Chú Thích

28 Tháng Chín 201000:00(Xem: 13163)

CHÚ THÍCH

1. Núi Huy Hoàng Màu Đồng-Đỏ

1- Tờ đầu của bản thảo bị thất lạc, và vì thế bản dịch bắt đầu từ tờ 2a. Đoạn này có vẻ là một phần của những câu kệ mở đầu, đặc biệt là trình bày về ý định của Dawa Drolma.
2- Một bài cầu nguyện Đức Padmasambhava rất nổi tiếng. Cũng được gọi là Guru Rinpoche, Đức Padmasambhava là một Đạo sư Phật Giáo Kim Cương thừa của tiểu lục địa Ấn Độ, đã du hành tới Tây Tạng vào thế kỷ thứ tám để làm vững chắc hơn nữa truyền thống Phật Giáo ở xứ này. Dân chúng Tây Tạng tôn kính Ngài như “Đức Phật thứ hai,” và nhiều thực hành sùng mộ trong Phật Giáo Tây Tạng tập trung vào Ngài.
3- Dakini là một từ Phạn ngữ được dùng trong Phật Giáo Kim Cương thừa để chỉ một nữ Bổn tôn hiện thân cho hoạt động giác ngộ hoặc, trên một bình diện thế tục hơn, một người nữ đã đạt được một cấp độ thành tựu tâm linh đáng kể. Người nam tương đương là Daka. 
Dorje Yudron là một trong mười hai thiên nữ tanma là những vị đã thệ nguyện bảo vệ Phật Giáo và đất nước Tây Tạng.
4- Phật Giáo Đại thừa thừa nhận mười cấp độ chứng ngộ (thập địa) giữa lần đầu tiên thoáng nhận ra tánh Không (là chân tánh của thực tại) và cấp độ toàn giác của một vị Phật. Trong một ý nghĩa thông thường thì Bồ Tát là bậc đi theo con đường Đại thừa và, chính xác hơn, là bậc đã chứng ngộ ít nhất là cấp độ chứng ngộ đầu tiên (sơ địa).
5- Các vị trời địa phương là những chúng sinh phi-nhân mạnh mẽ cư trú và thống trị những khu vực đặc biệt, kiểm soát thời tiết và tình trạng đất đai. Văn hóa Tây Tạng quan tâm rất nhiều tới việc duy trì những mối liên hệ hài hòa với các vị trời địa phương của một miền đất. Nyen là những tinh linh đất đầy năng lực dũng mãnh.
6- Trong Phật Giáo Tây Tạng, Tulku là những hóa thân của các bậc Thầy tâm linh những đời trước, được chính thức xác nhận, tôn phong và dạy dỗ để tiếp tục những hoạt động của những hóa thân trước kia của các ngài. Ba vị Tulku được nhắc tới ở đây là Tromge Kundun, Tromge Trungpa, và Drimed Khakyod Wangpo, là những vị Thầy của Dawa Drolma và xuất hiện thật rõ nét trong các tường thuật của bà. Hơn nữa, vị sau cùng còn là chú của bà và đã qua đời trước khi xảy ra những sự kiện được tường thuật trong bản văn này.
7- Jatrul, “hóa thân của Ja,” là một đệ tử của ba vị tulku được đề cập trong chú thích 6, đã cho rằng Dawa Drolma được định trước để làm phối ngẫu tâm linh của ông. Tuy nhiên gia đình bà đã từ chối cuộc hôn nhân này. Thất vọng cay đắng, Jatrul đổ lỗi cho Jigmed T’hrogyal, cha của Dawa Drolma, bởi đã từ chối không cho ông lấy người vợ được định trước này. 
8- Khi chúng sinh trong nhân loại làm gãy bể các thệ nguyện Kim Cương thừa, hay samaya của họ, họ bị tái sinh làm những chúng sinh yêu ma phi-nhân mà tiếng Tây Tạng gọi là damsri, hay “những yêu ma gãy bể samaya.” Những yêu ma này không chỉ chịu đựng những hậu quả tiêu cực của những vi phạm đạo đức của riêng họ mà bằng những hành động của họ, họ còn khuyến khích người khác mắc phạm những vi phạm tương tự.
9- Ba mặt phẳng là thế giới địa ngục, thế giới bề mặt, và các thiên đường. 
10- Một Bổn tôn thuộc nghiệp là vị Bổn tôn mà một người có mối liên hệ nghiệp mạnh mẽ nhất với ngài, nhờ vào những ràng buộc được thiết lập trong những đời trước.
11- Orgyan là tên Tây Tạng của Oddiyana trong Phạn ngữ, nó ám chỉ một xứ sở có tính chất huyền thoại mà cư dân của nó là những hành giả cao cấp của Phật Giáo Kim Cương thừa. Những tường thuật đáng tin cậy nhất nhận diện nó là xứ Kashmir hiện nay.
12- Torma là những nghi lễ cúng dường nào đó được cử hành trong truyền thống Phật Giáo Tây Tạng.
13- Dawa Drolma đang nói tới Tromge Kundun, là người mà sau này bà cũng nhắc tới là Chhogtrul Rinpoche, “Hiện thân Cao quý Siêu phàm.” Lạt ma gốc là vị Thầy khai thị chân tánh của bổn tâm ta.
14- Tu viện Tromge là nơi các vị Thầy của Dawa Drolma đã sống và giảng dạy, theo hai dòng Nyingma và Sakya của Phật Giáo Tây Tạng.
15- Một tantra chính yếu (xem chú thích 61) và Bổn tôn của loại tantra cao nhất trong các “tân”phái của Phật Giáo Tây Tạng được sáng lập từ thế kỷ thứ mười một. Hevajra là thực hành chính trong dòng Sakya.
16- Vajradhara là một vị Phật thuộc dharmakaya (Pháp Thân), hay thực tại tối hậu, trong biểu tượng Kim Cương thừa.
17- Suốt trong các bài tường thuật, Dawa Drolma nhắc tới bản thân mình trong ngôi thứ ba là “cô gái này.” Có lẽ vì Dawa Drolma đã đọc những tường thuật này cho một người sao chép cũng như bởi tánh khiêm tốn và tự xoá nhoà chính mình của bà.
18- Amitayus là vị Phật của sự trường thọ, pháp thực hành của Ngài kéo dài thọ mạng của hành giả. Samyak và Vajrakilaya là những Bổn tôn phẫn nộ, những pháp thiền định của các ngài che chở hành giả tránh khỏi các chướng ngại. 
Có ba cõi thuần tịnh liên kết với ba thân (kaya), hay các cấp độ của hiện thể giác ngộ. Núi Huy Hoàng Màu-Đồng Đỏ là một trong nhiều cõi được gọi là các cõi thuần tịnh Hóa Thân (nirmanakaya), hiện hữu trong ý nghĩa nào đó trong một cách thế tương tự với cấp độ bình thường của thực tại vật lý của chính chúng ta, nhưng chỉ những người có sự nội quán và thành tựu tâm linh sâu xa mới có thể đi tới được. Các cõi thuần tịnh Báo thân (sambhogakaya) tạo thành một cấp độ đang hình thành của sắc tướng thuần tịnh phi-vật chất. Cõi thuần tịnh Pháp Thân (dharmakaya) là bản tánh vô-sắc tướng, nền tảng của thực tại, vượt lên bất kỳ sự tạo tác ý niệm nào. Những kinh nghiệm của Dawa Drolma trong chương này hoàn toàn xảy ra trong phạm vi của một cõi thuần tịnh Hóa Thân, mặc dù sau này bậc dẫn dắt của bà là Đức Tara nhắc tới hai cấp độ khác trong chương này (xem chú thích 83). 
19- Một lễ quán đảnh là một nghi lễ trong Phật Giáo Kim Cương thừa, nó cho phép người nhận thực hành một pháp thiền định Bổn tôn đặc biệt. 
