Ngài Drukpa Choegon Rinpoche - Việt Dịch: Nhóm Thuận Duyên

12 Tháng Mười Hai 201100:00(Xem: 32594)

NGÀI DRUKPA CHOEGON RINPOCHE
Việt dịch: Nhóm Thuận Duyên

drukpa001Hóa thân đời thứ 9 hiện tại được nhận ra khi lên ba tuổi bởi ngài Gyalwang Karmapa thứ 16. Ngài Karmapa gửi ngài Kyabgon Khamtrul Rinpoche đời thứ 8 ba bức thư miêu tả chính xác vị trí của ngài Drukpa Choegon, ngôi nhà, tên gia đình ngài, và năm mà ngài sinh ra. Kyabgon Khamtrul Rinpoche như thế cùng rất nhiều các vị yogi viếng thăm cha mẹ của rinpoche ở Kinnaur, một vùng xa xôi ở dãy Himalaya, nơi mà Choegon Rinpoche đời trước đã thị tịch. Cả cha và mẹ của rinpoche là những đệ tử chí thành của Choegon Rinpoche đời trước. Cha của ngài là một vị yogi khác thường đã hoàn thành hơn 20 năm nhập thất ở Dechen Choekhor Tây Tạng dưới sự hướng dẫn của Choegon Rinpoche đời thứ 8.

Rinpoche được làm lễ đăng ngôi bởi vị thầy gốc của ngài, đức Kyabgon Khamtrul Rinpoche đời thứ 8 khi lên sáu ở tu viện Khampagar, Ấn Độ. Sau đó ngài bắt đầu sự giáo dục và rèn luyện chính thức, bao gồm, tập đọc, viết, viết chữ đẹp, nghi lễ, mandala cát, quán tưởng và thiền định. Ở tuổi 14, Rinpoche được mời đến Bhutan bởi đức Kyabgon Khamtrul Rinpoche. Ở đây Kyabgon Khamtrul Rinpoche đã trao truyền toàn bộ giáo lý của truyền thống Drukpa Kagyu cho ngài. Không lâu sau đó Kyabgon Khamtrul Rinpoche mất ở Bhutan vào tuổi 49. Ngài Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche vẫn ở Bhutan vào thời điểm đó, và đã dạy ngài cho đến khi mất năm 1991.

Ba vị thầy gốc của rinpoche là ngài Kyabgon Khamtrul Rinpoche đời thứ 8, ngài Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche và ngài Kyabgon Trulshik Adeu Rinpoche đời thứ 8. Các vị thầy quan trọng khác của rinpoche trong đời này gồm có đức Gyalwang Karmapa đời thứ 16, đức Giáo chủ đời thứ 68 của Bhutan, ngài Kyabje Tulku Urgyen Rinpoche, ngài Trulshik Chokyi Lodro Rinpoche và ngài Taklung Tsetrul Rinpoche. Theo lời khuyên của ngài Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche, rinpoche đã hoàn thành nhập thất rất nhiều các thực hành bao gồm Vajrakilaya, Lục Độ Mẫu, Phật Vô Lượng Thọ, Kim Cương Thủ, Kurukulle, Liên Hoa Sinh. Trong khi đó ngài Kyabgon Trulshik Adeu Rinpoche đời thứ 8 đã hướng dẫn rinpoche hoàn thiện mọi thực hành và nhập thất quan trọng của dòng Drukpa Kagyu.

Ở tuổi 19, Rinpoche bắt đầu các nghiên cứu triết học của mình, kéo dài trong 9 năm và ở tuổi 28, ngài nhận bằng Khenpo (tương đương Tiến sĩ). Rinpoche sau đó được bầu là lãnh đạo tinh thần của cộng đồng hơn 600 người Tây Tạng ở Tashi Jong và các cộng đồng xung quanh. Trong suốt thời gian đó, ngài xây dựng một ngôi trường mới cho các lama, phục hồi nhiều ngôi chùa, cung cấp sự hỗ trợ tài chính cho nhiều lễ puja lớn hàng năm, và giúp bảo vệ nguồn nước sạch cho cộng đồng, cải thiện tình hình giáo dục cho các tu sĩ, tăng lương cho các công nhân bình thường, và truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ làm việc cho cộng đồng. Ngài cũng giúp người già và người nghèo khó, khởi động một chương trình bảo trợ, cung cấp quỹ để cải thiện y tế.

