Sống Trong Tham Thiền Chu Kỳ Ngày Và Đêm

17 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 26182)

SỐNG TRONG THAM THIỀN CHU KỲ NGÀY VÀ ĐÊM

Một Bản Văn Cốt Lõi về Thực Hành Đại Toàn Thiện của Namkhai Norbu
Dịch, biên tập và giới thiệu bởi John Myrdhin Reynolds
Nguyên tác: The Cycle of Day and Night - Namkhai Norbu - Station Hill Press 1987
Việt dịch: Trùng Hưng và An Phong - Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2003

 blankMỤC LỤC
 Lời nói đầu
 Giới thiệu
 Chu Kỳ Ngày và Đêm
 Phác họa chủ đề của bản văn
 Chú Thích Bản Văn Căn Cứ trên Bình Giảng Miệng của Namkhai Norbu
 Đôi Nét về Tiểu Sử của Tác Giả
 Về Dịch Giả
 Thuật Ngữ những từ Kỹ Thuật
 Chu Kỳ Ngày và đêm (tiếng Tây Tạng)


  Lời nói đầu

 Bản văn này, có tựa đề tiếng Tây Tạng là gDod-ma’i rnal-‘byor gyi lam khyer nyin mtshan ‘khor-lo-ma, được Namkhai Norbu Rinpoche viết trước một cuộc nhập thất do ngài hướng dẫn ở Cộng Đồng Dzog-chen của Conway, Massachusetts, tháng Mười, 1983. Trong bộ Longde của những giáo lý Dzogchen, có tìm thấy những giáo huấn của Garab Dorje về thực hành tham thiền liên tục cả ngày và đêm như thế nào. Bản văn này là một toát yếu những thực hành ấy.

 Theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, Garab Dorje là vị thầy nhân loại đầu tiên của hệ thống Dzogchen thực hành tham thiền. Từ Dzogchen của Tây Tạng thường được dịch là “Đại Toàn Thiện” và ở Tây Tạng nó tiêu biểu tinh túy của những giáo lý Phật giáo. Garab Dorje sanh ở xứ Udïdïiyana tây bắc Ấn Độ và đã nhận sự trao truyền Dzogchen trực tiếp từ Vajrasattva, phương diện Báo thân của Phật quả. Vajrasattva đã nhận sự trao truyền trực tiếp tâm qua tâm từ Phật Bổn Nguyên Samantabhadra (Phổ Hiền). Từ Garab Dorje, Dzogchen được truyền cho Manjusù-rimitra, và từ vị này đến Buddhajnana và Srisimïha. Trong thế kỷ thứ tám, sự trao truyền những lời dạy Dzogchen được Guru Padmasambhava, Vimalamitra và dịch giả Vairocana đem vào Tây Tạng.

 Từ thời của những vị thầy ở trên, những giáo lý Dzogchen đã được truyền từ thầy qua trò không dứt đoạn. Trong hệ thống Nyingma Tây Tạng, Dzog-chen hay còn gọi là Atiyoga được xem là thừa thứ chín trong chín thừa Phật giáo. Nhiều vị thầy lỗi lạc thuộc bốn phái chính của Phật giáo Tây Tạng, trong đó có những nhân vật nổi bật như Dalai Lama thứ Năm, Karmapa thứ Ba, và Drugpa Padma Karpo đã thực hành công khai những giáo lý này. Nhiều vị khác đã thực hành chúng một cách bí mật. Bởi thế, chắc rằng Dzogchen không phải là một tài sản đặc biệt của phái nào, và thực ra những giáo lý này vượt khỏi mọi giới hạn nhánh phái, văn hóa hay quốc gia.

 Dzogchen gắn liền với sự liễu ngộ trong kinh nghiệm trực tiếp trạng thái bổn nguyên của cá nhân, bản tánh không điều kiện của tâm. Bản tánh này của tâm siêu vượt những nội dung riêng biệt của tâm, tức là những tư tưởng khởi lên trong tâm, chúng phản chiếu sự quy định về tâm lý, văn hóa và xã hội của người ta. Người ta có thể phân biệt tương tự giữa tấm gương có khả năng phản chiếu tự nhiên bẩm sinh với những hình bóng phản chiếu xuất hiện trong đó. Sự trình bày Dzogchen ở đây, gỡ khỏi những giới hạn ấy, theo truyền thống Rimed hay không bộ phái của những vị thầy vĩ đại gần đây của miền đông Tây Tạng, như Jamyang Khyentse Wangpo, Jamgon Kongtrul, Chogyur Lingpa và Adzom Drugpa.

 Những chữ số trong bản dịch để chỉ những câu kệ trong bản Tây Tạng. Những chú thích sau bản dịch được xếp đặt phù hợp theo đó. Những chú thích này rút ra từ bình giảng của Namkhai Norbu Rin-poche ở kỳ nhập thất Conway, 8-9 tháng Mười 1983. Vào thời gian đó, Norbu Rinpoche nói bằng tiếng Ý, trong khi Kennard Lipman và John Shane dịch bình giảng sang tiếng Anh.

 Cuối cùng, dịch giả bản văn muốn được cám ơn Dr. Kennard Lipman và ông John Shane trong việc phụ giúp dịch bản văn này ra tiếng Anh thích hợp. Nó cũng muốn cám ơn nhiều thành viên của Cộng Đồng Dzogchen ở Conway đã tham dự vào công trình này bằng cách này hay cách khác. Mong rằng bản dịch này tỏ ra có lợi lạc thực tiễn cho mọi người đọc nó.

 SARVA MANGALAM.
 John Myrdhin Reynolds
 Conway, Massachusetts
 Tháng Mười 1983
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9116)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 17936)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12026)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15428)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.