Một terton là bậc tìm lại và khám phá những giáo lý kho tàng ẩn dấu, hay terma. Laykyi Dorje là một bậc thầy Nyingma ở thế kỷ mười bốn, đã tìm lại một số giáo khóa quan trọng.
20- Trong những kinh nghiệm thực sự về giác tánh nguyên sơ, hành giả có thể thình lình thấu suốt các sự kiện, ngôn ngữ, ý niệm, và v.v.. mà trước đây họ không biết.
21- Đó là năm 1924
22- Đây là những giáo lý của Phật Giáo Kim Cương thừa, “bí mật” bởi vì chúng sâu xa (và vì thế chỉ có thể tiếp cận được với sự hướng dẫn đúng đắn) và được giữ riêng tư giữa vị Thầy và đệ tử. Cách sử dụng “mantra” (thần chú) hiện ra thật rõ ràng trong những giáo lý như thế, nhưng từ nguyên học của thuật ngữ biểu thị “cái bảo vệ tâm” chống lại những kiểu thức tư tưởng lầm lạc.
23- Tập trung vào một hình tướng của Đức Avalokiteshvara, vị Bồ Tát của lòng bi mẫn, với mười một mặt, một ngàn tay, và một ngàn mắt, đây thường là một nghi lễ kéo dài hai ngày, chay lạt một phần trong ngày đầu và chay lạt hoàn toàn vào ngày thứ hai.
24- Đây là hai giai đoạn của thiền định Kim Cương thừa chính thức. Giai đoạn trước liên quan chủ yếu tới sự quán tưởng và trì tụng thần chú; giai đoạn sau giải quyết những kỹ thuật du già cao cấp và sự thiền định không hình tướng.
25- Bhurkakuta là một Bổn tôn được kết hợp với sự tịnh hóa samaya bị gãy bể hay bất tịnh.
26- Để có một sự giảng nghĩa về sáu cõi, xin coi Dẫn nhập.
27- Giáo khóa chính này là một terma được terton Karma Lingpa khám phá vào thế kỷ mười bốn.
28- Thần chú của Avalokiteshvara, Bồ Tát của lòng bi mẫn: Om mani padme hung. Nó cũng được nhắc tới là “thần chú sáu âm.”
29- Những thời gian khác nhau trong ngày được kết hợp với bốn loại hoạt động giác ngộ – sáng sớm với pháp làm an bình (tức tai), gần trưa với pháp tăng ích, chiều và tối với năng lực (pháp kính ái), và khuya với năng lực phẫn nộ (pháp hàng phục).
30- Đây là những nghi lễ nhắm vào Đức Yeshe Tsogyal, phối ngẫu người Tây Tạng của Đức Padmasambhava. Việc dâng cúng một bữa tiệc là một nghi lễ chính yếu trong Phật Giáo Kim Cương thừa, được thực hành để nâng cao sự chứng ngộ và để chuộc lỗi những vi phạm thệ nguyện tâm linh của hành giả.
31- Tuyên bố này là một ám chỉ tới quan điểm rõ ràng của Phật Giáo: Nếu từ vô thủy dòng tâm thức của tất cả chúng sinh từng trải qua những chuỗi hóa thân đời này sang đời khác, thì hệ quả là mọi chúng sinh đã có lúc từng là cha hay mẹ của bản thân ta. 
32- “Orgyan vĩ đại” ám chỉ Đức Padmasambhava, bởi sự sinh ra kỳ diệu của Ngài xảy ra trong xứ Orgyan. Tam Bảo là những nguyên lý tâm linh cao nhất của Phật đạo – Phật, hay tâm giác ngộ (ví dụ như được hiện thân trong Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni); Pháp, các giáo lý được một vị Phật như thế ban cho để dẫn dắt chúng sinh tới giác ngộ; và Tăng đoàn, những vị thực hành và chứng ngộ những giáo lý này và vì thế có thể hành xử như những người dẫn dắt và bạn đồng hành trên con đường tâm linh.
33- Bồ đề tâm (sự “tỉnh giác” hay “thái độ giác ngộ”) bao gồm hai phương diện – phương diện tương đối là lòng bi mẫn vị tha và phương diện tối hậu là sự chứng ngộ tánh Không, chân tánh của các hiện tượng. 
34- Sự đo lường này được dùng để cung cấp chứng cớ khiến người ta tin rằng kinh nghiệm delog của bà là chân thực, không phải là một trò lừa gạt được tạo dựng.
35- Một mức độ che chướng bắt nguồn từ sự tổn thương cho tâm thức trong bardo, hay trạng thái trung gian giữa cái chết và sự tái sinh, trong thời gian thụ thai, thai nghén, và lúc sinh ra. Điều này phần nào giải thích cho sự kiện các Tulku có thể không biểu lộ khả năng nhớ hết được những đời trước.
36- Một Bổn tôn Kim Cương thừa được đặc biệt kết hợp với sự tịnh hóa các hậu quả của những ác hạnh và che chướng.
37- Drolma, từ Tây Tạng tương dương với từ Tara trong Phạn ngữ, thường được ban cho người nữ ở Tây Tạng. Tsult’hrim Drolma là một ni cô đã săn sóc và dạy dỗ Chagdud Rinpoche khi ngài còn là một đứa trẻ (và ngài nhớ lại với vẻ hài hước, bà đã phát vào đít ngài rất nhiều).
38- Trong Phật Giáo Kim Cương thừa, năm “bộ Phật” là một cách thức phân loại các Bổn tôn được sử dụng trong thiền định; năm bộ Phật này cũng tạo thành giản đồ cho sự chuyển hóa những yếu tố bất tịnh trong tính chất bình phàm của ta thành các phương diện thanh tịnh và chân thực của chúng. Ở đây khăn trùm đầu màu xanh dương của Dawa Drolma biểu thị Kim Cương bộ, tượng trưng cho việc chuyển hóa sự sân hận thành phương diện thuần tịnh của giác tánh nguyên sơ, nó phản chiếu trong sáng mọi sự như một tấm gương.
39- Danh hiệu tôn kính khác của Tromge Kundun.
40- Một nhóm năm thiên nữ, lúc đầu là những tinh linh thế tục nhưng được Đức Padmasambhava thuần phục thành những vị bảo trợ của Phật Pháp. Kết giao với vùng xung quanh Hy Mã Lạp Sơn, họ được tôn kính khắp xứ Tây Tạng.
41- Giải trừ Chướng ngại trên Con đường là một bài cầu nguyện sùng mộ nổi tiếng, một phần của một giáo khóa terma được khám phá trong thế kỷ mười bốn. Vajra guru (Đạo sư Kim cương) là thần chú của Đức Padmasambhava: Om ah hung vajra guru padma siddhi hung. Thần chú của các thân tướng trắng và xanh của Đức Tara là Om tara tuttate ture soha. Thần chú của thân tướng màu đỏ của Đức Tara là Om tare tam soha.
42- Tất cả những chi tiết này được chỉ rõ trong tiên tri của Đức Tara về Dawa Drolma.
43- Nghiệp được tạo nên trong việc giết một thú vật làm ô uế y phục như thế và sẽ cản trở cho sự thành công của kinh nghiệm delog của bà.
44- Do bởi đặc tính chữa bệnh, nước mưa trong những mùa nào đó kết hợp với chòm sao của các rishi, hay các vị thấu thị, được những người Tây Tạng hứng lấy và tích trữ.
45- Thuật ngữ kunzhi (là từ Tây Tạng tương đương với alaya trong Phạn ngữ) ở đây ám chỉ một bình diện tiền ý thức không có ngay cả những niệm tưởng vi tế nhất.
46- Đây là ba loại kinh nghiệm phát sinh trong thiền định như những dấu hiệu nhất thời của sự thành công, nhưng hành giả không được dính mắc vào chúng như những mục đích, bởi điều đó sẽ giới hạn tiến bộ tâm linh của hành giả. Sự dính mắc vào lạc sẽ dẫn tới việc tái sinh làm một vị trời trong dục giới; dính mắc vào sự trong sáng dẫn tới việc tái sinh làm một vị trời trong sắc giới; dính mắc vào sự tỉnh giác vô niệm khiến tái sinh làm một vị trời trong cõi vô sắc – tất cả những cõi giới trong sự hiện hữu có điều kiện.