Cũng như các vị hóa thân đời trước, là một vị nắm giữ vĩ đại dòng truyền thừa Drukpa Kagyu, rinpoche đang làm việc không biết mệt mỏi và vì chúng sinh để bảo tồn và phát triển chánh pháp và tinh túy dòng truyền thừa Drukpa Kagyu. Ngài đã thiết lập và gây quỹ cho “Đại Quán Đảnh và Trao Truyền của Dòng Truyền thừa” khởi xướng bởi đức Kyabgon Adeu Ripoche thứ 8 đến với mọi rinpoche, tulku và tăng sĩ dòng Drukpa Kagyu ở Tây Tạng, Nepal và Ấn Độ. Theo cách này, như được tiên đoán bởi Choegon Rinpoche đời trước, Kyabgon Adeu Rinpoche trở thành Đạo sư “Chuỗi Hạt Vàng” thứ 46 của dòng Drukpa Kagyu.

Rinpoche hiện nay đang lãnh đạo dòng Drukpa Kagyu ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Nangchen và Tây Tạng. Ngài chịu trách nhiệm lớn trong việc bảo vệ sự thanh tịnh và liên tục của dòng truyền thừa. Mặc dù với những khó khăn về sức khỏe, rinpoche không bao giờ do dự mà nỗ lực tiến về phía trước với sự nhiệt thành lớn lao để bảo vệ chánh Pháp và dòng truyền thừa Drukpa Kagyu không gián đoạn vì lợi lạc của tất thảy hữu tình chúng sinh. Ngài tham gia vào rất nhiều các dự án Phật Pháp khác nhau bao gồm việc xây dựng lại tu viện Dechen Choekhor – tu viện chính vô cùng quan trọng của Drukpa Kagyu, và tiếp tục các nỗ lực của ngài để bảo vệ các giáo pháp linh thiêng của truyền thừa, trong khi vẫn làm việc xây dựng tu viện nữ ở Kinnaur, nơi ngài sinh ra. Mặc dù với nguồn quỹ ít ỏi, rinpoche đã rộng rãi cung cấp tiền cho việc tái thiết và bảo tồn rất nhiều các ngôi chùa lịch sử cổ kính trên khắp vùng Tây Himalaya và Tây Tạng.

Giới thiệu ngắn gọn về dòng truyền thừa Drukpa Choegon:

Dòng truyền thừa Drukpa Choegon bắt đầu từ đầu thế kỷ 16 khi mà Choegon đệ nhất trở thành người kế thừa ngài Ngawang Choekyi Gyalpo, và sau đó là thầy của Drukchen Pema Karpo và Lhatsewa Ngawang Zangpo.

Các vị Drukpa Choegon Rinpoche là một trong ba vị lama và bậc trì giữ dòng truyền thừa quan trọng nhất của dòng Drukpa Kagyu. Ngài là hóa thân của đức Kim Cang Thủ, và các đời trước của rinpoche có thể truy nguyên từ thời Ấn Độ cổ khi mà ngài là đệ tử và vị thị giả thân cận của Đức Phật, ngài A Nan.

Những vị hóa thân gần hơn của Drukpa Choegon Rinpoche là Vua Indra Bhuti (vị vua của xứ Oddiyana người mà nuôi dưỡng Guru Rinpoche khi ngài còn nhỏ), Đại thành tựu giả Tilopa, Vua Tri Ralpachen (một trong ba vị vua Pháp vĩ đại của Tây Tạng), Lochen Verotsana (dịch giả vĩ đại xứ Tây Tạng thế kỷ 8), Rechung Dorje Drakpa (tâm tử của Milarepa), Palchen Galo (thường được biết đến là Ga Lotsawa, đại thành tựu giả, dịch giả Tây Tạng, người đã đến Ấn Độ và mang về Tây Tạng rất nhiều giáo lý quý giá, ngài Phuljung Samgyal Khache (đạo sư chứng ngộ vĩ đại pháp Mahakala) và đức Sangdak Namkha Palzang.

Các hóa thân đời trước của Drukpa Choegon Rinpoche:

drukpa002 Drukpa Choegon Rinpoche đời thứ nhất (1507)

Dorje Zinpa Choekyi Gonpo, được biết đến là Druk Shabdrung Choekyi Gonpo là một hóa thân của đức Kim Cang Thủ. Ngài sinh ra vào đầu thế kỷ 16, và sau đó trở thành người kế thừa của Ngawang Choekyi Gyalpo, Đạo sư “Chuỗi hạt vàng” thứ 23 của dòng Drukpa Kagyu.

Ngài là một hành giả và đạo sư chứng ngộ các pháp như Chakrasamvara (bổn tôn Thắng Lạc Kim Cương), Vajrayogini (Kim Cương Du già thánh nữ), Vajrapani (Kim Cương Thủ), Lục Độ Mẫu và đặc biệt là một đạo sư thành tựu pháp Mahakala tứ thủ, pháp thực hành chính yếu của truyền thống Drukpa Kagyu.

