Chương X Kết Luận

02 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 6727)
CHƯƠNG X
KẾT LUẬN

Thiền định

Bây giờ, trước tiên chúng ta hãy để vài phút để xác chứng động lực của chúng ta, trước khi bắt đầu thực hành.

Tiếp theo chúng ta làm thực tập thải không khí dơ bẩn bởi nhiễm ô và kết bế. Rồi chúng ta tuân hành bảy chu kỳ thở, buông thả trong một khoảng thời gian tương đương và lại tuân hàng và buông xả hai lần nữa.

Tiếp theo quán tưởng một khối cầu ánh sáng trắng. Với người quen quán tưởng, chúng ta sẽ thấy trong khối cầu ấy hình tướng của vị Phật hấp dẫn chúng ta nhất, hay đức Quán Thế Âm. Và với sự hiện diện của tâm giác ngộ (tâm Bồ đề), chúng ta tụng ca ba lần sự quy y.

Chúng ta tán ca tiếp theo nhiều lần thần chú Đại Bi (Om mani padme hung). Sau khi tụng chú, chúng ta hãy thiền định vài phút về bốn hình thức của Bồ đề tâm hay tâm giác ngộ : từ, bi, hỷ, xả.
Sau đó, chúng ta để cho tâm thức an trụ trong trạng thái bản nhiên của nó, và chúng ta chấm dứt bằng cách hồi hướng công đức tu hành này đến tất cả chúng sanh.
.
Với người đã có một pháp tu hành thường xuyên, rất tốt theo đuổi việc tu hành đó. Với người đến bây giờ chưa có một pháùp tu hành và muốn có, pháp tu mà chúng ta vừa làm là một thực hành căn bản, rất giản dị nhưng chứa đựng tinh túy của tất cả những gì chúng ta đã thấy mấy ngày hôm nay.

Vậy người ta có thể dùng nó như một thực hành đều đặn mọi ngày ngay khi chúng ta có một giờ phút rãnh rỗi. Nếu chúng ta không có thì giờ và cả khả năng thực hành đều đặn, điều chính yếu là hãy gợi ra và duy trì thường trực sự hiện diện của tư tưởng tích cực, tốt lành, của tâm đại bi, của lòng tốt, thiện ý trong tất cả việc gì người ta làm và ở bất cứ nơi đâu. Tôi nghĩ rằng đó là một việc quan trọng và nó có thể giúp chúng ta sau đó.

Nếu có người nào có những câu hỏi về chủ đề mà chúng ta đã thấy trong hai ngày hôm nay, chúng ta hãy thử thảo luận.

Nhưng nếu không có, thật là vô ích để cố gắng tìm chúng.

Hỏi : Và nếu người ta có quá nhiều câu hỏi để đặt ra ?

Trả lời : Đôi khi có những làn sóng câu hỏi nổi dậy dập dồn, nếu người ta có thể ở vài chốc lát trong sự bình an, chúng sẽ tiêu tan, và nếu còn có vài cái, lúc ấy thật có lợi để soi sáng chúng.

Tôi chúc mừng, cám ơn các bạn đã gởi gắm thời gian và năng lực của các bạn vào những giờ phút mà chúng ta đã cùng nhau trải qua.

Nói chung, khi người ta tham dự một sự tập sự hay một khóa học, người ta gặt hái một số lớn những thông tin thú vị, người ta có nhiều ghi chú và một khi khóa học chấm dứt, người ta xếp chúng trong một ngăn và rồi năm sau người ta tự nhủ “nào, có phải tôi đã từng ở khóa học đó hay chưa ?” Thế nên tôi thích luân chuyển tiếp nối lẫn nhau các giáo huấn và sự thực hành. Sự thực hành mà chúng đã thực sự làm và đóng dấu với lòng đại bi, chúng ta đã phân phát công đức và năng lực, đó là một điều thực tốt đẹp !

Đó luôn luôn là điều được thừa nhận. Các giáo huấn thật là thú vị, nhưng sự tu hành đó là điều chính yếu.

Tôi xin chúc cho tất cả một sức khỏe tốt, các ước nguyện thành tựu và các bạn tiến bộ trong sự tìm kiếm của mình.

Một số trong các bạn hành thiền định cùng nhau buổi chiều thứ hai. Đó là một việc quan trọng và rất tốt đẹp. Sự thiền định mà chúng ta đã làm... vài người có thể nghĩ “đó là thiền định Phật giáo, chúng ta cảm thấy không gần gũi với nó”. Thiền định là một tiến bộ, chúng ta hãy phát triển tình thương và tình thương thì có tính cách vũ trụ. Không có một chúng sanh nào mà không mong được hạnh phúc ! Chúng ta cầu chúc hạnh phúc cho tất cả khi phát triển lòng từ bi.

Chúng ta hãy bắt đầu và kết thúc với tâm thái tốt đẹp này cho tình thương người khác. Thử phát triển tư tưởng đại bi này là ước nguyện thiền định của chúng ta.

... Khi người ta nói rằng người ta thiền định chiều thứ hai, điều đó không có nghĩa là người ta không thể làm nó vào các ngày khác ! Trong ngôi chùa của thân thể các bạn, các bạn có thể thiền định ở chỗ nào bạn muốn, bất kỳ khi nào bạn muốn !

... Xin cám ơn...
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9193)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18086)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12102)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15527)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.