Ma-hê-thủ-la Thiên Pháp Yếu

26 Tháng Mười Hai 201100:00(Xem: 27877)

MA-HÊ-THỦ-LA THIÊN PHÁP YẾU
Sa-môn Thích Viên Đức dịch từ Hán ra Việt văn năm 1975

Lúc bấy giờ Ma-hê-thủ-la Thiên ở nơi thiên thượng cùng các tiên nữ vui vẻ dạo chơi, tấu các âm nhạc. Thoạt nhiên nơi trong búi tóc hóa ra một thiên nữ, dung nhan đoan trang, kỹ nghệ đệ nhất, các chúng trong chư Thiên không ai hơn được, mà nói thần chú rằng:

Nẵng mồ Uất nhĩ sái ma tỳ dược thi khư địa tì dã Bát ra bát để dã thức già la giả tăng lâm tăng lâm Đát nễ dã tha Thấp phạ nặc để kiêm bạt ra ma nặc lý nễ Hồng Phấn tra.

Người trì tụng chú này, không luận tịnh hay không tịnh, có vợ con hay không có vợ con, cho dù có ăn ngũ tân hay không, có dùng rượu thịt hay không, nếu thường trì tụng, tất cả thiện nguyện thảy đều thành tựu, huống nữa ba nghiệp thanh tịnh, thì người ấy sớm thành tất địa, không còn nghi ngờ gì nữa.

Nếu có người nào, khi mặt trời lặn, tụng chú này 108 biến tức có hiệu nghiệm.

Phương pháp họa tượng:

Trước họa Ma-hê-thủ-la Thiên, tượng dung nhan rất đặc biệt đoan chánh thù diệu, từ mái tóc phát sanh ra một thiên nữ, đoan chánh đệ nhứt, đẹp đẽ trang nghiêm anh lạc, hai tay đeo vòng xuyến, tay tả cầm thiên hoa, dung mạo của Thiên vương rất vui vẻ, tay hữu duỗi xuống, thế vịn quần nơi gối tả, ngồi trên tòa Ma-đăng-già thiên.

Thù ấn pháp: Hai tay ngoài tréo nhau tả áp hữu thành phược nhau. Ngón đàn huệ tấn lực đứng thẳng, ngón thiền trí thân hiệp nhau, khi triệu thỉnh đưa qua lại ngón thiền. Chơn ngôn rằng:

Úm vĩ đá la ta nỉ bả la ma lị đà nĩ Sân đà nĩ sân đà nĩ Tần đà ni tần đà nĩ Ta phạ hạ.

Nếu có người ngày ngày thường thọ trì ấn chú chơn ngôn này, cúng dường Ma-hê-thủ-la Thiên, thì thường thường có những việc rất linh nghiệm, cũng cần mỗi khi tác ấn chú này cúng dường tất cả chư Phật. Chư Phật sanh hoan hỉ, còn gồm trị lành tất cả các bịnh, rất có hữu nghiệm.

Nếu tụng mãn 1000 biến, khiến những phụ nhơn sanh hoan hỉ. Nếu tụng 2000 biến khiến tất cả mọi người sanh hoan hỉ, nếu tụng 3000 biến được phi nhơn ái lạc, tụng 4000 biến tất cả quỷ Tỳ-na-đa-la đều hoan hỉ, tụng 5000 biến tất cả Long nữ sanh hoan hỉ tâm, cho đến tụng một vạn biến tất cả Thiên Long Dạ-xoa, ngũ thông thần tiên thảy đều hoan hỉ.

Nếu người muốn thấy bổn thân thì lấy củi tàn dư thiêu tử nhơn tụng chú 108 biến chiêu mời, tức được thấy bổn thân.

Pháp nữa: nếu muốn hàng phục kẻ oan gia, lấy đất đỏ vẽ hình người kia, viết tên họ người ấy vào, để dưới lòng bàn chân tả, đạp lên, tụng chú 108 biến. Không luận xa hay gần, tự nhiên đến chỗ mình hàng phục.

Pháp nữa: nếu muốn vợ chồng họ thương nhau, vẽ hình và viết tên họ, như pháp nói trên mà đạp, tức họ sẽ ái kính nhau.

Pháp nữa: nếu muốn được quốc vương đại thần và tất cả nhơn dân kính ái mình, cứ y như pháp trên mà làm. Nếu muốn trị lành bịnh quỷ, lấy dà-đà mộc cắt làm 21 đoạn, chú 21 lần, cứ chú một biến thì thiêu một đoạn, bịnh kia tức lành.

Nếu bị thần bịnh, lấy a ngùy, an tức hương, hùng hoàng, khổ luyện diệp, các thứ ấy giã nhỏ, rây thật kỹ, hòa với nước làm hoàn, tụng chú mà thiêu, bịnh tức lành.

Nếu bịnh cô mị lấy hùng hoàng, an tức hương, cung cùng độc đầu thu kiện, giác đê dương, thỉ lạnh mả, huyền đề lô dạ… mỗi phần tám vị này làm hoàn nhuộm đỏ mà thiêu, xông vào lỗ mũi và thoa trên thân.

Nếu muốn thành kiết giới, lấy nước tụng chú bảy biến tán sái bốn phương tùy ý xa gần, như pháp thì thành kiết giới.

Ma-hê-thủ-la Thiên pháp yếu (hết)

Sa-môn Thích Viên Đức dịch thành Việt văn năm 1975

(Chúc Huy Nguyễn Minh Hoàng chép lại từ bản nháp)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9119)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 17947)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12032)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15437)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.