Milarepa Và Đức Đạt Lai Lạt Ma Của Một Ẩn Sĩ

02 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 34601)

MILAREPA VÀ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
BÀI CA CỦA MỘT ẨN SĨ
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

 Để tạ ơn
 Tất cả chúng sinh
 là cha mẹ của tôi,
 Tôi thực hành tâm linh
 ở nơi này.
 Nơi chốn này như một hang ổ
 của những dã thú hung dữ;
 Trước cảnh tượng này,
 những người khác sẽ bị kích động
 đến độ phẫn nộ.
 Thực phẩm của tôi thì giống như thức ăn
 của những con heo và chó;
 Trước cảnh tượng này,
 những người khác sẽ phải
 xúc động đến độ nôn mửa.
 Thân thể tôi như một bộ xương;
 Trước cảnh tượng này một kẻ thù hung dữ
 sẽ phải khóc than.
 Cách cư xử của tôi dường như
 cách cư xử của một kẻ điên,
 Và em gái tôi đỏ mặt
 vì xấu hổ.
 Nhưng sự tỉnh giác của tôi
 thực sự là vị Phật;
 Trước cảnh tượng này
 Đấng Chiến Thắng hoan hỉ.
 Mặc dù những khúc xương của tôi
 chọc thủng thịt da
 trên sàn đá lạnh lẽo này,
 tôi đã rất kiên trì.
 Thân tôi, cả trong lẫn ngoài,
 đã trở thành như rau tầm ma,
 nó sẽ chẳng bao giờ mất đi
 vẻ xanh xao nhợt nhạt của nó.
 Trong hang động cô tịch
 nơi hoang dã,
 Ẩn sĩ rất quen thuộc
 với cảnh cô đơn.
 Nhưng trái tim chung thủy của tôi
 chẳng bao giờ ngăn cách
 Với Đức Phật-Lạt Ma
 của Ba Thời.

 Trích từ “The Life of Milrepa”
 Translated by Lobsang P. Lhalungpa.
 

 Có lần có người hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma:

 “Thưa Ngài, đâu là phương cách nhanh chóng nhất, dễ dàng nhất để chứng ngộ sự vô ngã?”

 Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời với cảm xúc hết sức mạnh mẽ:

 “Mặc dù tôi không thể khẳng định là đã đạt được một vài chứng ngộ cao cấp, nhưng ngay cả sự chứng ngộ nhỏ bé mà tôi có được về sự thấu suốt tánh vô ngã cũng là kết quả của một sự nỗ lực trong hơn 30 năm.”

 Và sau đó Ngài cúi đầu và khóc.

 “Khi Milarepa ban những giáo huấn cuối cùng cho một trong những đệ tử xuất sắc nhất của ngài là Gampopa, ngài đã chỉ cho ông ta những vết chai cứng trên mông đít ngài, kết quả của việc tọa thiền liên tục.”

 ‘Hãy nhìn đây!’ Milarepa nói với Gampopa. ‘Đây là những gì ta đã phải nhẫn chịu. Đây là dấu vết của sự thực hành của ta và đây là cách mà con phải nhớ rằng việc chứng ngộ Pháp đòi hỏi sự nỗ lực và hứa nguyện nhất tâm.’

 Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh:

 “Vì thế đừng nghĩ tới phương cách dễ dàng nhất, xuất sắc nhất hay tầm thường nhất! Hãy suy nghĩ nhiều hơn nữa, nỗ lực nhiều hơn nữa trong nhiều kiếp – đó là điều quan trọng! Mặc dù tôi hoàn toàn quả quyết rằng tôi không thể đạt được mức độ chứng ngộ – thậm chí bằng một phần trăm hay một phần ngàn của những gì Milarepa đã thành tựu – một điều không còn phải nghi ngờ gì nữa. Tôi sẽ dứt khoát thi đua với gương mẫu của Milarepa và nỗ lực đi theo dấu chân ngài!”

 Trích trong tạp chí Mandala tháng 3 năm 2001
 Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9191)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18077)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12092)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15517)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.