Phụ Lục (Bài Dịch Để Tụng, Có Thể Thay Thế Cho Phần Chính Văn Của Chương Hai)

10 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 8932)
PHỤ LỤC
(Bài dịch để tụng, có thể thay thế cho phần chính văn của Chương Hai)

CHƯƠNG II

CHÁNH VĂN:
PHÁP TU “QUÁN TƯỞNG THIỀN ĐỊNH CHO TẤT CẢ CHÚNG SANH TRONG SUỐT CÕI KHÔNG GIAN


Pháp Quán Âm Tưởng này được truyền thừa trực tiếp bởi Đạo Sư Thánh Tăng Tangtong Gyalbo.
 

(1) - Quy Y

Quy y Phật, Pháp, Tăng
Đến khi con chứng thành
Quả vị vô thượng giác
Nguyện cho các công đức
Do con tạo tác nên
Như bố thí trì giới
Khiến con được thành Phật
Để cứu độ chúng sanh
 

(2) – Chúng con và chúng sanh
Cả hư không đầy khắp
Trên đảnh đầu chúng con
Thảy đều có sen trắng
Lại có cả vầng trăng
Mật tự HRÌH hiển lộ
Từ đó xuất hiện ra
Đấng Quán Âm Thánh Giả
Vô Thượng bậc chí tôn
Khiết bạch chẳng thể lường
Năm màu rực rỡ tỏa
Mỉm cười Ngài bi mẫn
Thương xót nhìn chúng sanh
Hai tay trên chắp lại
Hai tay dưới Ngài cầm
Một tay đóa sen trắng
Tay nọ chuỗi pha lê
Thánh thân Ngài Nghiêm sức
Bằng tơ lụa, bảo châu
Ngực choàng da nai quý
Đầu đội mão bảo trân
Trên mão có đức Phật
Danh hiệu A Di Đà
Ngồi trong thế kiết già
Hay gọi: Kim Cang tọa
Sau lưng Ngài vầng nguyệt
Đang thanh tịnh chiếu soi
Ngài chính là Diệu thể
Để tất cả quay về
Quy y và nương tựa.
 
 

(3) – Hãy quán tưởng, tưởng tượng rằng mình và tất cả chúng sanh đều đang cùng nhau tụng kinh khẩn nguyện:

Con chí thành đảnh lễ
Đức Bồ Tát Quán Âm
Bậc Thánh thật hoàn toàn
Không mảy may khuyết vọng
Thân thanh tịnh trắng trong
Bằng đức Viên Mãn Phật
Đôi mắt đầy từ mẫn
Thương xót nhìn chúng sanh.

(Tụng 3 hoặc 7 lần, tụng càng nhiều càng tốt)
 

(4) – Rốt ráo như thế đó
Thành khẩn nhất tâm cầu
Bậc Thánh, thân trân quý
Mầu nhiệm chiếu quang huy
Tận trừ chư vọng tưởng
Các nghiệp tướng xấu xa
Ngoại cảnh thảy biến thành
Cõi Trang Nghiêm Cực Lạc
Chúng sanh thân, khẩu, ý
Ba nghiệp hoán chuyển thành
Thân, khẩu, ý Quán Âm
Thanh, sắc, pháp trần bổng
Tất cả thảy đều không
Trở thành vô phân biệt
Sắc tướng của con trùng
Sắc tướng của mọi người
Hiển hiện thành diệu tướng
Của Bồ Tát Quán Âm
Tất cả những âm thanh
Đều chuyển thành âm điệu
Của Chú “Lục Tự Minh”
Và Tư Tưởng của con
Cùng của cả mọi người
Hiện là trung tâm của
Đại Trí Tuệ thẳm sâu
Nguyện nhờ công đức này
Được chóng thành như đấng
Bồ Tát Quán Thế Âm
Để độ khắp muôn loài
Chúng sanh không phân biệt
Đồng nhập vào cảnh giới
Giác ngộ của Quán Âm.
 

(Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật Đạo)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9196)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18095)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12108)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15530)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.