Đạo Sư Minling Khenchen Rinpoche Thứ 9

28 Tháng Chín 201000:00(Xem: 14538)

Đạo sư Minling Khenchen Rinpoche Thứ 9 
của dòng Ög Min Ogyen Mindrolling 

Nguyên tác: “His Eminence the 9th Minling Khenchen Rinpoche 
of Ög Min Ogyen Mindrolling” - Việt dịch: Thanh Liên

 

 

 
Tháng Năm 1968
Hóa thân Thứ Chín được Đức Đạt Lai Lạt Ma Thừa nhận

Đạo sư Minling Khenchen Rinpoche của dòng Ög Min Ogyen Mindrolling sinh trong gia đình Mindrolling thuộc dòng truyền thừa Nyok linh thánh vào ngày 25 tháng Năm, 1968. Thân mẫu của Khenchen Rinpoche là bà Jetsun Dechen Wangmo, cô của Đức Mindroling Trichen Rinpoche, Minling Trichen thứ 11.(1)

Khi vừa ra đời, Rinpoche được ban cho tên Jigmey Namgyal. Ngài được Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Đức Gyalwa Karmapa thứ 16 và Lhatog Rinpoche thừa nhận là hóa thân của Minling Khenchen Rinpoche thứ 8. Sinh trong dòng Mindrolling, ngài Jigmey Namgyal mà hiện nay được gọi là Khenchen Rinpoche, là vị hộ trì dòng truyền thừa nhánh Khenrab của truyền thống Mindrolling. Lochen Dharmashri, Gyalsay Tenpai Nyima và vị Minling Khenchen tiền nhiệm, là một vài Đạo sư ngoại hạng đã hộ trì dòng truyền thừa này trong quá khứ.

1976 – 1988
Việc Giáo dục và Học tập

Từ 1976 trở về trước, Rinpoche bắt đầu học trì tụng, thư họa và y học Tây Tạng với Trlu Khenpo Tsenam Rinpoche.

Năm 1983, theo ước nguyện của Đức Mindrolling Trichen và lời mời của Khochhen Rinpoche Tôn quý, Khenchen Rinpoche gia nhập Tu viện Mindrolling ở Ấn Độ. Trong Tu viện Mindrolling, Rinpoche học văn phạm, thi ca, triết học, v.v.. và đặc biệt là những nghi thức và nghi lễ với Dhagpo Rinpoche.

Năm 1985, cùng với các Rinpoche khác, Minling Khenchen Rinpoche nhận những truyền dạy giáo lý Terma (kho tàng ẩn dấu) của Pema Lingpa từ Đức Dilgo Khyentse Rinpoche ở Galekphug, Bhutan.

Năm 1986, Khenchen Rinpoche gia nhập Học viện Nyingma ở Mysore, Nam Ấn Độ và học vinaya (Luật), sutra (Kinh điển), abhidharma (Luận), madhyamaka (Trung Đạo), luận lý, v.v.. Ở đây ngài nhận wang (quán đảnh) Kama và Terdzo từ Đức Penor Rinpoche. 

Năm 1987, trong khi viếng thăm Dharamsala theo ước nguyện của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Khenchen Rinpoche cùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận lãnh các giáo huấn về Guhyagarbhatantra từ Đức Dilgo Khyentse Rinpoche. Trong thời gian này, Rinpoche cũng nhận quán đảnh đặc biệt của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 Vĩ đại từ Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện tại.

Trong mùa hè năm 1988, Rinpoche nhận các giáo huấn Yeshe Lama và những giáo lý Dzogchen (Đại Viên mãn) khác từ Đức Dilgo Khyentse Rinpoche tại Nepal. 

Năm 1990, theo chỉ thị của Đức Dilgo Khyentse Rinpoche, Rinpoche thọ giới Tỳ kheo từ Đức Trulshig Rinpoche. Rinpoche cũng nhận các Giáo huấn về Tâm từ Tulku Urgyen Rinpoche tại Nepal vào năm 1993. 