47- Như được dùng ở đây, “tính chất thông thường” biểu thị cái gì thuộc nền tảng, chân thực, và không bị tạo lập.
48- Trong các nghi lễ Kim Cương thừa, một mũi tên được trang trí bằng dải ruy băng tượng trưng cho sự trường thọ và thịnh vượng.
49- Trong vũ trụ học Phật Giáo, hệ thống thế giới của chúng ta bao gồm một ngọn núi ở trung tâm, vây quanh là bốn đại lục chính, mỗi đại lục có hai tiểu lục địa ở hai bên. Tiểu lục địa ở phương tây nam của ngọn núi trung tâm và ở phương tây đối với thế giới chúng ta (“lục địa phương nam”) là Chamara. Đức Padmasambhava an trú ở đó, khuất phục một loài yêu ma khát máu, nếu không chúng sẽ tàn phá thế giới chúng ta.
50- Hình ảnh đám mây biểu lộ phẩm tính bao la và siêu trần của kinh nghiệm của bà.
51- Trú xứ của Đức Padmasambhava trong cõi thuần tịnh của Ngài.
52- Từ Phạn ngữ vidyadhara (bậc hộ trì giác tánh nội tại, Trì Minh Vương) ám chỉ bậc đã khám phá chân tánh của bổn tâm ngài như một trạng thái giác ngộ nội tại (và do đó “hộ trì” kinh nghiệm này). 
53- “Đấng Kim Cương Sinh-trong Hồ xứ Orgyan,” một tính ngữ thông thường của Đức Padmasambhava.
54- Vajravarahi là một nữ Bổn tôn cao cấp nhất của các tantra trong Phật Giáo Kim Cương thừa.
55- Từ Phạn ngữ tathagata (Như Lai - đấng đã đạt tới một trạng thái như thị) là một tính ngữ chỉ một vị Phật.
56- Không thể nhận ra vị này; dường như ông là một nhân vật lịch sử có thực trong số những người quen của Dawa Drolma.
57- Một mala là một sợi chuỗi hột được dùng như chuỗi tràng để đếm các thần chú hay bài cầu nguyện. 
58- Trì tụng thần chú trăm-âm của Bổn tôn Vajrasattva (Kim Cang Tát Đỏa) là một kỹ thuật Kim Cương thừa để tịnh hóa bản thân về các hậu quả của những ác hạnh và che chướng.
59- Đây là giải thích dài nhất của một mô tả vũ trụ theo một quan điểm lý tưởng, có tính chất ước lệ. Được gợi lên trong trí tưởng tượng của ta, vũ trụ này được cúng dường cho đối tượng của đức tin của ta như một phương tiện để tích tập công đức và đào sâu sự nội quán.
60- Người nữ được tắm là một Dakini vì được tái sinh trong cõi thuần tịnh của Đức Padmasambhava nhờ thành tựu tâm linh của bà.
61- Các sutra (Kinh điển) là những lời thuyết giảng của Đức Phật tạo nên nền tảng kinh điển của các phái công truyền Tiểu thừa và Đại thừa Phật Giáo; các tantra (Mật điển) là những kinh điển bí mật hơn tạo nên nền tảng của giáo lý Phật Giáo Kim Cương thừa.
62- Một Đạo sư vĩ đại sống từ năm 1820 tới 1892. Ngài có công trong việc lãnh đạo một cuộc vận động cải cách rộng lớn, tập trung ở miền đông Tây Tạng trong thế kỷ thứ mười chín. Mặc dù trên danh nghĩa ngài là một Lạt ma của phái Sakya, ngài đã nghiên cứu rộng rãi và trao truyền các dòng truyền thừa trong mọi trường phái của Phật Giáo Tây Tạng.
63- Đây là những sutra (Kinh), hay những lời thuyết giảng của Đức Phật; vinaya (Luật), hay những luật lệ đạo đức; và abhidharma (Luận), hay những giáo lý siêu hình và tâm lý.
64- Chày và chuông là những pháp khí được cầm trong tay khi cử hành các nghi lễ Kim Cương thừa. Chày tượng trưng cho phương tiện thiện xảo, chuông tượng trưng sự thấu suốt siêu việt tánh Không. 
65- Một ám chỉ tục lệ phổ thông ở Tây Tạng là cúng dường một khăn quàng bằng vải trắng cho một vị Thầy khi xin yết kiến hay khẩn cầu một trao truyền chính thức các giáo lý tâm linh. Tượng trưng cho lòng chân thành thanh tịnh của hành giả, chiếc khăn thường được vị thầy choàng sau cổ hành giả như một sự ban phước.
66- Derge được dùng làm trung tâm văn hóa và hành chánh chính yếu của miền đông Tây Tạng. Vị Dakini được ám chỉ ở đây là một phụ nữ có thực sống trước thời đại của Dawa Drolma.
67- Một phần của giáo khóa gồm các giáo lý terma, một vài giáo lý trong số đó được dịch sang Anh ngữ như Tibetan Book of the Death (Sách Tây Tạng về cái Chết, Tử Thư Tây Tạng). 
68- Một chương của một tantra được sử dụng rộng rãi trong phái Nyingma trong Phật Giáo Tây Tạng như một nghi lễ sám hối phổ thông.
69- Một hình thức giữ hơi thở được sử dụng rộng rãi trong các thực hành thiền định Kim Cương thừa cao cấp.
70- Ba thực hành này được bao gồm trong một khóa giáo lý terma gọi là Heart Drop of Longchenpa (Tâm Yếu của Longchenpa) (Longchen Nyingt’hig), được Rigdzin Jigmed Lingpa khám phá vào thế kỷ thứ mười bảy. Để có tài liệu về giáo khóa này, xin đọc H.H. Dilgo Khyentse Rinpoche, The Wish-Fulfilling Jewel (Boston: Shambhala, 1988), trang 9, (bản dịch Việt ngữ: Viên Ngọc Như Ý); và Tulku Thondup, The Tantric Tradition of the Nyingma (Truyền thống Mật thừa của phái Nyingma) (Marion, Mass.: Buddhayana, 1984), trang 174.
71- Đó là chú của bà, ngài Drimed Khakyod Wangpo.
72- Con gái của vua xứ Zahor ở Ấn Độ, Mandarava là một phối ngẫu tâm linh của Đức Padmasambhava, bà trợ giúp cho Ngài trong việc đạt được quyền định đoạt sự trường thọ.
73- Đây là một bản dịch được sửa đổi nổi tiếng của Lời Khẩn nguyện Bảy-Dòng.
74- Các mara (ma quân) là những thế lực hay chúng sinh làm giới hạn kinh nghiệm của ta và trói buộc ta vào vòng luân hồi. Bốn loại mara như thế thường được nhắc tới là: những cảm xúc phiền não, cái chết (hiện thân là Yama, Thần Chết), các sự kết tập tâm-vật lý (các uẩn) cấu thành thân-tâm của một cá nhân không giác ngộ tâm linh, và các thế lực ngăn cản năng lực của tâm đạt được những cấp độ cao hơn của sự thể nhập thiền định (được nhân cách hóa là “con cái của các vị trời”). 
75- Trong Phật Giáo Kim Cương thừa, màu trắng và xanh dương được kết hợp với phương đông, màu vàng với phương nam, đỏ với phương tây, và xanh lá cây với phương bắc.
76- Nghĩa đen: “khoảng [chiều dài] tay áo.”
77- Dấu hiệu terma ( ) biểu thị rằng những trích dẫn khác nhau trong tường thuật này tạo thành một loại terma, hay kho tàng tâm, mà Dawa Drolma đang khám phá.
