Chú Thích &Thuật Ngữ

20 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 7701)
CHÚ THÍCH

1. Bốn Tư Tưởng Xoay Chuyển Tâm Thức : những thiền định về đời người có tự do và thuận tiện, vô thường và cái chết, bản chất khổ đau của vòng sanh tử, và nghiệp báo nhân quả.
2. Thực hành chuyển di tâm thức (TT. pho ba) : theo Đại Toàn Thiện, sự chuyển di tối cao là sự chứng ngộ bản tánh tuyệt đối nguyên sơ của những hiện tượng, Như Lai tạng.
3. Vira (TT. dpa bo) : một Bồ tát nam chứng ngộ cao biểu lộ trong thế giới này để giúp đỡ chúng sanh. Nghĩa đen là một “anh hùng”, can đảm lớn lao trong việc không theo phiền não và chuyên cần thực hành tâm linh.
4. Dakini : một Bồ tát nữ chứng ngộ cao biểu lộ trong thế giới này để giúp đỡ chúng sanh. Nghĩa đen là một người nữ “đi trên trời”, ám chỉ sự kiện các vị đó di chuyển trong không gian tuyệt đối (tánh Không) của những hiện tượng.
5. Kila : từ kila trong Sanskrit nghĩa là “dao găm”, nhưng ở đây cũng ám chỉ đến hóa thần bổn tôn Vajrakilaya.
6. Phá Thấu (TT. khregs chod) : giai đoạn đầu trong hai giai đoạn của thực hành Đại Toàn Thiện, trong đó người ta mở băng qua và thâm nhập sự thanh tịnh bổn nguyên của tánh giác. Về Phá Thấu và Nhảy Qua có thể xem thêm Phật Tâm của Longchen Rabjam và Những Chữ Vàng của Garab Dorje, bản tiếng Việt của NXB. Thiện Tri Thức.
7. Nhảy Qua (TT. thod rgal) : cái thứ hai của hai giai đoạn trong thực hành Đại Toàn Thiện, nhắm đến sự chứng ngộ những biểu lộ tự phát của Pháp thân.
8. Từ Tây Tạng lu gu rgyud nghĩa đen là một sợi dây cột những con cừu thành một hàng, ám chỉ một chuỗi, một dãy.
9. Đây không phải là một điểm trên trán, mà là không gian trước mặt bạn ngang với lông mày.
10. Nắm bàn tay lại và đặt nó vào giữa trán. Khi bạn nhìn thẳng về phía trước, nếu bạn không thể thấy cổ tay của bạn, bấy giờ nói rằng “sự vắng mặt của một hình thể đời sống trong không gian trước mặt”.
11. (TT. gtum mo) : một thực hành thiền định để chứng ngộ tánh Không bằng cách làm bật lên “sức nóng tinh thần” ở luân xa rốn.


THUẬT NGỮ

Abhirati : cõi Phật của Phật Aksïobhya (A Súc, Bất Động) ở phương Đông.

bản tánh cốt lõi (TT. ngo bo) : bản tánh nền tảng của một hiện tượng, như trong trường hợp tánh giác là bản tánh nền tảng của tâm.

bản thân thực tại (Skt. dharmata, pháp tánh) : bản tánh thiết yếu của những hiện tượng, nó là tánh Không, cũng được gọi là không gian tuyệt đối.

biểu hiện, diễn tả (TT. rtsal) : một phô diễn hay biểu lộ, như sanh tử và niết bàn là sự biểu hiện, diễn tả của tánh giác.

bindu (TT. thig le) : một quả cầu ánh sáng ; những hạt căn bản trắng và đỏ tinh chất trong thân thể, gồm trong ba kinh mạch, những bindu và những khí lực ; cái chấm hay vòng tròn nhỏ trên những âm tiết Sanskrit và Tây Tạng như chữ Humï ; ‘bindu độc nhất’ là Pháp thân với đầy đủ mọi phẩm tính của tất cả chư Phật và bao trùm toàn bộ sanh tử và niết bàn.

cái nhìn thấy tánh giác viên mãn : giai đoạn thứ ba trong bốn giai đoạn của con đường Nhảy Qua, trong đó toàn bộ vũ trụ xuất hiện hoàn toàn tràn ngập với ánh sáng cầu vồng và ánh sáng lửa hừng, và mọi sự xuất hiện như những bindu trong đó năm bộ (gia đình) của những hiện thân an bình và hung nộ trong trạng thái hợp nhất. Giai đoạn của biểu lộ tự phát này tương đương với chứng đắc địa thứ tám, Bất Động địa.

