Tri Kiến Đúng Đắn: Biến Người Tin Thành Bồ Tát

02 Tháng Bảy 201814:48(Xem: 5862)
TRI KIẾN ĐÚNG ĐẮN:
BIẾN NGƯỜI TIN THÀNH BỒ TÁT
Tác Giả: Khenpo Tsultrim Lodro | Dịch giả Việt ngữ: Liên Hoa Trí (Pema Jyana)  
Hiệu đính: Thanh LiênTâm Bảo Đàn  
Viet Nalanda Foundation ấn tống và phát hành  
ISBN 
978-1-937175-10-8

Dự Án Dịch Thuật Quiet Wisdom Translation Project—Viet  Nalanda Foundation được sự đồng thuận của Khenpo Tsultrim Lodro để chuyển dịch tác phẩm này từ Anh ngữ sang Việt ngữ. 

 

Lời nói đầu của tác giả 

blankĐầu thế kỷ 21 này, nhân loại đã thành công trong việc xây dựng một nền văn minh vật chất cao cấp với đôi tay và trí óc, và trong suốt quá trình này, đã xoay sở để vượt qua nhiều thử thách của cuộc sống. Tuy nhiên, câu hỏi căn bản liên quan đến sự tồn tại của luân hồi vẫn là điều bí ẩn, điều mà khoa học hiện đại vẫn chưa thể hiểu được. Các nhà khoa học vĩ đại như Newton, Einstein và những vị khác, tất cả đều không thể cưỡng lại quá trình không thể tránh khỏi đi từ sống đến chết, giống như bạn và tôi, không ngoại lệ. Khoa học, như chúng ta biết ngày nay, không phải là câu trả lời cho sự mong mỏi rốt ráo của chúng ta [là làm sao để có được] sự tự do tuyệt đối thoát khỏi luân hồi. Sự giải thoát chân thật này vượt khỏi vòng sinh, lão, bệnh và tử; đó là nơi mà một cuộc sống an nhiên, trạng thái tựnhiên khi mà mỗi chúng sinh cuối cùng sẽ quay trở lại. Những vị đạo sư đã đạt trạng thái giác ngộ này, sống cuộc đời với sự hài lòng, tự tại, luôn giữ gìn phẩm hạnh và sự lịch thiệp cho đến khi kết thúc. Chư vị không trải qua khổ đau hay nuôi dưỡng những ý niệm tiêu cực. Bởi khi tâm thoát khỏi mọi che chướng, nhữngảnh hưởng bên ngoài của tứ đại (đất, nước, lửa và gió) cũng chấm dứt. Chỉ khi ấy mới đạt được giải thoát chân thậthạnh phúc. Để chứng ngộ lý tưởng rốt ráo này, sự tự tỉnh thứctrí tuệ cố hữu của con người phải được khám phá và phát triển. Về những câu hỏi quan trọng liên quan đến nguồn gốc và bản chất của sựtồn tại luân hồi, và về cách thức vượt khỏi những ranh giới của luân hồi, chỉ Giáo Pháp mới có câu trả lời. Vì lý do này, mọi người từ các tầng lớp khác nhau cần làm quen với giáo lý của Đạo Phật. Chúng tôi tin rằng mọi người đều có thể học hỏi điều gì đó gitrịtừ các giáo lý này.

Khenpo Tsultrim Lodro 

Mục lục

Lời giới thiệu của ấn bản Việt ngữ 
Lời nói đầu của tác giả 
Về tác giả 
Chú thích của dịch giả Anh ngữ 
Phần Một 
Phật giáo 
Ba sự khác biệt 
Ba phương pháp tối thắng 
Về nhân và quả 
Tứ diệu đế 
Thập nhị nhân duyên 
Nhị đế 
Phần Hai 
Tại sao lại ăn chay? 
Phóng sinh 
Lối sốngý nghĩa của cuộc sống 
Phương cách sống của một Phật tử 



pdf_download_2
tri-kien-dung-dan-bien-nguoi-tin-thanh-bo-tat
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Năm 2015(Xem: 5129)
12 Tháng Năm 2015(Xem: 8780)
Để làm cuộc đời ta đầy ý nghĩa, ta cần một thực hành tâm linh. Trước hết, tôi sẽ đưa ra lời khuyên cho những ai không theo bất kỳ con đường tâm linh nào, sau đó cho những người đang ở trên con đường tu tập.
05 Tháng Năm 2015(Xem: 8649)
Trong Phật giáo Mật tông Tây tạng có nhiều pháp môn tu tập để đưa hành giả đến Tự chứng ngộ Phật tánh của mình. Được xếp hàng cao nhất trong tất cả các pháp môn đó là Đại Thủ Ấn (Mahāmudrā) của phái Khẩu Truyền (Kargyu) và Đại Hoàn Thiện (Dzogchen hay Ati-yoga) của phái Cổ Mật (Nyingma).
02 Tháng Năm 2015(Xem: 11337)
Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi "một hành vi lỗi lầm", hoặc là một thứ tiêu cực một cách tự nhiên hay một việc mà Đức Phật ngăn cấm cho những cá nhân đặc thù đang tu tập để đạt đến những mục tiêu đặc biệt.
22 Tháng Tư 2015(Xem: 5528)
Pháp Luyện Tâm, hay lojong (blo sbyong), theo nguyên văn có nghĩa là “luyện tập hay tịnh hóa tâm”. Nó đề cập đến các pháp thiền quán mà ta áp dụng để tịnh hóa tâm, cũng như loại sách diễn tả những pháp tu này.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6094)
Mật thừa, theo ngài Tsong Khapa, là đạo lộ dành cho những hành giả có căn tánh Đại thừa thù thắng, do lòng đại bi muốn mau lẹ thành Phật độ thoát chúng sanh nên phát tâm dấn thân vào đạo lộ tu tập phương tiện viên mãn thâm sâu này. Dòng truyền thừa Mật pháp được truyền từ Ấn độ đến Nepal, Tây tạng, Trung quốc, rồi từ những quốc gia này kiện toàn thành những tông phái và truyền sang các quốc gia khác như Đại hàn, Mông cổ, Nhật bản, Việt nam, v.v…
04 Tháng Tư 2015(Xem: 7697)
Thượng sư Tsong Khapa, trong cuộc đời hoằng pháp, đã sáng tác nhiều tác phẩm rất giá trị, thế nhưng trong tất cả những sáng tác đó, chỉ có hai tác phẩm tiêu biểu được xem là vĩ đại nhất:
01 Tháng Tư 2015(Xem: 5682)
Ngài Tịch Thiên (Shantideva) là một trong những vị luận sư lỗi lạc nhất của thời kỳ sau trong quá trình phát triển tông phái Đại thừa, tác giả của bộ luận quan trọng là Nhập Bồ-tát hạnh.