78- Trong hệ thống Nyingma của Phật Giáo Tây Tạng, Samantabhadra (Đức Phổ Hiền) là hiện thân của Pháp Thân – thực tại tối hậu, không thể diễn tả được. Thuật ngữ có nghĩa là nó “hoàn toàn tích cực.”
79- Vua Hoa sen (Padma Gyalpo) và Padma T’hod T’hreng Tzal là những tính ngữ biểu thị cho những khía cạnh đặc biệt của Đức Padmasambhava.
80- Một yogini của Phật Giáo Ấn Độ cổ được miêu tả rõ ràng trong sự truyền dạy của nhiều giáo lý Nyingma. Xem Thondup, Truyền thống Mật thừa của phái Nyingma, trang 17.
81- Một phép ẩn dụ về sự hợp nhất phương tiện thiện xảo và trí tuệ siêu việt.
82- Từ Phạn ngữ samsara và nirvana biểu thị một cách tương ứng trạng thái không giác ngộ, có điều kiện của sự hiện hữu bình phàm đối nghịch với trạng thái giác ngộ, không điều kiện của giác tánh của một vị Phật.
83- Tuyên bố này cho thấy Dawa Drolma không thực sự chết, nhưng phải trở lại thân xác bà trong cõi người. Mặc dù vào lúc này Đức Tara muốn nói tới các cõi thuần tịnh khác thuộc các cấp độ giác ngộ Báo thân và Pháp Thân, nhưng tất cả những sự kiện trong chương này, bao gồm những sự kiện từ lúc này trở đi, xảy ra trong cõi thuần tịnh Hóa Thân Núi Huy Hoàng Màu-Đồng Đỏ.
84- Năm điều xác quyết này là những đặc tính tiêu biểu của Báo Thân – đó là luôn luôn có một vị Thầy, có quyến thuộc (đoàn tùy tùng), hoàn cảnh, giáo lý, và cơ hội toàn hảo. 
85- Một tính ngữ chỉ Đức Avalokiteshvara, Bồ Tát của lòng bi mẫn.
86- Tức là Đức Phật Pháp Thân Samantabhadra (Phổ Hiền).
87- Một trong mười bảy tantra chính của ati yoga, hay Đại Viên Mãn, cách tiếp cận của phái Nyingma.
88- Bà cảm nhận rõ ràng rằng những lợi ích trong việc thuật lại kinh nghiệm của bà đã làm nặng nề thêm những hậu quả của việc vi phạm huấn thị của Đức Tara.
89- Theo Chagdud Rinpoche, điều này có thể ám chỉ mạn đà la năm phương diện của Đức Padma T’hod T’hreng Tzal.
90- Đức Samantabhadra (Phổ Hiền) được nhắc tới trong ẩn dụ nổi tiếng này về hành vi lý tưởng của việc cúng dường thì không phải là Đức Phật Pháp Thân, mà là một Bồ Tát nổi danh trong các Kinh điển về khả năng tạo ra các vật cúng dường theo ý muốn nhờ những năng lực thể nhập thiền định của Ngài. 
91- Các vị trời trong cõi trời này thuộc dục giới trong vòng luân hồi (tên theo nghĩa đen có nghĩa là “Những Hiện thân Hỉ lạc”) có những kho công đức to lớn tới độ họ có thể hóa hiện bất kỳ thú vui cảm giác nào họ muốn mà không cần nỗ lực.
92- Chĩa ba là một biểu tượng của sự thành tựu ba thân.
93- Đây là môt ẩn dụ thông thường về sự không tương xứng giữa ngôn ngữ bình thường và những ý niệm để diễn tả kinh nghiệm trực tiếp về chân tánh của ta.
94- Bậc duy trì ba cấp độ của sự hứa nguyện trong thực hành Phật Giáo – các giới luật của con đường Tiểu thừa dành cho sự giải thoát cá nhân, các giới nguyện Bồ Tát của con đường Đại thừa, và samaya Mật thừa của con đường Kim Cương thừa.
95- Srongtzan Gampo là một nhà cai trị của xứ Tây Tạng trong phần lớn của thế kỷ thứ bảy. Phật Giáo được du nhập vào Tây Tạng trong triều đại của ngài, mặc dù việc củng cố một truyền thống Phật Giáo Tây Tạng đã xảy ra vài thế kỷ sau này. Nub Namnying (hay Namkhai Nyingpo) là một trong hai mươi lăm đệ tử thân thiết nhất của Đức Padmasambhava ở Tây Tạng. Dagpo Daod (1079 -1153) thường được biết nhiều hơn với tên Gampopa, đệ tử chính của Milarepa và là một nhà sáng lập phái Kagyud của Phật Giáo Tây Tạng. 
96- Đó là lúc Dawa Drolma quen biết ngài trong cõi người trước khi ngài mất.
97- Một vị Thầy và terton Tây Tạng hầu như sống trọn đời ở Sikkim. Ngài sống từ 1597 tới khoảng 1650.
98- Tu viện Dzaga là một tu viện Nyingma rộng lớn cách xa Tu viện Tromge ở quê hương của Dawa Drolma miền T’hromt’har khoảng một ngày đường. Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa hai trung tâm. Một trưởng tử tâm huyết (con trai hay con gái tâm huyết) là một đệ tử rất thân cận.
99- Bốn thị kiến là những giai đoạn chứng ngộ trong tiếp cận Đại Viên Mãn. Những từ “thuần tịnh nguyên thủy” và “hiện diện tự nhiên” ở đây ám chỉ hai giai đoạn thực hành trong Đại Viên Mãn, được gọi là t’hregchhod và t’hogal trong tiếng Tây Tạng. 
100- Từ tương tự trong tiếng Tây Tạng có thể ám chỉ các xương đùi người được làm thành kèn trum pét và ám chỉ những nhạc khí tương tự làm bằng đồng thau hay đồng đỏ.
101- Đó là phái Nyingma. Nghi lễ được ám chỉ là một phần của giáo khóa terma chính yếu được Nyang Nyima Odzer khám phá vào thế kỷ thứ mười hai. 
102- Phép ẩn dụ được dùng để diễn tả chuyển động nhanh chóng và quả quyết trong một chiều hướng đặc biệt.
103- Sự được và mất, vinh và nhục, khen và chê, và sướng và khổ.
104- Đây là những nguyên âm Phạn ngữ.
105- Một nghi lễ trong đó cái chết của một Lạt ma cao cấp được diễn tập theo một cách tượng trưng, với những vật cúng dường và một hình nộm được đưa ra nhân danh vị Lạt ma để làm vừa lòng các thế lực mà nếu không thì có thể đe dọa thọ mạng của vị Lạt ma. Một yếu tố chính trong nghi lễ là vũ điệu của năm Dakini, được thực hiện bởi năm thiếu nữ, là những vị được quay trở lại với những vật cúng dường hơn là được cho phép hướng dẫn tâm thức của vị Lạt ma tới một cõi thuần tịnh. 
106- Đó là: “Chừng nào ngài tái sinh trong cõi người?”
107- Các giáo lý được hệ thống hóa bởi Chetzun Sengge Wangkhyug (thế kỷ mười một tới thế kỷ mười hai) dựa trên việc thành tựu “thân cầu vồng” của ngài vào năm 125 tuổi. Chúng được Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892) khám phá. 
Thân cầu vồng là thành tựu cao nhất theo viễn cảnh của tiếp cận Đại Viên Mãn hay Dzogchen, trong đó thân hữu hình của hành giả chuyển hóa thành một thân ánh sáng cầu vồng, là thân chỉ những bậc có thành tựu tâm linh rất vĩ đại mới được sử dụng như một sức mạnh dẫn đạo và tồn tại cho tới khi vòng luân hồi không còn chúng sinh.
108- Bởi làm như thế sẽ có nguy cơ gây nên cái chết thực sự cùng hậu quả là tâm thức của bà không thể quay trở lại thân xác.
109- Những viên thuốc được hiến cúng trong những buổi lễ đặc biệt, chúng trao truyền sự ban phước cho những ai sử dụng.