Lãnh đạo Học viện Ngagyur Nyingma

Năm 1992, Rinpoche đảm đương việc lãnh đạo Shedra Mindrolling, Đại học tu viện tại Mindrolling, và bắt đầu giảng dạy cho các tu sĩ. Từ lúc đó Rinpoche đã đáp ứng yêu cầu càng lúc càng tăng để giảng dạy ở Ấn Độ và những quốc gia khác. Những bài giảng của Rinpoche tràn đầy sự trong sáng, sâu xa và hóm hỉnh. Ngài hòa hợp với thời đại ngày nay, điều này khiến ngài trở thành một Đạo sư rất được tôn kính giữa những tulku trẻ tuổi hơn trong hiện tại. Mỗi năm Rinpoche ban các giới nguyện tu viện cho hàng trăm tu sĩ vào ngày mồng 4 tháng 6 âm lịch, là ngày Đức Phật chuyển Pháp luân lần thứ nhất.

1994
Phó Chủ tịch Đại lễ Nyingma Monlam 

Năm 1994, theo thỉnh cầu của nhiều Tu viện Nyingma, Rinpoche nhận chức vụ Phó Chủ tịch Đại lễ Nyingma Monlam (2), một chức vụ mà ngài vẫn giữ cho tới ngày nay. Ngài sẽ bảo trợ sự kiện hàng năm này của Hội nghị Cầu nguyện cho Hòa Bình Thế giới tại Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) trong năm 2008,2010, và 2011.

Cho tới nay
Hộ trì Giáo Pháp và Bảo tồn Dòng Truyền thừa 

Khenchen Rinpoche đã tiếp tục việc nghiên cứu và thực hành của ngài bằng cách nhận lãnh đều đặn những giáo lý và giáo huấn từ Đức Mindrolling Trichen Rinpoche. Mỗi năm Rinpoche chủ tọa những drubchen (3) khác nhau được tổ chức tại tu viện Mindrolling và trải qua một ít thời gian trong ẩn thất nghiêm mật.

Dưới sự hướng dẫn trong quá khứ của Đức Mindolling Trichen Rinpoche và sự dẫn dắt hiện thời của Trulshig Rinpoche Tôn quý, với lòng bi mẫn vô hạn và hoạt động không mỏi mệt, Khenchen Rinpoche đã dấn mình vào việc hộ trì Giáo Pháp và bảo tồn dòng truyền thừa Mindrolling. 

Nguyên tác: “His Eminence the 9th Minling Khenchen Rinpoche of Ög Min Ogyen Mindrolling” 
http://www.khenchenrinpoche.org/2-biography.htm#Gyatso
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

Chú thích:

1. Đức Mindrolling Trichen Rinpoche thứ 11 (1931-2008) là vị lãnh đạo tối cao của dòng Nyingma tại hải ngoại. Ngài tu học với nhiều Đạo sư lừng danh trong đó có Dzongsar Khyentse Chökyi Lodro, Sechen Kongtrul vĩ đại, Minling Chung Rinpoche, Minling Khen Rinpoche, Sechen Rabjam Rinpoche, Dordzin Namdrol Gyatso, Dordzin Dechen Choedzin và Gelong Kunzangla. Bổn sư của ngài là Dzongsar Khyentse Chökyi Lodrö. Được cộng đồng Tây Tạng tôn kính như một hiện thân của Đức Liên Hoa Sanh. Ngài đã nhập thất 14 năm và thành tựu nhiều thực hành. 

2. Monlam, cũng được gọi là Lễ Hội Cầu nguyện Vĩ đại của Phật Giáo Tây Tạng, từ ngày 4 tới 11 tháng 1 theo lịch Tây Tạng. Nyingma Monlam là Lễ hội Cầu nguyện Vĩ đại do phái Nyingma tổ chức.

3. Drubchen là một hình thức nhập thất thiền định truyền thống trong Phật giáo Tây Tạng, kéo dài khoảng mười ngày. Drubchen gồm một tập hội đông đảo các hành giả cư sĩ và tu sĩ và được hướng dẫn bởi ít nhất là một Lạt ma Cao cấp. Drubchen được coi là một thực hành hết sức mãnh liệt, được cho là một phương thuốc để điều phục các thế lực tiêu cực đang hiện hành trong thế giới, và để phát triển sự an bình nội tâm của từng cá nhân, sự an bình trong cộng đồng và nền hòa bình thế giới. 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9187)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18061)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12079)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15504)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.