Nói Thêm Về Gen Jampa Wangdu

15 Tháng Chín 201000:00(Xem: 18981)

NÓI THÊM VỀ GEN JAMPA WANGDU

Xin nhớ lại câu chuyện tôi đã kể một buổi tối trước đây về Gen Jampa Wangdu, một trong những Thiền giả Tây Tạng cao cấp ở Ấn Độ, người đã thiền định quanh Dharamsala và Dalhousie và được Lạt Ma khổ hạnh Dewo Gyupe Rinpoche dẫn dắt. Sau khi hoàn tất mọi việc nghiên cứu Kinh điển triết học và sau đó hoàn tất việc nghiên cứu tantra, trải qua mọi kỳ thi và trở thành một geshe lharampa, một geshe thuộc đẳng cấp cao nhất, Gen Jampa Wangdu đi vào sự cô tịch trong những rặng núi để thể nhập con đường mà ngài đã nghiên cứu trong tu viện từ khi còn trẻ trong rất nhiều năm. Ngài là một yogi chứng ngộ và một Bồ Tát đã thành tựu con đường tantra cao cấp nhất, là con đường có năm giai đoạn – sự cô lập của thân, sự cô lập của ngữ, sự cô lập của ý, tịnh quang và huyễn thân, và sự hợp nhất. Vì thế ngài đã đạt được những cấp bậc cao nhất của tantra và thành tựu huyễn thân.

Sau Lễ Kỷ niệm Giáo Pháp lần thứ nhất [ Lễ Kỷ niệm Kinh nghiệm Giác ngộ], nhiều thành viên trong Tăng Đoàn của chúng tôi nhận từ ngài giáo lý về cách thực hiện nhập thất “viên thuốc” – “Nhận lãnh Tinh túy” [chu-len], một phương pháp để có thể nhập thất ở những nơi hết sức biệt lập, cách xa mọi sự, nơi khó tìm được thực phẩm và nước uống. Thay vì sống bằng thực phẩm bình thường, bạn sống bằng những viên thuốc được đặc biệt ban phước, chúng giúp cho bạn có thêm thời gian để thực hành thiền định và làm tâm bạn trong trẻo và là một phương pháp dễ dàng để thành tựu sự tập trung toàn hảo của shamatha (thiền chỉ, thiền định tĩnh lặng). Gen Jampa Wangdu là một trong những guru của tôi và tôi đã nhận dòng truyền giáo lý chu-len từ ngài.

Có lần tôi đang ở Dharamsala, trú ngụ tại nhà của Geshe Rabten Rinpoche, nó ở phía dưới căn nhà của His Holiness Ling Rinpoche, Thầy Phụ giáo chính của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Geshe Rabten Rinpoche là vị Thầy đầu tiên của tôi dạy về những bản văn triết học, những bản văn tranh luận, du-ra, ngài là người đã khiến cho tôi nói về những đề tài này. Nhà của những Lạt Ma này ở gần trung tâm Tushita của chúng tôi. Một đêm Gen Jampa Wangdu về muộn sau những khoá giảng và nhận ra rằng căn nhà của ngài đã bị mất trộm. Dĩ nhiện là khó có gì đáng giá để lấy, nhưng ngài nhận ra rằng kẻ trộm đã lấy mất chiếc đồng hồ của ngài. Mất đúng cái đó! Nhưng ngài rất sung sướng vì kẻ trộm đã kiếm được một chiếc đồng hồ; ngài rất sung sướng!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9192)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18078)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12093)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15518)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.