110- Một repa là một yogin chỉ mặc một bộ y phục mỏng bằng vải trắng (như Milarepa).
111- Đây là một bài kệ nổi tiếng từ bản dịch tiếng Tây Tạng của Bodhicharyavatara (Bồ Tát Hạnh), một tác phẩm nổi tiếng của Shantideva xứ Ấn Độ thuộc Phật Giáo Đại thừa.
112- Nghĩa đen: “bằng miệng hay bàn tay.”
113- Theo Chagdud Rinpoche, đây có thể là một ám chỉ người gác cổng hung dữ mà Dawa Drolma có thể gặp trong hành trình trở về cõi người của bà; hạt gạo là một hình thức của sự bảo vệ.
114- Xem chú thích 111 ở trên.
115- Lantza là một loại chữ trang trí được người Tây Tạng dùng trên đầu đề các trang sách và khắc trên những bánh xe cầu nguyện và v.v...; nó là một loại chữ miền bắc Ấn Độ trên đó những chữ được gọi là tiêu đề (uchen) của mẫu tự Tây Tạng được đặt nền tảng. Chữ Wardhu (Wartula Gupta) là loại chữ bắc Ấn Độ khác trên đó những chữ “không tiêu đề” (umed) của Tây Tạng được đặt nền.
116- Một quận ở tỉnh Dagpo miền nam Tây Tạng.
117- Đây là cá nhân cũng được nhắc tới là Jatrul; xem chú thích 7 ở trên. 

2. Những Quán chiếu trong Tấm Gương Pha lê

1- Nỗi sợ sư tử, voi hoang, lửa, rắn, lụt lội, tù đày, kẻ trộm, và những kẻ ăn thịt người.
2- Đó là Tromge Kundun, Tromge Trungpa, và Drimed Khakyod Wangpo, ba vị Tulku là những vị được đề cập tới trước tiên trong Chương 1 và là những vị nổi bật trong những tường thuật của Dawa Drolma.
3- Thuật ngữ Tây Tạng bardo có nghĩa là “một khoảng cách giữa hai thời điểm”; trong bản văn này nó đặc biệt ám chỉ khoảng cách giữa cái chết và sự tái sinh, trong quãng thời gian đó các nghiệp lực trong tính chất của một cá nhân tạo nên những phóng chiếu tiên báo tái sinh trong tương lai của cá nhân đó.
4- Bởi những tham luyến của ta với chúng, ta bị vướng kẹt trong các hoạt động và những mối quan tâm, chúng làm luân hồi sinh tử kéo dài mãi.
5- Khái niệm quy y rất quan trọng đối với Phật Giáo; thực vậy, “giới nguyện quy y” là bước đi chính thức đầu tiên trong hứa nguyện riêng của một cá nhân đối với Phật đạo. Ta quy y (nương tựa) “Tam Bảo,” ba lý tưởng hay nguyên lý tâm linh (xem Chương 1, chú thích 32). Như vậy, việc ban tặng sự nương tựa (quy y) bao hàm nhiều ý nghĩa hơn là chỉ đơn giản che chở hay bảo vệ người nào đó, bởi nó đòi hỏi sự hứng khởi và dẫn dắt tâm linh.
6- Những thân tướng trắng và xanh lá cây của Đức Tara.
7- Một tính ngữ chỉ Đức Manjushri (Văn Thù), Bồ Tát của trí tuệ.
8- Sodnam Tzemo, sống từ năm 1142 tới 1182, là con trai của Sachhen Kunga Nyingpo (vị sáng lập phái Sakya của Phật Giáo Tây Tạng, và vì thế là vị thứ hai trong năm vị “tổø sáng lập” của phái.
9- Âm thứ hai của danh hiệu Gyajam là một cách rút gọn của Jamyang, tiếng Tây Tạng của tên Manjughosha theo Phạn ngữ.
10- Một ẩn dụ về cảnh tượng hỗn độn và rối loạn.
11- Hai bản văn được nói tới được sử dụng trong các nghi lễ sám hối trong truyền thống Phật Giáo Tây Tạng.
12- “Vua của vận mệnh,” một tính ngữ chỉ Yama.
13- “Bảng định mệnh” được mô tả là một cây gậy dẹp, trông giống cái mái chèo, được đánh dấu bằng những nét khắc song song; mỗi vận mệnh của một cá nhân được nối kết với một dấu được ghi trên một trong những ô vuông biểu thị kết quả. Tấm gương nghiệp quả phản chiếu rõ ràng những hành vi của ta trong đời trước, để không làm xáo trộn định luật nghiệp quả bất di bất dịch. 
14- Một phong tục mê tín đã hiện hữu trong một vài miền ở Tây Tạng, cho rằng một người dùng thuốc độc làm chết một Lạt ma thì trong cách thế nào đó được hưởng công đức tâm linh của người chết. Nhưng hậu quả thực sự của hành vi này là sự tái sinh trong địa ngục.
15- Địa ngục đầu tiên trong tám địa ngục nóng của vũ trụ học Phật Giáo truyền thống. Về các mô tả những cõi địa ngục và ngạ quỷ được nhắc tới trong chương này, xin coi The Jewel Ornament of Liberation (Vật Trang sức Quý báu của sự Giải thoát), H.V. Guenther, bản dịch (Boston: Shambhala, 1986), các trang 55-69; Kun-zang La-may Zhal-lung, S.T.Kazi, bản dịch (Upper Montclair, N.J.: Nhà Xuất bản Diamond-Lotus, 1989), các trang 83-139; và Patrul Rinpoche, The Words of My Perfect Teacher (San Francisco: Harper Collins, 1994), các trang 63-76 (bản dịch Việt ngữ: Lời Vàng của Thầy tôi).
16- Các ngạ quỷ là những tinh linh đau khổ bị phiền não vì đói và khát khủng khiếp và bởi bị phơi bày ra các yếu tố (các đại).
17- Một vị Phật mà pháp thiền định và thần chú của Ngài đặc biệt hữu hiệu trong việc tịnh hóa hậu quả của những ác hạnh.
18- Xem Chương 1, chú thích 62.
19- Theo vũ trụ học Phật Giáo truyền thống thì Núi Tu Di là ngọn núi trung tâm của hệ thống thế giới của chúng ta.
20- Ba loại thiện hạnh thuộc về thân là bảo vệ sinh mạng, bố thí, và đạo đức tính dục; bốn loại thuộc về ngữ là chân thực, nói năng tử tế, tạo sự hòa hợp bằng lời nói, và nói những lời có ý nghĩa; và ba loại thuộc về tâm là hài lòng, nhân từ, và thấu hiểu đúng đắn các chân lý tâm linh.
21- Những người Tây Tạng tin rằng cờ cầu nguyện gởi theo làn gió những sự ban phước của những lời nguyện, làm lợi lạc cho tất cả những ai được gió chạm vào.
22- Thần chú siddhi là một tên khác của thần chú của Đức Liên Hoa Sanh, Om ah hung vajra guru padma siddhi hung.
23- Một thiện hạnh phổ biến ở Tây Tạng là khắc sáu chữ của thần chú Om mani padme hung vào các hòn đá, chúng thường được chất thành ụ đá hay các bức tường.
24- Satsa là những mô hình tháp (stupa) nhỏ bằng đất sét–các vật kỷ niệm mà những đặc trưng kiến trúc của chúng tượng trưng cho các phương diện của tâm giác ngộ–hay những tượng đúc bằng đất sét hình các Bổn tôn; đất sét thường được trộn với tro lấy từ hài cốt của những người chết để truyền những ân phước cho người chết.
25- Đó là các hình ảnh, sách, và các dụng cụ là những đồ chứa (Pháp khí) tượng trưng cho thân, ngữ, và tâm của các bậc giác ngộ.
