Tính Cách Con Người Milarepa

04 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 7948)
Tính Cách Con Người Milarepa

Như có nói ở trước, và như những câu chuyện sẽ bày tỏ, Milarepa là một nhân cách khác thường, hầu như lập dị. Những phát giác của ngài về bản chất của huyễn và thực tại và về những chìa khóa để thực hành hiệu quả luôn luôn sắc sảo và đánh vào tâm điểm. Những câu chuyện chứng thực cho sự khắc nghiệt, gian khổ ngài đã chịu đựng và cho sự tự thúc đẩy thực hành tới cực điểm của ngài. Đoạn trích từ “Sáu Bài Ca Bí Mật” sau đây là một thí dụ rõ ràng. Nó là một thuật lại về “lời dạy tối hậu” của Milarepa ban cho Rechungpa lúc đó :

Khi ở trong động diệu kỳ (núi Ti Se), Jetsušn Milarepa nói với Rechungpa, “Ông đã có những lời dạy của các Dakini tức là những Tantra Nói Thầm Bên Tai để hoàn bị sự truyền thừa của dòng chúng ta. Bây giờ ông phải thực hành chúng để thành tựu những kết quả ngay trong đời này.”

Rechungpa hỏi ngài, “Xin hát cho con một bài ca diễn tả chìa khóa để đạt đến thành tựu (siddhi) tối thượng (giác ngộ) trong đời này.”

Jetsušn trả lời, “Lời dạy tối hậu của ta là đây”, và ngài xoay lưng, bày lộ hai cái mông đầy những cục chai do những thời kỳ ngồi thiền kéo dài. Thấy thế, Rechungpa tràn ngập thán phục vô bờ và tôn kính những khổ hạnh trong thực hành mà lama của mình đã trải qua. Những giọt nước mắt trào ra và ông nghĩ với niềm tin vững chắc, “Tôi cũng phải thực hành như thế này.”
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9118)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 17944)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12031)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15436)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.