Lời Nói Đầu Của Nhà Xuất Bản

27 Tháng Chín 201000:00(Xem: 13435)

Lời nói đầu
của Nhà Xuất Bản

Có thể nói một cách không sai lầm, Đại Toàn Thiện (Dzogchen) và Đại Ấn (Mahamudra) là Thiền Tây Tạng. Chúng ta đã từng biết đến Thiền Việt nam, Thiền Trung Hoa, Thiền Nhật Bản, nhưng quả thật chúng ta biết rất ít về Dzogchen, Tối Thượng Thừa, thừa Tối Cao trong sự phân định chín thừa của Cổ phái Nyingma Tây Tạng. Với Kiến (cái thấy, tri kiến), Thiền (thiền định) và Hạnh (hành động sống tương ưng với chân lý) để hoàn toàn chứng ngộ Phật tánh là đã trọn vẹn con đường đốn ngộ tiệm tu (hay diệu tu) của Thiền Việt Nam và Trung Hoa. Trạng thái tự nhiên của Đại Toàn Thiện và Đại Ấn đích thị là “Bình thường Tâm thị Đạo” của Thiền Tông.

Tổng quát là vậy, nhưng chắc chắn Đại Toàn Thiện Dzogchen sẽ giúp chúng ta nhiều điều mới lạ do bởi con đường đặc trưng của Phật giáo Tây Tạng. Ngay trong phần tiểu sử những vị Tổ Đại Toàn Thiện trong sách này, chúng ta cũng tìm thấy những cách thực hành quý báu của một hành giả trước và sau ngộ như thế nào. Hơn nữa, còn có những lời tiên tri mà khởi đầu là của Padmasambhava cho đến các đạo sư hiện tại về sự phát triển rộng rãi của Đại Toàn Thiện ở Tây phương và sự ích lợi của nó nổi bật trong thời mạt pháp. Đặc biệt là tính rộng rãi và công khai so với các tantra đòi hỏi một sự trao truyền riêng tư nghiêm ngặt (xem Một Con Đường Lồng Lộng Đến Tự Do – Gyatrul Rinpoche, chương Ati Yoga – Kim Cương dịch, NXB Thiện Tri Thức).

Việt Nam xưa nay vẫn tự xem mình là nơi hội tụ của những nền văn hóa. Chúng ta vẫn thường nói đây là nơi hội tụ xưa kia là văn hóa Ấn-Hoa, và nay có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa trên căn bản nội lực của mình đó, mà sự hiểu biết thêm những tinh hoa của nền văn hóa thuần túy Phật giáo của Tây Tạng là một điều bổ ích. Hơn nữa, chúng ta đều biết Thiền tông là dòng chảy chính trong mạng mạch của Phật giáo Việt Nam, thì sự hiểu biết thêm về Thiền Đại Toàn Thiện của Tây Tạng sẽ là một điều tốt đẹp un đúc cho sinh lực của dòng chảy ấy.

Trong ý nghĩa đó, chúng tôi xin được giới thiệu cùng độc giả cuốn Đại Toàn Thiện Tự Nhiên, phát xuất từ dòng thiền cổ sơ nhất của Phật giáo Tây Tạng, Ati Yoga hay Dzogchen, pháp thiền cao nhất của Guru Padmasambhava, vị cha khai sanh ra Phật giáo Tây Tạng.

 Tháng 3 năm 1999
Kỷ niệm 700 năm ngày vua 
Trần Nhân Tông về Yên Tử xuất gia 
và lập nên phái Thiền Trúc Lâm.

 Nhà xuất bản Thiện Tri Thức.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8748)
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8290)
Pháp luyện tâm nói về hành trì của các hành giả cao cả. Khi tu tập để phát bồ đề tâm, trước hết, ta phải phát khởi các thực chứng của một hành giả sơ căn và trung căn trong lamrim1, để thiền quán về tánh Không, về sự bình đẳng ngã tha và hoán chuyển ngã tha.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7684)
Dù một số học giả cho rằng Mật điển của Phật giáo phát xuất từ Ấn giáo (Hinduism), điều này không đúng. Lý thuyết này thịnh hành trong số những người theo học thuyết Tiểu thừa, dựa trên sự tương đồng bề ngoài của các yếu tố trong hai hệ thống, chẳng hạn như sắc tướng của các Hộ Phật, pháp thiền quán về kinh mạch và khí, nghi lễ lửa, v.v...
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9738)
1. Với quyết tâm thành tựu mục đích tột cùng cao cả/ Làm lợi lạc hết thảy chúng hữu tình,/ Tâm hạnh trân quý còn hơn cả viên bảo châu như ý,/ Nguyện luôn yêu thương giữ gìn tất cả mọi chúng sinh./ 2. Mỗi khi gặp gỡ tiếp xúc bất kỳ ai,/ Con nguyện coi mình là kẻ thấp kém nhất./ Sâu thẳm tận đáy lòng, con nguyện xin tôn trọng,/ Và kính quý người khác như những bậc tối cao./
25 Tháng Sáu 2014(Xem: 10566)
Đại học Shuchi có nguồn gốc là một Trường đào tạo Nghệ thuật và Khoa học, được Bậc Thầy Kobo Daishi, người sáng lập của truyền thống Phật giáo Shingon Nhật Bản, thành lập vào năm 828 trên nền của ngôi chùa Toji ở Kyoto. Đây là cơ sở giáo dục đầu tiên tại Nhật Bản mở cửa cho tất cả mọi sinh viên không phân biệt địa vị xã hội hay kinh tế.