10 Bài Ca Cây Gậy Sừng

05 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 8169)
10
Bài ca Cây Gậy Sừng


Jetsušn và Seben Repa cùng đến Nyang Thượng trong tỉnh Tsang. Qua một vùng xa lạ, họ đến ven một làng nơi có một số người tụ tập. Mila nói với họ, “Chúng tôi hai thiền giả có lời nguyện chỉ khất thực ở “cửa nhà đầu tiên”. Có người nào nhiều đức tin xin cho tôi một ít thức ăn.”

Một người đàn ông trẻ, khoảng hơn ba mươi, hỏi, “Các thầy từ đâu tới ?”

“Chúng tôi đến Tsang từ Tây Tạng Thượng.”

“Người ta nói rằng một thiền giả tốt thì có thể rút ra những thí dụ từ bất cứ vật hay việc gì. Hãy hát cho chúng tôi một bài ca về những ý nghĩa tượng trưng của cây gậy sừng sơn dương trong tay thầy ; rồi tôi sẽ cúng thức ăn.”

Bấy giờ Jetsušn hát bài ca này :

Con cầu nguyện dưới chân Marpa, người tốt nhất trong loài người,
Ngài đã nuôi nấng con với đại bi không giới hạn
Khi đắm mình trong tịnh quang của Đại Ấn
Trong cung điện Pháp thân trống không và thoát khỏi mọi tạo tác.
Xin hãy ban phước cho tất cả chúng sanh để hướng họ đến chánh pháp !

Hãy nghe điều này, thí chủ hỏi đạo :
Cái sừng này
Mà tôi, thiền giả cầm trong tay –
Nó từ đâu có ?
Nó đến từ vùng đất phương bắc của chư thiên của sự thịnh vượng.
Nguồn gốc nó từ xứ sở chư thiên của thịnh vượng
Tượng trưng sự thịnh vượng của tôi qua tri túc.

Nó mọc trên đầu một con sơn dương.
Nó lớn trên đầu một chúng sanh
Tượng trưng thực tế quy ước.

Cái sừng thì vô tri, không có sự sống.
Sự vô tri và không có người tri giác này
Tượng trưng thực tế tối hậu.

Cắt nó từ đầu con vật
Tượng trưng sự phân ly của thân và tâm ;
Phần gốc đồ sộ của nó
Tượng trưng về sự hiểu biết về cội gốc ẩn khuất của sanh tử,
Và nhiều sống của nó
Tượng trưng những ngọn sóng chìm ngập của khổ đau
Trên đại dương sanh tử luân hồi.

Ba chỗ cong của cái sừng này
Tượng trưng sự đi lạc vào ba cảnh giới thấp
Qua những việc xấu sanh ra từ ba độc ;

Những đoạn thẳng giữa những chỗ cong
Chỉ rằng dù hiện giờ chúng ta đang lang thang trong sanh tử,
Thì mục đích tối hậu sau cùng sẽ được đạt đến.

Cái sừng này trống rỗng bên trong
Tượng trưng sự trống không của sanh tử ;
Màu sậm của nó,
Là tính bất biến của thực tại ;
Và sự bền chắc và cứng rắn của nó,
Là sự chuyên cần không thối chuyển trong Pháp
Của tôi, thiền giả repa Tây Tạng.

Mũi nhọn này ở dưới cái sừng
Chỉ ra rằng tôi, thiền giả repa Tây Tạng,
Bay như một mũi tên bắn đi
Qua không gian của sáu cõi sanh tử.

Mười cái nút của sợi dây thừng ở phần đuôi sừng
Chỉ ra rằng tôi, thiền giả repa Tây Tạng,
Đã đạt đến cung điện của pháp thân
Bằng cách du hành qua mười địa của bồ tát.

Cắm đầu sừng xuống đất
Tượng trưng sự dẫn dắt cho chúng sanh địa ngục ở bên dưới.
Hay đôi khi tôi để nằm trên mặt đất
Để chỉ sự dẫn dắt cho ma quỷ và thú vật lạc lầm.
Đôi khi tôi chỉ nó lên trời
Để tượng trưng sự thuần hóa chư thiên và bán-thiên,
Và đôi khi tôi cầm lấy nó và dạo chơi các miền
Tượng trưng sự thuần hóa và dẫn dắt loài người.
Lỗ hổng trên cán này được khoan xuyên qua gậy
Chỉ rằng tâm tôi xuyên suốt những hình tướng không chướng ngại
;
Cái bọc cán da hoẵng mềm mại này
Chỉ ra tính cách nhu nhuyễn của tâm thiền giả.
Cái dây cán gậy bền dai không thể đứt này
Chỉ rằng tôi, thiền giả repa Tây Tạng
Không sợ phải rơi vào những cảnh giới thấp.

Bài ca này diễn tả ý nghĩa hiện thực,
Nhưng không chắc những biểu tượng được thấu hiểu ;
Vậy thì bây giờ hãy nhận một bài ca giải thích :

Mang cây gậy sừng này
Tượng trưng sự chiến đấu của tôi với những con chó dữ của sân hận
Khi lang thang các miền không mục đích.

Bài ca ngắn này từ đôi môi tôi
Chỉ rằng tôi kiếm đồ nuôi dưỡng bằng khất thực ;
Và ngôn ngữ tượng trưng của bài ca
Chỉ ra chuyện tầm phào trẻ con của một thiền giả.

Hãy hiểu ý nghĩa của nó, chư thiên và loài người !
Hãy biến nó thành một nguồn cảm hứng cho đức hạnh !
Hãy dùng nó như một nhắc nhở cho niềm tin !

Mọi người tràn ngập xúc động và xin Mila ban phước, họ nói, “Bây giờ chúng tôi đã được gặp mặt đối mặt với Milarepa mà chúng tôi vẫn thường nghe nói.” Họ cúng dường và thỉnh cầu dạy Pháp, nhưng Mila nhịn ăn ở đó trong ba ngày rồi ra đi.
 

Nhân cách năng động và cuộc đời hoạt động của Mila chứng minh sự kiện rằng thành tựu giác ngộ không phải là một loại “cái chết tình cảm” như một số người tưởng tượng. Phật quả không đạt được chỉ bằng đàn áp những xúc cảm ; thật vậy, Mật thừa dùng những yếu tố thường là quấy nhiễu này như chính nhiên liệu của thực hành. Sự hiểu lầm về phương tiện phát triển cá nhân đã xảy ra ở mọi thời, thế nên Mila giải thích sự chứng đắc Phật quả nghĩa là gì. Ngài bác bỏ những ý tưởng cho rằng trẻ con và thú vật thì giác ngộ một cách tự nhiên, rằng những thần lực siêu nhiên là một dấu hiệu của chứng ngộ và sự thực hành những cấp độ nhập định đầy phúc lạc dẫn về hướng giác ngộ. Rồi ngài tóm lược hành trình của con đường đến giác ngộ và kết thúc với một chuỗi dài những chỉ bảo.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9185)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18044)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12059)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15491)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.