Tánh Giác Lộ Toàn Thân

20 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 27543)

TÁNH GIÁC LỘ TOÀN THÂN

Những Giáo Huấn Thực Hành về Sự Hợp Nhất của Đại Ấn và Đại Toàn Thiện
của Karma Chagmé với bình giảng của Gyatrul Rinpoche
NAKED AWARENESS Practical Intruction on The Union of Mahamudra and Dzogchen
Snow Lion Publications, 2000 - NXB. THIỆN TRI THỨC, 2003

  blankNỘI DUNG
 Lời Nói Đầu
 1. Một Khẩu Truyền về những Lời Nguyện Quy Y và Bồ Đề Tâm Đại Thừa
 2. Những Câu Chuyện về những Hành Động và Hậu Quả của chúng
 3. Những Hành Động và những Hậu Quả của chúng
 4. Một Dẫn Nhập những Thí Dụ và Ý Nghĩa của chúng
 5. Một Sự Nhận Diện Qua Văn Xuôi
 6. Sự Nhận Diện Đại Ấn
 7. Làm thế nào để theo Con Đường Nhảy Qua
 8. Hướng dẫn trên Con Đường của Sự Chuyển Di
 9. Một Giới Thiệu Vào Nền Tảng, Con Đường và Quả
 10. Bốn Cấp Bậc của Yoga
 11. Làm sao Tiến Bộ theo những Địa và những Con Đường
 12. Kết Luận
 Chú Thích
 Thuật Ngữ

  LỜI NÓI ĐẦU

 Tác giả của bản văn này, Karma Chagmé Rinpoche, sanh năm 1613 ở Nyomto Zalmo Gang trong vùng Do-Kham đông Tây Tạng, và theo truyền thống Tây Tạng, sự ra đời của ngài đã được Padmasambhava tiên tri. Cha ngài là Đại thành tựu giả Pema Wangdrak nổi tiếng, và mẹ ngài, Cho-kyong Kyi, được xem là một dakini trí huệ. Cha ngài là người hướng dẫn tâm linh của ngài cho đến tuổi mười một, đã đặt tên ngài là Wangdrak Sung, và ngay khi sanh ngài ra đã ban cho ngài quán đảnh trường thọ từ những terma của Tertošn Ratna Lingpa. Trong thời kỳ sơ học với cha mình, Wangdrak Sung tỏ ra là một học trò xuất sắc, học viết và đọc, cử hành những nghi lễ, ghi nhớ những bản văn, và ngồi thiền yên lặng những thời gian lâu.

 Năm mười một tuổi, ngài gặp thiền giả Prawashara, nhận nhiều quán đảnh, khẩu truyền và giáo huấn, trong đó có những khẩu truyền về Quán Thế Âm (Avalokitesvara) và dòng Đại Ấn từ Kun-ga Namgyal của Drungpa Tserlung. Mười chín tuổi, Wangdrak Sung quyết định xuất gia và đến trụ sở của Karmapa là Tu viện Tsurphu để nhận thọ giới. Ở đây ngài nguyện quy y, thọ sa di và sau đó cụ túc giới. Rồi ngài vào Tu viện Thupten Nyingling của truyền thống Zurmang.

 Bây giờ có pháp danh là Karma Chagmé, ngài thi hành những bổn phận ở tu viện và tiếp tục học thông thạo tất cả những bản văn chánh và thứ về luận lý học Phật giáo. Năm con Rồng, Karmapa và hai đứa con tâm linh đến tu viện Zurmang. Khi lưu lại ở đó, Karma Chagmé đã nhận từ Karmapa nhiều quán đảnh, khẩu truyền và giáo huấn, gồm cả những giáo lý Đại Ấn. Rồi ngài đi theo với Karmapa một năm rưỡi, có lúc nhập thất ẩn cư với Karmapa và nhận thêm những giáo huấn. Năm hai mươi mốt tuổi ngài trải qua một sát hạch công khai trước một chúng hội mười hai ngàn vị tăng, điều làm tăng thêm danh tiếng vốn đã là một học giả nổi trội của ngài.

 Sau đó Karma Chagmé dấn thân vào một cuộc nhập thất mười ba năm trong đó ngài thiền định về một hình tướng của Quán Thế Âm có danh hiệu là Jinasagara (TT. Gyalwa Gyatso) như là bổn tôn được chọn của ngài. Gần lúc kết thúc cuộc nhập thất, ngài nhận ra và đưa lên ngôi nhà tertošn trẻ Mingyur Dorje, ban cho vị này nhiều quán đảnh và trao truyền. Nhớ lại vô số đời quá khứ, tertošn trẻ Mingyur Dorje bắt đầu có những thị kiến nhiều bổn tôn, cho phép mở ra một kho tàng những trao truyền quý báu. Karma Chagmé, như là người giữ kho tàng, là người chép lại chúng.