26- Trong vũ trụ học Phật Giáo truyền thống, một ngàn hệ thống thế giới tương tự như thế giới chung của chúng ta tạo thành một vũ trụ có độ lớn bậc nhất; một ngàn vũ trụ này tạo thành một vũ trụ có độ lớn bậc nhì; và một ngàn vũ trụ này (đó là một tỉ hệ thống thế giới tương tự thế giới của chúng ta) tạo thành một vũ trụ có độ lớn bậc ba, một “vũ trụ gấp ba-ngàn lần.”
27- Tam giới (ba cõi) là dục giới (bao gồm các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, bán thần, và các cấp độ thấp của các vị trời), sắc giới vi tế hơn (những cấp độ trung bình của các vị trời), và vô sắc giới vi tế nhất (cấp độ cao nhất của các vị trời). Tất cả ba cõi giới đều ở trong vòng luân hồi có điều kiện, vì thế tượng trưng cho việc không có hạnh phúc hay giải thoát cuối cùng, và vẫn còn nằm dưới sự thống trị của Thần Chết.
28- Ba mặt bằng của sự sống là cách diễn tả khác về vòng luân hồi; đó là thế giới địa ngục, thế giới trên mặt đất, và các cõi trời.
29- “Lục địa phương nam” (Nam Thiệm Bộ Châu) trong bốn lục địa bao quanh núi Tu Di chính là thế giới của chúng ta, đại khái tương đương với “Trái Đất.”
30- Khi chết, những bậc có chứng ngộ cao cấp này làm đảo lộn nghiệp của nhiều người mà thông thường chúng sẽ gây nên cái chết của họ.
31- Một loại cây trồng ở một trong những nơi gọi là địa ngục lân cận và tạo thành nguồn gốc chính yếu của sự đau khổ cho chúng sinh trong địa ngục đó. Xem Kazi, Kun-zang La-may Zhal-lung, các trang 93-94. 
32- Theo nghĩa đen: “Pháp ngữ được phiên dịch [của Đức Phật].” Kinh điển Phật Giáo Tây Tạng, thường gồm 108 pho sách, trong số những kinh điển được công nhận là các giáo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. 
33- Ta đoán chừng con gái bà có khuynh hướng sân hận và sát sinh.
34- Những “đứa trẻ” này là những phóng chiếu của những yếu tố tích cực và tiêu cực trong tính chất riêng của ta.
35- Một ám chỉ cho những hình thức hành hạ thể xác khắc nghiệt mà ông ta, là người chỉ huy, đã chịu trách nhiệm khi ra lệnh.
36- Một nhân vật trọng yếu trong phái Nyingma của Phật Giáo Tây Tạng cuối thế kỷ mười chín và đầu thế kỷ hai mươi. 
37- Đó là giới tu sĩ; màu vàng là màu được dành cho trang phục của các nhà sư và ni cô ở Tây Tạng.
38- Đó là không dẫn những người khác đi theo bà dựa vào những công đức của nghiệp tích cực của bà. 
39- Một trung tâm tu viện và chính trị quan trọng ở tỉnh Tsang miền nam Tây Tạng và trụ sở của phái Sakya của Phật Giáo Tây Tạng.
40- Những tích tập công đức trên bình diện thông thường và tích tập giác tánh nguyên sơ trên bình diện tối thượng.
41- Đức Manjushri, Avalokiteshvara, và Vajrapani (các Bồ Tát của trí huệ, lòng bi mẫn, và năng lực tâm linh theo thứ tự tương ứng) là những Bồ Tát thuộc “ba bộ”–đó là thuộc về thân, ngữ, và tâm của tất cả chư Phật.
42- Lợi lạc cho bản thân và những người khác trong khoảng thời gian ngắn hạn và dài hạn.
43- Ngay cả một dính dáng tiêu cực do một hành động có hại hay ý định xấu ác đối với người nào đó cũng tạo nên một mối liên hệ ích lợi. 
44- Đây là những đối nghịch của các thiện hạnh được đề cập trong chú thích 20 ở trên: các hành vi thuộc thân là sát sinh, trộm cắp, và tà dâm; các hành vi thuộc ngữ là nói dối, lăng mạ, vu khống, và nói tầm phào vô ích; và các hành vi thuộc tâm là tham muốn, ý định xấu, và các tà kiến liên quan tới các chân lý tâm linh.
45- Một thành phố lớn (tiếng Trung Hoa gọi là Ta-chien-lu) ở biên giới Hoa-Tạng, trước đây là địa điểm chính qua đó trà Trung Quốc được nhập khẩu vào lãnh thổ Tây Tạng.
46- Các ngạ quỷ với các che chướng nội tại là những chúng sinh mà các tri giác chủ quan của họ bị bóp méo đến nỗi mặc dù họ có thể tìm được thực phẩm hay thức uống, nhưng những thứ này trở thành lửa, rác rưởi, hay chất độc khi ăn vào. 
47- Một tantrika là một hành giả của con đường Mật thừa, tức là Phật Giáo Kim Cương thừa. 
48- Điều này ám chỉ những người đã cùng thọ nhận những quán đảnh thực hành Kim Cương thừa từ cùng những vị Lạt ma; việc này được coi là mối ràng buộc không gì chặt chẽ hơn có thể có giữa những con người.
49- Địa ngục Kim Cương là cõi mà chúng sinh rơi vào do vi phạm trầm trọng các thệ nguyện samaya của họ.
50- Chư Phật đã xuất hiện trong quá khứ, chư Phật đang xuất hiện trong hiện tại, và chư Phật sẽ xuất hiện trong tương lai.
51- Thuộc thân, ngữ, và tâm.
52- Ở đây tính nhị nguyên thông thường giữa tích cực và tiêu cực được thay thế bằng các nguyên lý cao hơn của thực hành tâm linh.
53- Như những dòng dưới đây làm rõ nghĩa, vị thánh này là vị Thầy tâm linh chính yếu của Yeshe Dorje. 
54- Tám địa ngục nóng, tám địa ngục lạnh, các địa ngục lân cận, và những địa ngục nhất thời.
55- Từ Phạn ngữ của danh hiệu Yeshe Dorje.
56- Bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang ngồi dưới một cây đa (hay cây bồ đề) khi Ngài giác ngộ nên hột của loại cây này được quý trọng và dùng làm hột chuỗi tràng.
57- Ở Tây Tạng, người ta thường bảo trợ cho những người tụng đọc Kinh điển lớn tiếng và hồi hướng công đức của việc tụng đọc cho hạnh phúc của người bảo trợ. 
58- Một đồng cỏ bao la gần nhà Dawa Drolma.
59- Tức là Đức Phật.
60- Trong thực hành của Phật Giáo Tây Tạng, danh hiệu Lạt ma của một người thường được dùng trong câu “------thấu biết tất cả!” như một hình thức của thần chú. Ở đây người này đặt vị Thầy của mình ngang hàng với Dorje Chang (Phạn ngữ: Vajradhara, Kim Cương Trì), Đức Phật Pháp Thân của chân lý tối hậu.
61- Năm độc thuộc cảm xúc là tham luyến, sân hận, vô minh, tự phụ, và ganh tị.
62- P’howa, hay “chuyển di tâm thức,” là một kỹ thuật Kim Cương thừa có thể được thực hiện vì lợi lạc của bản thân hay của những người khác. Nó làm cho tâm thức lìa bỏ thân xác vào lúc chết trong cách thức thiện xảo và hữu hiệu nhất để trợ giúp cho tiến bộ tâm linh của ta. 
63- Xem Chương 1, chú thích 22.
64- Bằng cách tôn kính các vị này, ta thâu thập các tích tập công đức và giác tánh nguyên sơ (trí tuệ).
65- Đó là những phối ngẫu của các Lạt ma.
66- Bốn cấp độ hỉ lạc phát sinh liên tiếp trong thiền định là hỉ lạc được định danh, hỉ lạc siêu phàm, hỉ lạc đặc biệt, và hỉ lạc đồng-xuất hiện (hay hỉ lạc siêu vượt hỉ lạc [thông thường]).
