Nội Dung

07 Tháng Mười 201000:00(Xem: 11303)

GIÒNG SÔNG CHẲNG THỂ ĐÓNG BĂNG
Đại Sư Garchen Rinpoche

 

 

Con thật may mắn đã đến được vớI Đạo Pháp bằng tâm chí thành. Tinh hoa của Đạo Pháp được gói trọn trong hai Bồ- Đề Tâm. Một là tâm Bồ-Đề tương đối, là tâm nguyện cao cả luôn để ý chăm lo đến sự an vui của kẻ khác. Hai là tâm Bồ-Đề viên mãn, là tánh Không -- là quán chiếu bản tâm của mình.

Nếu con cảm thấy rằng trực diện tâm mình là một điều vô cùng khó, đó chẳng qua là vì những chướng ngại do phiền não hay những xúc cảm ô nhiễm trong tâm con gây ra. Trí huệ siêu việt có thể phá tan hết những phiền não, ô nhiễm này. Trí huệ đó là nguồn ân điển phúc lạc đến từ một vị thầy. Nhưng muốn nhận được nguồn phúc lạc này từ thầy, thì con ơi, con cần phải có một bầu mặt trời sáng chói tâm thành tín. Bầu mặt trời đó, rồi ra, sẽ giúp cho hoa từ bi nở rộ trong con. Chỉ cần một giọt nước mắt rỏ xuống từ tâm chí thành mãnh liệt thì cả ngọn núi chướng ngại kia cũng sẽ được rửa sạch và sẽ sụp đổ tan tành.

Nói chung, Phật và chúng sinh đều như một giòng sông cùng chảy. Nhưng khác với chúng sinh, một vị Phật nhận rõ ra được chân tánh của mình; trong lòng không chút hoài nghi, vị ấy nhìn thấy ra rằng mọi diễn biến trong cõi ta-bà chỉ là một giấc mơ hay ảo ảnh. Tâm của Phật an định tựa chân tánh của sự an bình -- giống như một giòng sông chẳng thể đóng băng! Ngược lại, chúng sinh chưa nhận diện được chân tánh của mình, và tâm của chúng sinh luôn bị ngăn trở bởi những hạt giống gây ra phiền não. Điều này chẳng khác chi một giòng nước rất lạnh gặp phải tiết trời giá rét, nước liền đóng thành một khối băng đá chẳng thể nào đập vỡ được ra.

Nhưng nếu ngọn lửa chí thành và từ bi đốt chảy được khối tâm băng giá kia thì con sẽ nhận thức ra được rằng giữa con và một vị Phật hoàn toàn chẳng có gì khác biệt. Bởi thế, con ơi, năng liệu quan trọng bậc nhất đem đến nguồn ân điển phúc lạc không là gì khác hơn ngoài sự chí tâm chí thành. Giống như cả trăm con sông cùng chảy xiết dưới một lòng cầu!

Khi con quán chiếu tâm mình với tất cả lòng thành mãnh liệt thì chính sự tỉnh giác đó sẽ là hạt nhân đưa con đến bờ giác ngộ. Trong kinh nghiệm tỉnh giác này, hãy quán chiếu thêm lần nữa khuôn mặt thật của tỉnh giác! Con sẽ thấy chính giác tánh của con cũng sẽ tan hoà vào tánh Không -- cả chủ thể lẫn đối tượng đều tan thành Không tánh. Kẻ sơ tu thường không mấy tin vào điều này, nhưng con ơi, sự rã tan ấy chính là Phật quả! Bởi thế, đại thành tựu giả Tilopa đã từng nói, ‘Chẳng thấy cái gì cả, đó chính là kinh nghiệm nội tâm tột cùng!’ (Seeing nothing is the supreme insight!)

Kinh nghiệm này sẽ không kéo dài [cho kẻ sơ tu], nên con hãy thực hành thiền quán trong những khoảng thời gian ngắn, và hãy miên mật thiền tập như thế nhiều lần, mỗi lần chỉ cần trong một khoảng thời gian ngắn mà thôi. Cách thức này sẽ giúp con phá vỡ được các chướng ngại và giúp công phu thiền định của con thêm vững chãi. 

Tâm chí thành là điều quan trọng tột yếu mà con cần có. Khi tu tập để phát triển tấm lòng thành mãnh liệt ấy, hãy quán tưởng vị thầy của con đang hiện diện trong không gian ngay trước mặt; hãy quán tưởng rằng thầy con đang thực sự hiện hữu ở đó trước mặt con. Tâm của thầy chính là Phật (the lama’s mind is Buddha), nên khi con khẩn nguyện, nguồn ân điển phúc lạc tất nhiên sẽ đến, và thầy sẽ giữ con trong tâm của thầy.

____________________________________________
Đại Sư Garchen Rinpoche đã viết bài pháp này cho James Pittard, một trong hai người đệ tử Hoa-Kỳ đầu tiên đặt chân đến chùa làng Gar, vào tháng 8, 1995 tại Nangchen, Tây-Tạng, và sau đó, bài pháp đã được đại sư Khenchen Konchog Gyaltsen Rinpoche chuyển từ Tạng-ngữ sang Anh-ngữ vào tháng 9, 1995 tại tu viện Changchub Ling, Dedhra Dun, Ấn-Độ. Tâm-Bảo-Đàn chuyển Việt-ngữ tháng 8, 2005 tại Maryland, Hoa Kỳ, để cúng dường bổn sư Garchen Rinpoche tôn quý, hiện thân của lòng từ bi vô lượng của đức Quan-Âm. http://www.drikungmahayanacenter.org

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9188)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18065)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12082)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15504)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.