Đạo sư vĩ đại không thể tưởng tượng nổi này đã đạt sự chứng ngộ hoàn toàn thông qua lòng sùng mộ với thầy của ngài và pháp thực hành của Đức Phật. Bởi vì sự chứng ngộ tâm linh của ngài, ngài được gọi là Dorje Zinpa của xứ Tsari, nghĩa là Bậc trì giữ Kim Cương của vùng đất linh thánh Tsari. Đệ tử của ngài bao gồm Lhatsewa Ngawang Zangpo (Yongdzin Rinpoche đệ nhất) và Drukchen Pema Karpo, người thấy ngài như là bất khả phân với đức Liên Hoa Sinh.

 

 drkpa003Drukpa Choegon Rinpoche đời thứ hai

Dudjom Dorje, một đại thành tựu giả vĩ đại, là đệ tử của Pema Karpo và Yongdzin Ngawang Zangpo. Đức Drukpa Choegon đệ nhị giành phần lớn cuộc đời thực hành ở các vùng hoang vu hẻo lánh, nơi mà ngài đạt được sự chứng ngộ hoàn hảo. Hóa thân này từ bỏ mọi hoạt động thế tục và giành trọn cuộc đời như là một vị yogi ẩn mình.

 

 

 

 drukpa004Drukpa Choegon Rinpoche đời thứ ba

Jetsun Chokyi Wangchuk, một đạo sư chứng ngộ. Hóa thân thứ ba này được công nhận bởi Yongzin Kunga Lhundrup đệ nhị, thầy của đức Dalai Lama thứ 5.

Ngài nhận các giáo lý trực tiếp từ nhiều bổn tôn và sau đó giành nhiều năm để thực hành ở một địa điểm nhập thất linh thánh ở vùng Tsari Chigchar (trung tâm nhập thất của dòng Drukpa Kagyu ở một vùng xa xôi trên đất Tây Tạng) cho đến khi Kim Cương Du già thánh nữ xuất hiện và hướng dẫn ngài ra nhập thế để làm lợi lạc cho chúng sinh.

Đệ tử chính của ngài là Khamtrul Kunga Tenzin đời thứ ba, và là vị thầy gốc của đức Drukpa Yongzin Geleg Sherpa đời thứ 3. Đức Drukpa Choegon đời thứ ba đã chỉ dẫn Khamtrul Rinpoche đi đến Đông Tây Tạng để phát triển truyền thừa và làm lợi lạc cho chúng sinh. Với sự gia trì của Choegon đệ tam và đức Guru Rinpoche, ngài Khamtrul đời thứ 3 đã xây dựng tu viện Khampagar ở Đông Tây Tạng, sau đó phát triển thành hơn 200 tu viện trực thuộc, và trở thành người kế nhiệm của dòng Dechen Choekhor ở Đông Tây Tạng.

Drukpa Choegon đời thứ ba hoàn thành việc xây dựng tu viện Dechen Choekhor trong lần hóa thân này.

 

 drukpa008Drukpa Choegon Rinpoche đời thứ tư

Thubchen Jamgon Gyepa, đệ tử của Yongzin Geleg Sherpa đời thứ 3. Hóa thân này được cho là đã nhận được sự gia trì của đức Văn Thù, và là một đứa bé xuất chúng. Ngài kể lại các đời quá khứ và có thể kể ra các đời của những người khác.

Ngài là một vị Lama uyên bác vô cùng đã giành trọn cuộc đời ở tu viện Dechen Choekhor, hiến dâng cuộc đời cho việc bảo tồn các giáo lý dòng Drukpa Kagyu. Ngài có rất nhiều đệ tử xuất chúng, bao gồm Drukpa Yongzin Jampal Pawo nổi tiếng, hóa thân của Chakrasamvara, nổi tiếng về các chỉ dẫn của ngài về thực hành Tsalung, một trong sáu Pháp du già của Naropa. Ngài là vị thầy gốc của Drukchen Kunzig Choekyi Nangwa.

 


drukpa006Drukpa Choegon Rinpoche đời thứ năm

Thubchen Jampal Dorje, một đại thành tựu giả vĩ đại. Khi ngài là một đứa trẻ, bức tượng đức Liên Hoa Sinh giơ tay lên và chạm vào đầu ngài ba lần, sau kinh nghiệm kỳ lạ này, Choegon đệ ngũ đã có thể hiểu các điểm tinh tế nhất của Pháp.

Là một yogi chứng ngộ rất cao, ngài đã thành lập rất nhiều tu viện ở Tây Tạng và trên khắp vùng Himalaya. Ngài đào tạo rất nhiều vị lama, làm việc tận tụy vì dòng truyền thừa và đem đến lợi lạc cho vô số chúng sinh. Đệ tử chính là ngài, Khamtrul Rinpoche đệ ngũ, Drubgyu Nyima, một terton nổi tiếng, sau đó đã đăng ngôi như vị kế thừa của ngài.

 

 

 

drukpa007Drukpa Choegon Rinpoche đời thứ sáu

Chokzig Chokyi Shenyen đã giành 12 năm nhập thất ở Tsari Chigchar, và giành phần lớn cuộc đời để bảo tồn các giáo lý và bản văn hiếm. Ngài đã đi bộ du hành trong nhiều ngày đến vùng Đông Tây Tạng để trao truyền các giáo lý; theo cách này, ngài viếng thăm hơn một trăm tu viện ở miền Đông.

Hóa thân này đã thành lập rất nhiều nữ tu viện, và ủng hộ truyền thống cho nữ tu sĩ.

Đệ tử chính của ngài gồm có Drukpa Yongzin Sheja Kunchen thứ 6, và Drubwang Tsoknyi Rinpoche thứ nhất.

 

 

 drukpa008Drukpa Choegon Rinpoche đời thứ bảy

Dorje Zinpa Shedrup Chokyi Nyingye là một đệ tử của Ngedon Choekyi Gyatso. Mahakala đã xuất hiện trước ngài trong các linh kiến và với sự nghiên cứu sâu hơn, kiến thức của ngài về mật điển Mahakala đã trở nên vô cùng rộng lớn. Thực hành Mahakala là một trong các thực hành chính của dòng Drukpa Kagyu.

Hóa thân đời này giành phần lớn cuộc đời ở miền Đông Tây Tạng, làm việc vì chúng sinh không biết mệt mỏi cho dòng truyền thừa; ngài đã đóng góp lớn lao vào Phật Pháp và để lại dấu ấn khó phai trong trái tim người dân Tây Tạng.

Ngài có rất nhiều đệ tử xuất sắc. Trong số đó có ngài Khamtrul Tenpe Nyima thứ 6, ngài Adeu Rinpoche thứ 6, và Choje Sonam Tenzin. Trong nửa sau cuộc đời, trưởng vùng Nangchen của tỉnh Kham đã mời ngài đến Nangchen – một vùng rộng lớn ở Đông Tây Tạng, ở đó, ngài đã phổ biến rất nhiều giáo lý, phát triển thêm nữa truyền thừa Drukpa Kagyu và làm lợi lạc cho rất nhiều chúng sinh.

 drukpa009Drukpa Choegon Rinpoche đời thứ tám

Thutop Chokyi Gyatso nhận được sự trao truyền đầy đủ của dòng truyền thừa từ đức Khamtrul Rinpoche thứ 6, Tenpe Nyima, và sau đó nhập thất ở Tsari Chigchar. Ngài nổi tiếng vì lòng sùng mộ với bậc thầy gốc và đã làm theo các chỉ dẫn của thầy một cách toàn vẹn. Ngài tinh tấn kết tập và bảo vệ các giáo lý dòng Drukpa Kagyu, và trao truyền các giáo lý linh thiêng này đến các vùng xa xôi nhất của Tây Tạng và Himalaya.

Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, rinpoche đến vùng Kinnaur ở Ấn Độ, nơi mà ngài có rất nhiều đệ tử, và mất năm 1964 ở tuổi bát tuần. Trong số các đệ tử của ngài có Gyalwang Drukchen thứ 11, Khamtrul Rinpoche thứ 7, và 8, Trulshik Adeu Rinpoche thứ 8, Drubwang Shakya Shri, Pema Choegyal, Sendak Rinpoche, Je Khenpo Kunleg của Bhutan, Apo Rinpoche, Tsoknyi Rinpoche thứ 2, Thuksey Rinpoche và phầm lớn các đạo sư Drukpa cùng thời kỳ. Vì lòng từ bi lớn lao và những nỗ lực của ngài mà dòng truyền thừa Drukpa Kagyu đã phát triển như ngày hôm nay ở Tây Tạng, Nepal và Ấn Độ.

Ngày nay Các bậc trì giữ dòng Drukpa Kagyu chủ yếu năm giữ dòng truyền thừa của Drukpa Choegon Rinpoche thứ 8. Vì thế ngài không chỉ duy trì một truyền thừa thanh tịnh mà còn trở thành hiện thân của một bậc Vajradhara.

 

Nguồn: http://www.drukpachoegon.info/rinpoche-biography.aspx

Việt dịch: Nhóm Thuận Duyên

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9117)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 17942)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12030)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15433)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.