâm đến phương diện Kim Cang thừa trong tương lai có mang lại lợi ích thiết thực cho mọi người hay không.

* Thầy vừa dự tọa đàm về mối liên hệ giữa Kim Cang thừaPhật giáo Việt Nam. Theo thầy, đó là mối quan hệ như thế nào?

- Tôi được biết, đất nước và con người theo Phật ở Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận phương pháp Kim Cang thừa từ rất sớm và đến nay đang có chiều hướng phát triển. Theo tôi, cốt lõi đạo PhậtViệt NamKim Cang thừa phần lớn có nhiều điểm tương đồng về nội dung, phương pháp hành trì.

Nếu có thời gianđiều kiện tiếp cận các tài liệu từ các bạn, tôi sẽ chỉ ra những điểm chung đó. Điều mà tôi có thể nói hiện giờ là các phương pháp tu tậpViệt NamKim Cang thừa đều nương vào oai lực của Đức Phật A Di Đà và Bồ-tát Quan Thế Âm.

* Thầy đánh giá ra sao các hành giả tu học Kim Cang thừaViệt Nam mà thầy có dịp tiếp xúclời khuyên của thầy dành cho họ?

- Người tu PhậtViệt Namtín tâm và có nguyện lực rất lớn khi mở tâm hướng về truyền thống tu tập Kim Cang thừa. Đó là một điều cần ghi nhận với tất cả sự trân trọng hết mực.

Tôi chỉ có một lưu ý đến với tất cả mọi người rằng khi tu tập Kim Cang thừa thì nên tìm hiểu đúng triết lý, đi sâu vào phương pháp tu tập hơn là việc thực hành các nghi lễ xa hoa, lãng phí. Đó cũng là tâm huyết và kinh nghiệm của tôi sau một thời gian dài sống, tu học từ môi trường các tu viện của Kim Cang thừa.

* Chân thành cảm ơn thầy!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Chín 2015(Xem: 5251)
Phía trước, ở giữa biển mây phẩm vật cúng dường Đức Phổ Hiền, / Nơi an trú của chư vị lama, Yidam, Tam Bảo và Hộ Pháp / Cùng các đấng hiền thánh đã thành tựu chân lý; / Xin hoan hỷ nhận mây cúng dường các phẩm vật này, và ban cho con chân lý tối thượng.
13 Tháng Tám 2015(Xem: 5455)
Đây là một bài ca tụng mười bảy đại sư Nalanda được đặt danh đề “Mặt Trời Chiếu Sáng Ba Phương Diện Chánh Tín”.
08 Tháng Tám 2015(Xem: 8388)
Bởi ta đã thực hành trong cuộc đời, ta sẽ không sợ hãi khi tiến trình của sự hấp hối bắt đầu. Chúng ta sẽ bám rễ vào niềm tin và biết rõ thái độ nào là lợi lạc và thái độ nào không có lợi trong tiến trình này.
25 Tháng Bảy 2015(Xem: 4584)
Như đã được đề cập đến trong chương trước, trong tất cả chúng sinh trong cõi luân hồi đều mang trong mình Phật tánh. Cho dù là vậy, có phải tất cả chúng sinh trong 5 cõi: địa ngục, quỷ đói, súc sinh, atula và cõi trời đều có khả năng để tu thành chánh quả? Câu trả lời là Không. Chỉ có ở “Kiếp người quý báu” mới hội tụ đủ 2 phẩm chất của Thiện và Duyên và tâm phát khởi 3 Lòng tin mới có đủ những điều kiện thuận lợi để tu tập chánh pháp.
03 Tháng Bảy 2015(Xem: 6007)
Dù người ta tin tưởng bất kỳ điều gì về sự thực của những thiên thần hay quỷ ma hung dữ, rõ ràng là những nhà lãnh đạo của sự sùng bái Dolgyal Shugden chẳng làm gì hết trong hơn 30 năm qua
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 5072)
Việc nghiên cứu về lịch sử khám phá rằng thực hành Dolgyal, là thực hành có ngụ ý bè phái mạnh mẽ, có lịch sử kết hợp với một xu thế bè phái không hòa hợp trong những thành phần, và giữa các cộng đồng khác nhau của Tây Tạng.