Những Kỹ Thuật Để Làm Việc Với Những Kinh Nghiệm Khó Chịu

29 Tháng Chín 201000:00(Xem: 14713)

Những Kỹ thuật để Làm việc với những Kinh nghiệm Khó chịu

1. Sự giảm bớt nghiệp

Chúng ta không nên nghĩ rằng đau khổ là một điều hết sức trầm trọng. Ta nên nhớ rằng đau khổ chỉ là nghiệp, nó vô thường như mọi sự khác. Đau khổ có lúc chấm dứt. Khi nghiệp của ta chín mùi ta nên an trụ thư thản và chú ý tới dòng chảy tự nhiên này của những sự việc. Nếu chúng ta sắp xếp để làm đầy thực hành của ta với sự hiểu biết về lẽ vô thường của nghiệp thì tự nó sẽ tan biến. Nghiệp không phải là cái gì chúng ta phải chấp nhận hay từ bỏ. Nó giống như việc ta bắt buộc phải thanh toán hóa đơn là điều tự động xuất hiện. Khi ta đã trang trải những món nợ của ta, nghiệp tự nó biến mất và không có gì phải từ bỏ.

2. Sự Tịnh hóa Nghiệp bằng Sự Khó chịu Thể xác

Sự thực hành Pháp tiệt trừ những ngăn che và ô nhiễm là kết quả của những hành vi trước đây của ta. Ta nên nhận thức sự khó chịu thể xác mà ta kinh nghiệm trong khi thực hành là kết quả của lòng bi mẫn của Tam Bảo. Nỗi đau khổ nhỏ bé tương đối này giải tan nghiệp tương lai khiến nó không chín mùi. Vì lý do này ta nên kinh nghiệm nỗi đau khổ này với sự hỉ lạc và xác tín. Những kinh nghiệm khó chịu như thế cho thấy sự thực hành đang vận hành. Việc sử dụng những phương pháp tịnh hóa có thể dẫn tới nhiều kinh nghiệm khó chịu trên bình diện thân, ngữ và tâm. Đồng thời ta đang thoát khỏi những khó khăn và ngăn che trong tâm thức ta. Khi ta kinh nghiệm sự tịnh hóa như một kết quả của việc thực hành của ta, sự xác tín của ta nơi Tam Bảo tăng trưởng. Ta cảm thấy một sự biết ơn sâu xa bởi những điều bực bội nhỏ bé tương đối này giúp giải thoát ta khỏi những điều kiện mà nếu để chúng chín mùi thì nỗi đau khổ còn to lớn hơn thế.

3. Ý thức về Sự Chấp Ngã nhờ Đau khổ

Ta nên coi mỗi đau khổ là một pháp đối trị cho sự chấp ngã. Việc kinh nghiệm nỗi khổ của riêng ta tự nó là một bằng chứng của thái độ quy ngã của ta đối với mọi hiện tượng. Đồng thời, những tình huống như thế (nơi ta kinh nghiệm đau khổ) mang lại cho ta khả năng thoát khỏi sự chấp ngã. Nếu ta không có ảo tưởng-bản ngã thì ta có thể kinh nghiệm không đau khổ (không trải nghiệm đau khổ.) Ta cũng nên thấu suốt nguyên nhân nỗi khổ của ta: ta kinh nghiệm nó do bởi những hành vi trước đây của ta là là kết quả của sự chấp ngã. Bởi quá chú trọng vào bản thân, ta gieo trồng nhiều chủng tử nghiệp mà giờ đây chín mùi thành sự đau khổ. Ta có thể coi đau khổ như một giáo lý chỉ rõ cho ta kết quả của những hành vi là hậu quả của việc chú trọng vào bản thân. Từ vô thủy sự chấp ngã này đã là nguyên nhân khiến chúng ta bị vướng kẹt trong vòng luân hồi sinh tử.

4. Quan sát Bản ngã của ta

Bản ngã muốn được thỏa mãn trong mọi lúc. Chừng nào mà mọi sự tốt đẹp thì bản ngã của ta hài lòng và cố gắng duy trì trạng thái này. “Bản ngã” của ta bám dính vào sự hài lòng này và tâm ta bị đau khổ với sự ham muốn – tham độc. Khi những hoàn cảnh tốt đẹp ra đi, bản ngã vẫn bám dính vào chúng bởi nó muốn được hài lòng và càng có thêm sự tham luyến và ham muốn xuất hiện trong tâm ta. Nếu xảy ra những tình huống khó chịu thì bản ngã phản ứng bằng sự giận dữ và thù ghét. Nó cố gắng né tránh những tình huống khó chịu ấy và thay thế chúng bằng những kinh nghiệm dễ chịu. Theo cách này tâm ta phiền muộn và không vui. Chúng ta có thể nhận ra tác động liên tiếp của bản ngã trong mọi tình huống. Nó không ngừng phân loại những kinh nghiệm là dễ chịu hay khó chịu. Nếu chúng ta tuân theo bản ngã thì ta tích tập nghiệp mà không sớm thì muộn sẽ chín mùi như những loại đau khổ khác nhau.

5. Những Kinh nghiệm Khó chịu như một sự Kiểm tra tánh Kiên trì của ta

Ta nên nhớ tới hứa nguyện của ta là sử dụng thân, ngữ, và tâm ta để làm lợi lạc người khác. Khi biết rằng ta làm việc vì sự lợi lạc của tất cả chúng sinh ta nên giữ gìn hứa nguyện ấy, điều phục những khó khăn nội tại của ta, và tiếp tục việc thực hành./.

Nguyên tác: “Lama Gendyn Rinpoche on PROSTRATIONS”
Peter Piasecki và Susan Bixby dịch từ tạp chí Ba Lan Diamentowa Droga (Con đưởng Kim Cương).
http://www.diamondway-buddhism.org/teachings/english/bt5gendyn.html

Bản dịch Việt ngữ của Liên Hoa

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn