Tính Cách Con Người Milarepa

04 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 7975)
Tính Cách Con Người Milarepa

Như có nói ở trước, và như những câu chuyện sẽ bày tỏ, Milarepa là một nhân cách khác thường, hầu như lập dị. Những phát giác của ngài về bản chất của huyễn và thực tại và về những chìa khóa để thực hành hiệu quả luôn luôn sắc sảo và đánh vào tâm điểm. Những câu chuyện chứng thực cho sự khắc nghiệt, gian khổ ngài đã chịu đựng và cho sự tự thúc đẩy thực hành tới cực điểm của ngài. Đoạn trích từ “Sáu Bài Ca Bí Mật” sau đây là một thí dụ rõ ràng. Nó là một thuật lại về “lời dạy tối hậu” của Milarepa ban cho Rechungpa lúc đó :

Khi ở trong động diệu kỳ (núi Ti Se), Jetsušn Milarepa nói với Rechungpa, “Ông đã có những lời dạy của các Dakini tức là những Tantra Nói Thầm Bên Tai để hoàn bị sự truyền thừa của dòng chúng ta. Bây giờ ông phải thực hành chúng để thành tựu những kết quả ngay trong đời này.”

Rechungpa hỏi ngài, “Xin hát cho con một bài ca diễn tả chìa khóa để đạt đến thành tựu (siddhi) tối thượng (giác ngộ) trong đời này.”

Jetsušn trả lời, “Lời dạy tối hậu của ta là đây”, và ngài xoay lưng, bày lộ hai cái mông đầy những cục chai do những thời kỳ ngồi thiền kéo dài. Thấy thế, Rechungpa tràn ngập thán phục vô bờ và tôn kính những khổ hạnh trong thực hành mà lama của mình đã trải qua. Những giọt nước mắt trào ra và ông nghĩ với niềm tin vững chắc, “Tôi cũng phải thực hành như thế này.”
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8769)
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8310)
Pháp luyện tâm nói về hành trì của các hành giả cao cả. Khi tu tập để phát bồ đề tâm, trước hết, ta phải phát khởi các thực chứng của một hành giả sơ căn và trung căn trong lamrim1, để thiền quán về tánh Không, về sự bình đẳng ngã tha và hoán chuyển ngã tha.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7700)
Dù một số học giả cho rằng Mật điển của Phật giáo phát xuất từ Ấn giáo (Hinduism), điều này không đúng. Lý thuyết này thịnh hành trong số những người theo học thuyết Tiểu thừa, dựa trên sự tương đồng bề ngoài của các yếu tố trong hai hệ thống, chẳng hạn như sắc tướng của các Hộ Phật, pháp thiền quán về kinh mạch và khí, nghi lễ lửa, v.v...
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9778)
1. Với quyết tâm thành tựu mục đích tột cùng cao cả/ Làm lợi lạc hết thảy chúng hữu tình,/ Tâm hạnh trân quý còn hơn cả viên bảo châu như ý,/ Nguyện luôn yêu thương giữ gìn tất cả mọi chúng sinh./ 2. Mỗi khi gặp gỡ tiếp xúc bất kỳ ai,/ Con nguyện coi mình là kẻ thấp kém nhất./ Sâu thẳm tận đáy lòng, con nguyện xin tôn trọng,/ Và kính quý người khác như những bậc tối cao./
25 Tháng Sáu 2014(Xem: 10584)
Đại học Shuchi có nguồn gốc là một Trường đào tạo Nghệ thuật và Khoa học, được Bậc Thầy Kobo Daishi, người sáng lập của truyền thống Phật giáo Shingon Nhật Bản, thành lập vào năm 828 trên nền của ngôi chùa Toji ở Kyoto. Đây là cơ sở giáo dục đầu tiên tại Nhật Bản mở cửa cho tất cả mọi sinh viên không phân biệt địa vị xã hội hay kinh tế.