Viên Ngọc Như Ý Sự Thực Hành Guru Yoga Theo Truyền Thống Longchen Nyingthig

04 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 24474)

VIÊN NGỌC NHƯ Ý

SỰ THỰC HÀNH GURU YOGA THEO TRUYỀN THỐNG LONGCHEN NYINGTHIG
Dilgo Khyentse Rinpoche - Shambhala Publishers, 1988
Bản Dịch Từ Tiếng Tây Tạng Sang Anh Ngữ Của Konchog Tenzin
Bản dịch Việt ngữ của Liên Hoa - Hiệu đính 5/2006

Nguyên Tác:
THE WISH-FULFILLING JEWEL
THE PRACTICE OF GURU YOGA ACCORDING TO
THE LONGCHEN NYINGTHIG TRADITION
DILGO KHYENTSE
Shambhala Publishers, 1988


NỘI DUNG

Dẫn nhập blank
Sự Quán tưởng
Bảy nhánh
Sùng mộ và Cầu nguyện
Biến sự Thực hành thành Bộ phận của Đời mình
Chú thích
Lời Cảm tạ

LỜI CẢM TẠ

Các giáo lý này được Đức Dilgo Khyentse Rinpoche giảng dạy vào mùa xuân năm 1985 tại Tu viện Shechen Tennyi Dargyeling, Kathmandu, Nepal, theo khẩn cầu của Daniel Staffler, Chris và Constance Gianniotis, nhằm làm sáng tỏ việc thực hành của họ. Các giáo lý được ban giảng cùng những lễ quán đảnh cho giáo khóa trọn vẹn của truyền thống Longchen Nyingthig mà Đức Dilgo Khyentse đang trao truyền tại Tu viện Shechen.

Chúng tôi xin cảm tạ tất cả các Pháp hữu đã rộng lượng khi cộng tác trong việc ghi chép và biên tập những giáo lý này. Bài dịch ghi âm được S. Lhamo ghi lại; dịch giả biên tập sơ lược và cuối cùng được hoàn chỉnh bởi Michael và Phyllis Friedman, Ani Ngawang Chodron, Daniel Staffer, và Larry Mermelstein.

“Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh, một con sông lớn của lòng bi mẫn, một ngọn núi vượt lên trên những bận tâm thế tục và không bị lay động bởi những ngọn gió cảm xúc, và như một đám mây lớn chứa đầy mưa làm dịu mát những dày vò của dục vọng. Tóm lại, ngài ngang bằng với tất cả chư Phật. Thiết lập mối quan hệ với ngài, dù là nhìn thấy ngài, nghe giọng nói của ngài, tưởng nhớ tới ngài, hay được tay ngài xúc chạm, sẽ dẫn dắt chúng ta tới sự giải thoát. Hoàn toàn tin tưởng nơi ngài là con đường chắc chắn để tiến tới sự giác ngộ. Sự nồng ấm của trí tuệ và đại bi của ngài sẽ nấu chảy quặng mỏ ở con người chúng ta và lấy ra được chất vàng ròng của Phật tánh trong đó.

Trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng, lòng sùng mộ đối với Đạo sư tâm linh và đức tin trọn vẹn nơi ngài được coi là tối cần thiết trong việc đạt được giác ngộ. Dựa trên các giáo lý của bậc thánh và vị thấu thị vĩ đại Rigdzin Jigme Lingpa vào thế kỷ mười tám, các giáo huấn của Dilgo Khyentse trong quyển sách này nhắm vào các thực hành sùng mộ của Guru Yoga, “hòa lẫn với Tâm Đạo Sư.”
Đức Dilgo Khyentse Rinpoche, sinh ở miền đông Tây Tạng năm 1910, là một thiền sư và học giả cao cấp tôn kính, một trong những bậc Thầy lỗi lạc nhất của dòng Nyingma thuộc Phật giáo Tây Tạng. Ngài cũng là cố vấn tâm linh cho hoàng gia Vương quốc Bhutan. (Bìa sau)

WP: Liên Hoa
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9185)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18047)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12060)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15502)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.