 Sau khi kết thúc cuộc nhập thất, Karma Chagmé ban những quán đảnh Namchoš, hay “Pháp Không Gian”, là những phát hiện tertošn Mingyur Dorje và những phát hiện của đại tertošn Ratna Lingpa. Ngài viết bản văn mà một phần được dịch ra ở đây, nó phối hợp những giáo huấn thực hành ngài đã nhận về Đại Ấn (Mahamudra) và Đại Toàn Thiện (Dzogchen). Vị sáng lập truyền thống Payušl của dòng Nyingma, Vidyadhara Kunzang Sherab, đã nhận tất cả những trao truyền này trực tiếp từ Karma Chagmé. Đáng chú ý là, dòng thực hành đặc biệt này đã trở thành cốt lõi của truyền thống Payušl và đã được thực hành liên tục đến ngày hôm nay.

 Karma Chagmé tịch năm 1678 sau khi loan báo cho hàng ngàn đệ tử rằng đã đến lúc ngài khởi hành đến một cõi khác. Ngài biểu lộ những dấu hiệu kỳ lạ trong cái chết của ngài. Có nói rằng ngài hòa tan tâm ngài vào Phật A Di Đà, và sau khi trà tỳ nhiều hình ảnh Quán Thế Âm Jinasagara được thấy trên xương ngài.

 •

 Gyatrul Rinpoche, người bình giảng bộ sách này, sanh ở Tây Tạng năm 1925, được Jamyang Khyentse Lodro Tayé công nhận là hóa thân của Sampa Kunkyab, một thiền giả dòng Payušl đã để cả đời mình ẩn tu và về sau ban những quán đảnh và truyền pháp từ hang ẩn cư của mình cho rất đông đệ tử. Sau khi được đưa đến Tu viện Payušl Dhomang, Gyaltrul còn trẻ đã được vị thầy trợ giáo Sangye Gošn dạy dỗ. Sangye Gošn từ lúc còn bé đã nhận được tên này từ Tertošn Gili nổi tiếng (Dudjom Lingpa), ngài đã chọn ra em bé khi đi ngang qua làng của em, đặt tên cho em và tiên tri tương lai của em.

 Trong những năm chàng thiếu niên Gyatrul sống với lama của mình, ngài nhớ ngài đã có những cuộc viếng thăm đều đặn của một người mặc áo màu trắng mà ngài cảm thấy là Quán Thế Âm ; và ngài còn nhớ rằng tóc Sangye Gošn đã bạc lại trở thành đen và những răng mới lại mọc, thay chỗ những cái đã rụng. Hầu hết sự tu hành căn bản của Gyatrul Rinpoche xảy ra dưới sự hướng dẫn của thầy Sangye Gošn, gồm cả những cuốn Phật Tánh Trong Lòng Bàn Tay, Sự Hợp Nhất Của Đại Ấn và Đại Toàn Thiện của Karma Chagmé trong dòng của mình, và nhiều bản văn phụ mà ngài đã học với thầy mình trong ba năm liên tiếp. Về sau Gyatrul Rinpoche đi ẩn tu với Tulku Natsog Rangdrošl – một hóa thân trong những hóa thân của của Dušdjom – vị này trở thành vị thầy tâm linh đầu tiên. Gyatrul Rinpoche cũng nhận những khẩu truyền từ Payušl Chogtrul Rinpoche vĩ đại, vị thầy đầu tiên của H. H. Renor Rinpoche, vị trưởng phái hiện tại của hai dòng Payušl và dòng Nyingma như một tổng thể, và từ Apkong Khenpo.

 Từ khi đến Hoa Kỳ năm 1976, Gyatrul Rinpoche là đại diện tâm linh của H. H. Dudjom Rinpoche, và với vị này, ngài đã lập ra những trung tâm Pacific Region Yeshe Nyingpo trên bờ biển phía Tây, gồm Tashi Chošling, một trung tâm Phật giáo Tây Tạng gần Ashland, Ogegon. Nơi này đã tiếp nhiều đại lama như H. H. Dudjom Rinpoche, H. H. Penor Rinpoche, H. H. Khenpo Jigmé Phuntsok, và nhiều học giả và thiền giả thành tựu khác của những dòng khác nhau của Phật giáo Tây Tạng. Từ khi đến Hoa Kỳ, Gyaltrul Rinpoche đã dạy Pháp cho nhiều ngàn học trò ở phương Tây.

 B. Alan Wallace
 Santa Barbara, California
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9183)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18039)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12059)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15484)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.