67- Năm hành vi có nghiệp quả trầm trọng tới nỗi nếu không được tịnh hóa, kẻ mắc phạm hành vi đó bị tái sinh lập tức trong một cõi địa ngục vào lúc chết, mà không kinh qua trạng thái bardo thông thường xảy ra giữa sự chết và tái sinh. Những hành vi đó là giết cha, giết mẹ, giết một vị A la hán (xem Chương 3, chú thích 32), vì ác tâm mà làm một vị Phật chảy máu, và gây chia rẽ không thể hàn gắn trong cộng đồng Phật Giáo.
68- Đó là hành vi đạo đức chấp nhận một vài hình thức hành xử là đạo đức và từ bỏ những hình thức hành xử khác là vô đạo đức.
69- Ma mốt là những thiên nữ hung dữ.

3. Núi Potala 

1- Xem Chương 1, chú thích 55.
2- Tám phẩm tính là tính chất mát, ngọt, thanh, dịu, trong, không có các chất bất tịnh, dễ tiêu hóa và làm cổ họng êm dịu.
3- Năm-lớp tường tương trưng cho năm bộ Phật chính yếu của Kim Cương thừa. Tương tự, mỗi cách kiến trúc đặc biệt của những tòa lâu đài này tượng trưng cho một yếu tố riêng biệt hay phẩm tính của thực hành và chứng ngộ tâm linh.
4- Bánh xe Pháp (Pháp luân) là một biểu tượng tốt lành bằng vàng với tám nan hoa tượng trưng cho Bát Chánh Đạo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định.
5- Makara là một sinh vật thần thoại sống trong nước có phần giống một con cá sấu, được dùng làm một chủ đề trong kiến trúc Phật Giáo. 
6- Xem Chương 1, chú thích 91.
7- Thân tướng một vị Phật được mô tả theo truyền thống là có thân tướng toàn hảo được tô điểm với ba mươi hai tướng chính và tám mươi tướng phụ, là các biểu hiện bên ngoài của những phẩm tính tâm linh sâu xa.
8- Theo truyền thống, loài linh dương lốm đốm đen này được cho là hiền lành và bi mẫn khác thường.
9- Đó là tư thế cạnh bàn chân phải đặt lên đùi trái và cạnh bàn chân trái đặt trên đùi phải. 
10- Thành ngữ truyền thống “chuyển Pháp luân” biểu thị hoạt động ban tặng Giáo lý đạo Phật.
11- Điều này ám chỉ phương pháp truyền thống trong việc chia thời gian hai-mươi-bốn tiếng thành sáu “thời,” mỗi thời bốn tiếng.
12- Đức Phật tiên đoán rằng sau khi Ngài nhập Niết Bàn, Giáo Pháp của Ngài sẽ tồn tại trong thế giới này hơn mười thời kỳ, mỗi thời kỳ là năm trăm năm. Mỗi thời kỳ kế tiếp sẽ bao hàm một sự tiếp cận nông cạn và mờ nhạt hơn trong việc nghiên cứu và thực hành những giáo lý này, cho tới khi chỉ còn lại những dấu vết, tiếp sau đó các giáo lý sẽ biến mất khỏi thế giới này cho tới khi Đức Phật Maitreya (Di Lặc) kế tiếp xuất hiện để khai thị Giáo Pháp một lần nữa.
13- Hầu hết các quan điểm triết học ngả về một thái cực: hoặc hướng vềø thuyết vĩnh cửu (khẳng định một cách ngây thơ sự hiện hữu của các sự vật giống như chúng xuất hiện) hoặc hướng về thuyết hư vô (cũng như phủ nhận một cách thơ ngây rằng các sự vật hoàn toàn không hiện hữu). “Trung Đạo” của Đức Phật tránh những thái cực này bằng cách xác nhận tính tương thuộc như tiến trình giải thích cho sự xuất hiện của các hiện tượng trong ý nghĩa quy ước, trong khi cùng lúc xác nhận rằng những hiện tượng này không có bất kỳ tự-tánh chân thực nào.
14- Đó là một thân thể ở trong trạng thái tái sinh may mắn.
15- Sáu toàn thiện (cũng được biết trong Phạn ngữ là paramita – ba la mật) là những phẩm tính tạo thành cốt tủy của con đường Đại thừa Phật Giáo: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, kiên cố thiền định, và trí tuệ siêu việt.
16- Bốn phương pháp ảnh hưởng tích cực tới người khác (tứ nhiếp pháp) là bố thí rộng rãi những gì cần thiết, nói năng vui vẻ, thực hiện những hoạt động lợi lạc cho người khác, và hành động phù hợp với những phong tục và sự mong đợi của người khác.
17- Trí tuệ phát khởi từ việc nghe giáo lý, quán chiếu, và thiền định (văn, tư, tu).
18- Sự chánh niệm, tỉnh giác, chú tâm, và thực hành tâm linh.
19- Đây là những giới nguyện tạm thời, thường được dùng trong hai mươi bốn giờ, thường dùng chung với nghi lễ chay nyungnay. Tám giới nguyện là tránh sát sinh, trộm cắp, nói dối, thực hiện hoạt động tính dục, ăn không đúng thời (trước khi mặt trời mọc và sau giờ ngọ), dùng mỹ phẩm trang điểm hay đồ trang sức, ngồi chỗ cao hay trên ngai, và ca hát, nhảy múa, hoặc chơi âm nhạc.
20- Thân, ngữ, và tâm bạn.
21-Xem Chương 1, chú thích 103.
22-Thuộc thân, ngữ, và tâm.
23- Câu kệ này, một trích dẫn từ kinh điển, là một lời cầu nguyện nổi tiếng của Phật Giáo Tây Tạng. 
24- Một lời nguyện ước nổi tiếng.
25- Cõi thuần tịnh được kết hợp với phương tây, được biết trong tiếng Tây Tạng là Dewachan, hay Cõi Cực Lạc.
26- Kinh Saddharma-pundarika, hay Kinh Hoa Sen (Kinh Pháp Hoa), hiện có vài bản dịch Anh ngữ.
27- Kinh Arya-karandavyuha (Kinh Đại thừa Trang Nghiêm Bảo vương). Một bộ kinh liên quan tới Bồ Tát Avalokiteshvara và thuyết giảng lợi ích của việc thực hành được kết hợp với vị Bồ Tát này và thần chú Om mani padme hung.
28- Những cư dân gây đau khổ cho các ngạ quỷ và làm tăng trưởng nỗi khổ của họ.
29- Các Thanh Văn và Phật Độc Giác là các vị thực hành và chứng ngộ con đường Tiểu thừa của thực hành Phật Giáo, thì khác biệt với các Bồ Tát là những vị đạt được Phật Quả nhờ con đường Đại thừa. Các vị trời, nhạc sĩ cõi trời, và v.v.. là những loại chúng sinh chưa giác ngộ ở trong luân hồi sinh tử có điều kiện; Ishvara (Tự tại thiên) và Maheshvara (Đại Tự tại thiên) là những vị trời mạnh mẽ. Vajrapani (Kim Cương Thủ) là Bồ Tát của năng lực tâm linh.
30- Một đà ra ni là một loại thần chú, một thể thức tiêu biểu giống như văn xuôi đề cập tới những phẩm tính của một Bổn tôn đặc biệt hay phương diện của sự giác ngộ. 
31- Xem Chương 2, chú thích 67.
32- Một A La Hán (nghĩa đen: “bậc đã chiến thắng kẻ thù [nội tại]”) đã đạt được một phần cấp độ giác ngộ bằng cách đi theo cách tiếp cận Tiểu thừa của thực hành Phật Giáo. Ngài (nam hay nữ) đã chứng ngộ sự không hiện hữu của bản ngã của nhân cách cá nhân, và vì thế đã siêu vượt đau khổ và các nguyên nhân của đau khổ trong tương lai. Mặt hạn chế là cấp độ chứng ngộ này chỉ đem lại sự giải thoát cá nhân khỏi vòng luân hồi, và không có lòng bi mẫn cùng phương tiện thiện xảo để giải thoát những người khác

4. Yulokod

1- Xem Chương 2, chú thích 40.
2- Một sự ám chỉ chuyến du hành của bà tới cõi thuần tịnh của Đức Avalokiteshvara
3- “Con kính lễ Đức cao quý Tara.”
4- Xem Chương 3, chú thích 2.
5- Vàng, bạc, san hô, ngọc trai, và lam ngọc hay bích ngọc.
6- Nhờ sự thấy, nghe, xúc chạm, hay tưởng nhớ.
7- Lõi cây đàn hương.
8- Một mật danh được guru (Đạo sư) ban cho một hành giả trong một lễ quán đảnh để đi vào một trong những kỹ thuật thiền định chính thức của Phật Giáo Kim Cương thừa.
9- Trong thuật ngữ chuyên môn của Kim Cương thừa, sự phát khởi hỉ lạc trong thiền định được mô tả là xảy ra trong mười sáu giai đoạn khác nhau. Hình ảnh một thiếu niên hay thiếu nữ mười sáu tuổi được dùng để cô đọng tiến trình này. 
10- Những tâm thái vô lượng (tứ vô lượng tâm) là từ, bi, hỉ, và xả.
11- Một ám chỉ truyền thuyết những thân tướng trắng và xanh lá cây của Đức Tara xuất hiện từ những giọt nước mắt của Đức Avalokiteshvara, Bồ Tát của lòng bi mẫn, để đáp lại nỗi khổ của chúng sinh.
12- Tức là với ngón cái giữ đầu ngón áp út co xuống lòng bàn tay và ngón trỏ, ngón giữa, và ngón út duỗi thẳng. 
13- Tức là với lòng bàn tay hướng ra ngoài, các ngón chỉ thẳng.
14- Tất cả những vị này là các Đạo sư Phật giáo hiến mình cho các thực hành thiền định Tara.
15- Không nhận diện được; có lẽ là một miền nào đó ở châu Á.
16- Đức Avalokiteshvara, Tara, và Padmasambhava.
17- Đó là tiến tới sự suy tàn giống như mặt trời chìm xuống đại dương.
18- Một từ tập hợp chỉ các lực lượng đối kháng lại niềm vui và hạnh phúc của chúng sinh và sự hưng thịnh của Phật Pháp.
19- Dấu hiệu bánh xe Pháp (Pháp luân) trên lòng bàn chân và lòng bàn tay là một trong ba mươi hai tướng chính của sự toàn thiện vật lý tô điểm cho thân tướng của một vị Phật. 
20- Tên Dawa Drolma (Tara Mặt Trăng) bằng tiếng Phạn.
21- Xem Chương 2, chú thích 1.
22- Ngũ trược (năm suy hoại): suy hoại do suy giảm thọ mạng, phát triển những cảm xúc phiền não, phát triển sự đối kháng các giáo lý tâm linh, phát triển sự tranh chấp và xung đột, và bảo thủ những quan điểm tâm linh.
23- Tức là sự tái sinh trong cõi người được coi là sự hỗ trợ hay nền tảng lý tưởng để thành tựu giải thoát tâm linh.
24- Giòng này có vẻ sai lạc trong bản thảo và đã được sửa lại theo đề nghị của Chagdud Rinpoche. Rinpoche cảm thấy đoạn văn sau đây dễ được chấp nhận hơn: “Nếu các bạn lầm lạc nhân và quả, các bạn sẽ phải chịu đau khổ không ngừng dứt.”
25- Trong Phật Giáo Kim Cương thừa, các nghi lễ phức tạp hơn cho phép một hành giả tu tập những kỹ thuật thiền định đặc biệt bao gồm bốn cấp độ quán đảnh. 
26- Xem Một Trăm Ngàn Bài Ca của Milarepa, bản dịch của Garma C.C. Chang (Boulder: Shambhala, 1977), quyển 2, từ trang 357 tới 361, “Tseringma và Thực hành Mudra,” về các chi tiết của cuộc gặp gỡ giữa Milarepa và thiên nữ Tseringma. Việc nhắc tới kinh mạch trung ương có liên quan với các thực hành yoga cao cấp trong Phật Giáo Kim Cương thừa. 
27- Đó là chú của Dawa Drolma, ngài Drimed Khakyod Wangpo; xem Chương 1.
28- Một thị kiến thuộc nghiệp là một trạng thái của tri giác được tác động lên những chúng sinh bình thường do bởi nghiệp của họ.
29- Cá nhân này, cũng được đề cập tới trong Chương 1, thực sự là hóa thân của cậu của Dawa Drolma, không phải là liên hệ huyết thống của bà. Đó là Tromge Trungpa, vị đã tiên đoán cho Chagdud Rinpoche là thực hành thiền định chính của ngài Chagdud sẽ là thiền định Tara. Tromge Trungpa mất năm Chagdud Rinpoche được hai mươi ba tuổi, đó là năm 1953 hay 1954.
30- Xem Chương 1, chú thích 44.

5. Cầu thang đưa tới Giải thoát

1- Đây là một ám chỉ Đức Padmasambhava, sự sinh ra kỳ diệu của Ngài từ một hoa sen được tưởng nhớ trong Lời Khẩn nguyện Bảy-Giòng. Xem Chương 1, chú thích 2.
2- Bài kệ này là một lời cầu nguyện nổi tiếng dùng để tán thán Đức Avalokiteshvara, Bồ Tát hiện thân lòng bi mẫn của tất cả chư Phật. Giòng thứ hai ám chỉ Đức Phật Amitabha (A Di Đà), Pháp Vương của Liên Hoa bộ; Đức Avalokiteshvara thường được miêu tả với Đức Phật Amitabha an trụ trên đỉnh đầu Ngài.
3- Là một nữ Bổn tôn, Đức Tara là mẫu mực của nguyên lý tánh Không là bản tánh nền tảng của mọi hiện tượng. Tánh Không có thể được coi là “suối nguồn” của tất cả chư Phật (bởi Phật Quả được thành tựu nhờ hoàn toàn chứng ngộ tánh Không) và phạm vi trong đó những phẩm tính được biểu lộ nhờ sự chứng ngộ khai mở đó.
4- Mười thời kỳ mười-hai giờ của ngày và đêm – nói cách khác là trọn năm ngày.
5- “Vua và các thần dân” ám chỉ một nhóm hai mươi lăm người Tây Tạng đã trở thành các đệ tử thân thiết của Đức Padmasambhava khi Ngài lưu trú ở Tây Tạng. Nhóm này gồm có vua Tây Tạng, T’hrisrong Detzan mà trong thời gian trị vì của nhà vua, Đức Padmasambhava đã tới Tây Tạng, và những vị khác (các ngài là những người Tây Tạng nên dĩ nhiên là thần dân của nhà vua), bao gồm hoàng hậu, Đức Yeshe Tsogyal, các tể tướng trong triều đình, các Đạo sư Phật giáo cư sĩ hoặc tu sĩ. 
6- Đó là tích tập công đức, tịnh hóa các hậu quả của những ác hạnh, và tăng trưởng các phẩm tính tích cực của ta. 
7- Hư Không Tạng Bồ Tát, một trong tám Bồ Tát chính yếu, thiền định của Ngài đặc biệt hiệu quả trong việc tịnh hóa những hậu quả của các ác hạnh dẫn tới việc tái sinh trong các cõi thấp.
8- Sự tỉnh giác mọi sắc tướng đều là thân tướng của Bổn tôn, mọi âm thanh là thần chú, và mọi tư tưởng và hoạt động tinh thần là sự phô diễn của giác tánh nguyên sơ. 
9- Thân, ngữ, và tâm.
10- Xem Chương 2, chú thích 67.
11- Xem Chương 1, chú thích 103
12- Xem Chương 3, chú thích 10.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9185)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18044)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12059)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15491)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.