Kinh Kim Thân Đà Ra Ni

21 Tháng Mười Hai 201100:00(Xem: 28070)

KINH KIM THÂN ĐÀ-RA-NI
Hán dịch: Đại sư Thí Hộ phụng chiếu dịch
 Việt dịch: Sa-môn Thích Viên Đức (1976)

Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng:

Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm Na mồ A mi đa bà dã đát tha nga đá dã A ra hát đế tam miệu ngật tam Một đà dã Đát nĩnh dã tha.

Úm Ma vĩ lị ma vĩ lị Mi đà phạ đế Mi đà phạ đế A mật lị đổ nạp bà phệ Một đà ma đế Một đà bà thỉ đa Tát lị phạ Đạt lị mộ Lặc ca Nhập phạ lị nễ Một đề một đề Ma hạ một đề Ma hạ vĩ lị Phệ nga phạ để Nga rô nõa phệ nga phạ để Ấn nại ra Phạ nhựt ra Phệ nga phạ để Một đà vĩ lộ kiết đế Mâu nễ mâu nễ Ma hạ mâu nễ Phát tra Na mồ Một đà Đạt lị ma Tăng già nẫm Mạt lê ma Tát lị phạ Dược xoa la xoa ta Tất xá tả Cô sắc mạn noa Bố đát na Yết tra bố đát na Tát lị phạ Khất ra Hạ nĩ phạ nĩnh Nạp sắt tra tức đương Ba ra bế nõa cang Khất lị hận nõa khất lị hận nõa Khất ra ta khất ra ta Ma ra ma ra Bạn nhã bạn nhã Nại hạ nại hạ Bát tả bát tả Hạ na hạ na Tát lị phạ Một đà nẫm Mạt lê na Na thiết giả na thiết giả Tần nại tần nại Thân nại thân nại Mâu rô mâu rô Vĩ nại ra Bác dã vĩ nại ra bác dã Tát lị phạ ra xoa tang A nĩnh thất tả Ma nậu xa a ma nậu xa Mãn đà mãn đà Tang cô tả tang cô tả Vĩ cô tả vĩ cô tả Tác bổ tra tác bổ tra Đát lị nhạ đát lị nhạ Nga lị nhạ nga lị nhạ Hạ na hạ na Tát lị phạ Mãn đát lãm Tát lị phệ rô mão Vĩ hạ na vĩ hạ na Lát xoa mãm Tát ba lị phạ ra Tát lị phạ Tát đỏa nan tả Tóa ha.

Phật dạy: “Đà-ra-ni này có các đại công đức như sau:

  1. Nếu có người hay đeo trên cổ, thì tất cả La-sát, quỷ Tất-xá-tả… vv, ở trong ngàn do-tuần không dám xâm hại.
  2. Nếu có người đang tụng đà-ra-ni này một lần, thời có chư Thiên tử và quyến thuộc ủng hộ ngoài ngàn do-tuần.
  3. Nếu có người tụng đà-ra-ni này, chỗ có tất cả Thiết-đốt-lỗ và đại ác hổ lang, trùng thú, đều tự nhiếp phục không dám làm hại.
  4. Nếu có người phát chí thành tâm mỗi ngày tụng đà-ra-ni này mãn 100 lần, thì được sự thành tựu an-thiện-na dược; dùng thuốc này điểm vào mắt tức thấy việc trong ba đời.
  5. Tụng đà-ra-ni này hay khiến người phẫn nộ lại sanh lòng kính thương.
  6. Nếu có người chí tâm tụng đà-ra-ni này hai lạc-xoa (20 vạn lần) tất cả phiền não thảy đều bị tiêu diệt hết.
  7. Nếu tụng đà-ra-ni này trong một thời gian dài thì sẽ đắc túc mạng trí.
  8. Nếu có người dùng đà-ra-ni này gia trì trong dầu sạch dùng để thoa, nếu có bịnh đau đầu, đau bụng và tất cả các bịnh ác độc… vv, tùy theo chỗ bịnh mà thoa dầu, bịnh liền lành hẳn.
  9. Nếu có người lấy một hạt hồ thúc dùng đà-ra-ni này gia trì 21 lần, cầm đến ra-nhã xứ (chỗ ở của vua), tùy sở nguyện cầu đều đắc như ý.

Đà-ra-ni này có đại công đức như thế. Nếu muốn thành tựu các việc như trên, phải nên thọ trì.”

 

Kinh Kim Thân đà-ra-ni (hết)
Sa-môn Thích Viên Đức dịch ra tiếng Việt năm 1976, bản chưa hiệu ðính

Nhập liệu: Nguyễn Minh Hoàng và Nguyễn thị Diệu Minh.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8765)
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8306)
Pháp luyện tâm nói về hành trì của các hành giả cao cả. Khi tu tập để phát bồ đề tâm, trước hết, ta phải phát khởi các thực chứng của một hành giả sơ căn và trung căn trong lamrim1, để thiền quán về tánh Không, về sự bình đẳng ngã tha và hoán chuyển ngã tha.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7695)
Dù một số học giả cho rằng Mật điển của Phật giáo phát xuất từ Ấn giáo (Hinduism), điều này không đúng. Lý thuyết này thịnh hành trong số những người theo học thuyết Tiểu thừa, dựa trên sự tương đồng bề ngoài của các yếu tố trong hai hệ thống, chẳng hạn như sắc tướng của các Hộ Phật, pháp thiền quán về kinh mạch và khí, nghi lễ lửa, v.v...
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9766)
1. Với quyết tâm thành tựu mục đích tột cùng cao cả/ Làm lợi lạc hết thảy chúng hữu tình,/ Tâm hạnh trân quý còn hơn cả viên bảo châu như ý,/ Nguyện luôn yêu thương giữ gìn tất cả mọi chúng sinh./ 2. Mỗi khi gặp gỡ tiếp xúc bất kỳ ai,/ Con nguyện coi mình là kẻ thấp kém nhất./ Sâu thẳm tận đáy lòng, con nguyện xin tôn trọng,/ Và kính quý người khác như những bậc tối cao./
25 Tháng Sáu 2014(Xem: 10580)
Đại học Shuchi có nguồn gốc là một Trường đào tạo Nghệ thuật và Khoa học, được Bậc Thầy Kobo Daishi, người sáng lập của truyền thống Phật giáo Shingon Nhật Bản, thành lập vào năm 828 trên nền của ngôi chùa Toji ở Kyoto. Đây là cơ sở giáo dục đầu tiên tại Nhật Bản mở cửa cho tất cả mọi sinh viên không phân biệt địa vị xã hội hay kinh tế.