Cắt Đứt (TT. gcod) : một thực hành thiền định quán tưởng cho tất cả bản thân như là một cách để chứng ngộ bản tánh trống không của mọi hiện tượng, cắt đứt mọi bám níu vào những xuất hiện hình tướng của ba cõi, và chứng ngộ rằng mọi chư thiên và quỷ thần không gì khác hơn là những hình tướng xuất hiện của chính mình.

chứng ngộ (TT. rtogs pa) : hiểu biết vi tế, chính xác như thế nào mọi hiện tượng xuất hiện thì không có tính đối tượng và trống không về phần chúng, đến cực điểm với sự hiểu biết quyết định về một vị của tánh Không vĩ đại, sự kiện tất cả sanh tử và niết bàn sanh khởi tự nhiên từ nền tảng và không được thiết lập như cái gì khác.

có được tự tin (TT. gding thob pa) : nhận diện tánh giác, rồi mở ra tánh giác rỗng rang, tự do khỏi hoạt động, và bằng cách thực hành nó liên tục, cuối cùng thành tự sự vững chắc trong chính mình.

dấu hiệu (Skt. nimitta) : một đối vật, một hình tướng được bám chấp bởi tâm ý niệm.

Đại Toàn Thiện : không gian tuyệt đối tịnh quang của những hiện tượng, không có trung tâm hay chu vi, từ đó tất cả hiện tượng của sanh tử và niết bàn sanh khởi tự phát như những phô diễn sáng tạo của nó.

jnõanasattva : “bậc trí huệ bổn nguyên” với bản tánh cốt lõi là trí huệ bổn nguyên và ngài xuất hiện như một lưu xuất của Phổ Hiền.

không gian tuyệt đối (Skt. dhatu) : bản tánh tối hậu của thực tại, thường ám chỉ tánh Không.

không gian tuyệt đối của những hiện tượng (Skt. dharma-dhatu, pháp giới) : bản tánh cốt lõi của toàn thể sanh tử và niết bàn.

kinh mạch kati trống rỗng như pha lê : trong sáu ngọn đèn, đây là kinh mạch độc nhất, một phần tám bề rộng của một sợi lông đuôi ngựa, với hai nhánh mọc từ trong tim, uốn quanh phần sau hai tai và đến hai con ngươi của mắt.

ngọn đèn citta của thịt : “Ngọn đèn” ở trái tim và gồm trong sáu ngọn đèn nói ở phần Nhảy Qua.

ngọn đèn của không gian tuyệt đối nguyên sơ : cõi giới nguyên sơ của bindu độc nhất bên trong ngọn đèn citta của thịt, nó xuất hiện như là không gian trong đó những bindu và những chuỗi kim cương xuất hiện.

ngọn đèn của những bindu trống rỗng : sự xuất hiện của năm tinh túy thành những hình thể tròn, sáng gọi là bindu.

ngọn đèn của trí huệ tự-sanh khởi : tánh giác của mình, Như Lai tạng, nó chứng kiến những phô diễn của trí huệ bổn nguyên.

ngọn đèn thòng lọng chất lỏng : trong thuật ngữ Nhảy Qua, đây là ngọn đèn của hai mắt, nó bằng chất lỏng và có thể nắm bắt những vật ở xa, như chúng bị một sợi thòng lọng bắt lấy. Ngọn đèn này giống như những hoa của một cái cây có ngọn đèn citta của thịt như là rễ, và kinh mạch kati trống rỗng như pha lê là thân ; từ “ngọn đèn thòng lọng chất lỏng” được chỉ chung cả ba cái, chúng được biết như là ba ngọn đèn của bình chứa.

nhìn thấy trực tiếp bản thân thực tại (TT. chos nyid mngon sum gyi snang ba) : cái đầu trong bốn cái nhìn thấy trong thực hành Nhảy Qua, trong đó người ta xác quyết trực tiếp bản tánh của hiện hữu của tánh Như, hay chân lý tối hậu. Sự chứng ngộ này tương đương với chứng đắc địa thứ nhất, và cho người ta sự tự tin không bao giờ trở lại sanh tử nữa.

Phật tánh (Skt. buddha dhatu) : bản tánh cốt lõi, thanh tịnh bổn nguyên của tâm, tương đương với tánh giác, nó không gì khác hơn Pháp thân, nhưng cũng có thể được xem một cách tạm thời như khả năng thành tựu thức tỉnh tâm linh (giác ngộ) của người ta.

phô diễn sáng tạo : một lòe sáng hay biểu lộ, như những phô diễn sáng tạo của trí huệ bổn nguyên.

rïsïi (TT. drang srong) : một người tham thiền thành tựu.

tánh giác (TT. rigpa) : thông hiểu sanh tử và niết bàn hoàn toàn gom vào trong đại thức tỉnh tâm linh, việc này kéo theo sự giải thoát vào không gian tuyệt đối nền tảng, bình đẳng thanh tịnh và vĩ đại của sanh tử và niết bàn.

tắt mất (hay tịch diệt) vào bản thân thực tại (TT. chos nyid zad pa) : cái nhìn thấy thứ tư và cuối cùng trên con đường Nhảy Qua, trong đó mọi hiện tượng tan biến vào không gian tuyệt đối. Giai đoạn này tương đương với sự chứng đắc địa tối cao của một vidhyadhara hiện diện tự phát trên con đường thần chú, nó vượt qua địa thứ mười được biết như là Pháp Vân địa.

thân cầu vồng đại chuyển di : cấp độ thành tựu cao nhất của thân cầu vồng phối hợp với Pháp thân, trong đó mọi uẩn vật chất của thân được tắt mất khi người ta còn sống, chỉ để lại một thân ánh sáng bất tử. Với sự thành tựu cấp độ thứ hai của thân cầu vồng, phối hợp với Báo thân, khi chết thân người ta tan vào ánh sáng cầu vồng, chỉ để lại tóc và móng tay chân. Với sự thành tựu cấp độ thứ ba của thân cầu vồng, phối hợp với Hóa thân, khi chết thân người ta thu nhỏ lại đáng kể, có khi bằng một em bé.

tiến bộ trong kinh nghiệm thiền định : giai đoạn thứ hai trong bốn giai đoạn trên con đường Nhảy Qua, trong đó mọi xuất hiện hình tướng trong và sau thiền định chuyển hóa thành những phô diễn của những bindu ánh sáng và cầu vồng với sự sáng tỏ luôn luôn tăng trưởng, cho đến cuối cùng mọi xuất hiện hình tướng bình thường tan biến vào sự phô diễn liên tục, toàn khắp của những cái nhìn thấy ánh sáng. Giai đoạn này tương đương với chứng đắc địa thứ năm, Nan Thắng địa (Khó Thực Hành, theo bản tiếng Anh).

trau dồi tâm thức (Skt. cittopada) : sự trau dồi, tu hành tối hậu về tâm thức là biết bản tánh cốt lõi của mình là bản tánh đồng nhất, toàn khắp của sanh tử và niết bàn, trong khi sự trau dồi tương đối của Đại thừa về tâm thức là phát triển một nguyện vọng vị tha để thành tựu thức tỉnh tâm linh vì lợi lạc của tất cả chúng sanh. Sự trau dồi tâm thức của những hành giả Tiểu thừa là phát triển những động lực cho thực hành tâm linh thích hợp với những con đường của các vị.

trí huệ (Skt. prajnõa) : cái hiểu biết xác định mọi sự trong thế giới hiện tượng của sanh tử và niết bàn là trống không, không có tự tánh, và không có tính đối tượng, đến mức tất cả mọi xuất hiện hình tướng và mọi trạng thái tâm thức dần dần tan mất trong không gian tuyệt đối.

tự tâm (Skt. cittata) : bản tánh cốt lõi của tâm, nó là tánh giác, cũng được biết là Như Lai tạng.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn